4 kiêng kỵ ngày Tết Hàn thực nhiều người chưa biết
Dù cuộc sống hiện đại nhưng nhiều gia đình khắp ba miền vẫn giữ phong tục làm bánh, bánh chay, đi tảo mộ và kiêng nổi lửa.
Tết Hàn thực mùng 3/3 Âm lịch từ lâu được lưu truyền trong dân gian. Trong tiếng Hán, “hàn thực” nghĩa là ngày “ăn đồ lạnh”. Ngày lễ ngày bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc từ thời Xuân thu.
Một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua nước Tấn là Tấn Văn Công khi nhà vua phải sống lưu vong lúc binh biến. Điều kiện sống rất kham khổ, lương thực cạn kiệt, đã có lúc Giới Tử Thôi phải cắt một miếng thịt của mình để nấu, dâng lên vua, khiến vua Tấn rất cảm kích. Sau này, khi giành lại ngôi vua, Tấn Văn Công lại quên không đền ơn vị ân công của mình năm nào. Giới Tử Thôi không lấy làm hậm hực, ông đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn, sống đời an nhàn.
Người Việt thường ăn bánh trôi và bánh chay trong ngày tết Hàn thực. Ảnh: Agiadinh.net
Khi nhớ ra, nhà vua cho người đi tìm nhưng vị hiền sĩ không ham danh lợi nên không về lĩnh thưởng. Muốn thúc ép Giới Tử Thôi, vua Tấn cho đốt rừng nơi hai mẹ con ông đang ở. Không ngờ Tử Thôi quyết chí không về kinh, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng. Quá đau lòng, nhà vua lập miếu thờ Giới Tử Thôi và lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn vào ngày mùng 3/3 âm lịch để tưởng nhớ.
Vì có sự giao lưu văn hóa hàng nghìn năm nên ngày Tết Hàn thực của người Trung Quốc cũng du nhập sang Việt Nam, tuy nhiên, không hề có liên quan tới việc tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Trong văn hóa người Việt, tháng 3 là lúc thời tiết nóng lên, chuẩn bị sang tiết mùa hạ. Để đánh dấu ngày trời đất chuyển mùa, người dân làm bánh trôi, bánh chay dâng lên tổ tiên, cúng trời đất, mong cho mùa màng bội thu, thời tiết mưa thuận gió hòa. Tháng 3 cũng là tiết Thanh minh nên bánh trôi, bánh chay cũng được dùng để cúng ông bà trong dịp tảo mộ.
Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại nhưng việc tảo mộ, sum vầy con cháu, cùng nhau làm bánh trôi, bánh chay vẫn được lưu giữ trong nhiều gia đình người Việt khắp 3 miền. Trong ngày này, người dân thưởng thức những đồ ăn lạnh thay vì nổi lửa nấu nướng.
Một số lưu ý kiêng làm trong ngày Tết Hàn thực:
Kiêng nổi lửa
Video đang HOT
Tuy không liên quan trực tiếp đến điển tích Giới Tử Thôi nhưng nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền Bắc, vẫn lưu giữ phong tục không nổi lửa vào ngày này, hoặc hạn chế chỉ dùng lửa nấu một lần trong ngày. Đa phần các gia đình sẽ ăn các món nguội, được chế biến sẵn từ hôm trước. Bánh trôi, bánh chay cũng là những món ăn lạnh, không cần hâm nóng lại.
Không nên làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc để cúng lên bàn thờ.
Kiêng ăn mặn
Mặc dù không phải quy định bắt buộc nhưng nhiều gia đình cũng ăn chay vào ngày này. Nếu không có điều kiện ăn chay thì các bà nội trợ sẽ kiêng sát sinh ngay trong nhà mình với ý nghĩa bày tỏ sự tôn kính với người đã khuất.
Không nên làm cỗ bàn linh đình
Trong ngày Tết Hàn thực, việc làm cỗ với nhiều món ăn linh đình, nhiều món cũng là điều không được khuyến khích. Mâm cỗ nên có các món thanh đạm, không nên cầu kỳ, đắt tiền.
