4 kiến nghị của Tướng Lê Văn Cương khi đưa công an chính quy về xã
Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh: “Việc đưa sỹ quan chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản về làm Trưởng, Phó công an xã là cần thiết”.
Việc đưa công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã là một chủ trương lớn được Bộ Công an triển khai năm 2018.
Đặc biệt, việc xây dựng công an xã trở thành lực lượng chính quy đã được quy định tại Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/7/2019.
Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an cho rằng, việc đưa sỹ quan chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản về làm Trưởng, Phó công an xã là cần thiết.
Bởi trận địa chủ yếu hoạt động của lực lượng công an là xã, phường.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Việc đưa sỹ quan chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản về làm Trưởng, Phó công an xã là cần thiết”. Ảnh: Đỗ Thơm
Xã, phường mà mạnh thì hoạt động của lực lượng cũng mạnh. Việc đưa lực lượng chuyên nghiệp được đào tạo bài bản về nắm chắc tình hình sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.
“Suy cho cùng, hoạt động của lực lượng công an thể hiện ở hai mảng là nắm tình hình và đề ra giải pháp phòng chống tội phạm bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân.
Tôi tin, các chiến sỹ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản sẽ nắm chắc tình hình hơn.
Các cán bộ này kết hợp với lực lượng công an viên, hiệu quả sẽ nâng lên”, Tướng Cương nhận định.
Theo ông, khi nắm chắc tình hình thì việc xử lý thông tin, đề ra giải pháp sẽ hiệu quả, kịp thời hơn.
Ông cho rằng, việc thực hiện chủ trương này là cần thiết. Việc này chỉ làm cho lực lượng công an tốt hơn mà thôi.
Bởi nó giúp nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời tình hình ở cơ sở, tham mưu tốt hơn cho cấp ủy, chính quyền.
Bên cạnh đó, ở cấp cơ sở không chỉ có tội phạm mà còn rất nhiều vấn đề người dân bức xúc, khiếu kiện.
Chính lực lượng công an chuyên nghiệp nắm chắc tình hình kịp thời báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ giúp có giải pháp sớm.
“Cho nên, việc đưa công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã không chỉ để phòng chống tội phạm mà còn giải quyết những bức xúc của người dân.
Video đang HOT
Lực lượng này làm tốt, gần dân, vì quyền lợi chính đáng của người dân, gắn bó với cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng với các hoạt động khác, tôi tin việc khiếu kiện kéo dài sẽ giảm đi.
Tất nhiên, theo vị nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, để thực hiện tốt chủ trương này phải giải quyết một loạt vấn đề. Ông nêu lên 4 kiến nghị.Vì nó được giải quyết từ phường, xã, quận huyện”, ông Cương nêu.
Thứ nhất, ông đề nghị Bộ Công an cần tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ này.
Lực lượng đưa về xã ngoài huấn luyện đào tạo nghiệp vụ cơ bản trong trường đại học công an cần có khóa bồi dưỡng đặc biệt.
Khóa này có thể kéo dài một 1,2 tháng đào tạo về nghệ thuật phương pháp, cách thức làm việc với người dân. Nội dung này trong trường có đào tạo nhưng rất mỏng.
“Một đại úy ở văn phòng của đội công tác công an huyện, công an tỉnh có yêu cầu khác với một đại úy là trưởng công an xã.
Một đại úy là trưởng công an xã ngoài nghiệp vụ, am hiểu pháp luật cần biết quan trọng nhất là hợp tác với chính quyền, các ngành, cấp địa phương”, Tướng Cương nêu.
Thứ hai, họ phải được rèn luyện theo 6 điều Bác Hồ dạy.
Khi lực lượng này gần dân, vì dân thì chắc chắn người dân sẽ ủng hộ.
Vì thế, đối với lực lượng này, ông đề nghị với Bộ Công an cần có khóa bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác vận động quần chúng, biết khơi dậy tinh thần, ý thức tham gia phòng chống tội phạm của nhân dân.
Những kỹ năng này nếu là cán bộ ở cấp tỉnh hay Bộ thì yêu cầu khác so với cán bộ về cấp xã.
Thứ ba là về chế độ chính sách, đối với các xã ở đồng bằng thì không lớn nhưng với xã vùng sâu vùng xa thì cần hết sức quan tâm.
“Tôi ví dụ như xã Mường Toong (Điện Biên) chẳng hạn. Đi từ trung tâm xã xuống các bản mất một ngày rưỡi.
Rõ ràng với cán bộ đang từ công tác ở công an tỉnh, công an huyện về cắm ở xã vùng sâu, vùng xa sẽ là cả một vấn đề.
Vì vậy, họ cần được đãi ngộ xứng đáng. Và cũng cần có chế độ luân phiên công tác ở các khu vực này”, ông Cương kiến nghị.
Thứ tư là đối với các đồng chí là Trưởng, Phó công an xã cũ cũng cần có chế độ thỏa đáng để không gây tâm tư. Bởi cuộc sống bình yên cho người dân là điều quan trọng nhất.
Đỗ Thơm
Theo GDVN
Bàn tay sạch, tâm sáng đã xắp xếp lại Bộ Công an
Thiếu tướng Lê Văn Cương đánh giá cao quyết tâm chính trị của lãnh đạo Bộ Công an, đứng đầu là Bộ trưởng Tô Lâm trong việc tinh gọn bộ máy.
Năm 2018, Bộ Công an là Bộ tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 về sắp xếp tổ chức bộ máy bằng việc xóa bỏ cấp trung gian gồm 6 Tổng cục. Ngoài ra, hơn 60 đơn vị cấp cục được tinh giảm.
Đây là một trong những dấu ấn của ngành công an năm vừa qua.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an đánh giá đây là cuộc "cách mạng" có tính chất bước ngoặt về tổ chức bộ máy của ngành.
Bộ Công an đã thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: "Việc cắt giảm khâu trung gian - các Tổng cục là một cuộc cách mạng thực sự". Ảnh: Đỗ Thơm
Chủ trương này bắt nguồn từ việc bộ