Không nên làm bánh trôi, chay ngũ sắc
Ngày nay, nhiều người yêu thích sự sáng tạo, bắt mắt trong những đĩa bánh trôi, bánh chay ngũ sắc. Tuy nhiên, loại bánh này chỉ nên dùng để ăn chứ không nên dùng để cúng trên bàn thờ để đảm bảo sự tinh khiết, thanh tịnh trong ngày lễ truyền thống. Bánh trôi, bánh chay truyền thống làm từ bột nếp trắng, tròn đầy thể hiện tấm lòng thành kính của người còn sống với những bậc tiền nhân. Cúng bánh ngũ sắc không sai nhưng không được khuyến khích, nhằm giữ lại được ý nghĩa nguyên gốc.
Theo Ngôi sao
Cách làm bánh trôi ngũ sắc vừa ngon lại đẹp mắt cho Tết Hàn thực
Cứ đến ngày 3/3 âm lịch (Tết Hàn thực) hàng năm, mỗi gia đình Việt lại chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên.
Ngoài bánh trôi trắng truyền thống, bạn hãy thử cách làm bánh trôi ngũ sắc với cách tạo màu từ rau củ quả tự nhiên đẹp mắt và mang đến hương vị đặc biệt hơn.
Nguyên liệu cần có cho món ăn bánh trôi ngũ sắc:
Bột gạo nếp 500g
Bột gạo tẻ:100g (tùy vào khẩu vị của từng người mà gia giảm 2 loại bột này cho hợp, càng ít gạo tẻ bánh sẽ càng dẻo quánh hơn)
Lá nếp (màu xanh): 2 lá
Gấc: nửa quả vò nát (màu cam) lấy phần thịt xay nhuyễn
Lá cẩm tím (màu tím): 1 nhúm
Lá cẩm đỏ (màu đỏ): 1 nhúm
1 tấm vải hoặc khăn xô loại dày
Vừng trắng rang vàng: 50g
Đường mật miếng vuông: 200g
Cách làm bánh trôi ngũ sắc ngon:
Bước 1: Trộn gạo nếp và gạo tẻ lại với nhau, chia bột thành 5 phần bằng nhau, cho từng loại màu vào từng phần bột đã chia. Cho mỗi phần vào các chậu khác nhau ngâm bột trong 4-5 giờ đồng hồ. Sau đó cho bột vào khăn, buộc túm lại, treo lên cho bột rõng hết nước.
Bước 2: Sau khi bột đã rõng hết nước, tiến hành làm bánh, chia bột thành các viên nhỏ đều nhau khoảng bằng quả nhãn là vừa đẹp. Dùng tay lăn viên bột cho bột được tròn, dùng ngón cái ấn dẹt viên bột. Sau đó cho viên đường vào giữa, cuối cùng vo bột bọc kín viên đường lại. Như thế khi luôn viên đường không bị bung ra mà bánh lại tròntrịa đẹp mắt, cứ làm như thế cho đến hết bột.
Bước 3: Đun một nồi nước sôi, thả bánh vào nước đang sôi, nhớ là thả nhẹ nhàng để bánh không bị biến dạng và bị bung. Đợi khi bánh nổi lên ta vớt bánh ra, cho bánh vào ngay chậu nước lạnh, để bánh được săn lại, và không bị dính vào nhau. Cứ như thế lần lượt cho từng màu bánh vào từng nồi nước luộc khác nhau để giữ màu bánh được đẹp mắt.
Bước 4: Cho bánh ra dĩa và rắc 1 chút vừng lên trên. Trang trí sao cho vừa ý.
Bánh trôi truyền thống là làm nhân đường mật, nhưng cũng có thể biến tấu một chút. Thay nhân viên đường bằng các loại nhân khác nhau tùy theo khẩu vị: như nhân đậu xanh dừa xay, nhân đậu đỏ, chúng ta cũng tiến hành những bước như trên.
Theo baonhandan.vn
Gợi ý mâm cơm gia đình thuần Việt cho ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Nếu không đi chơi xa, 3 ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, bạn có thể quây quần cùng gia đình, trổ tài nấu những món ngon truyền thống để cả nhà thêm gắn kết. Nghỉ lễ có nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn sẽ làm được những món ăn cầu kỳ về hình thức và cách chế biến. Với các món nem...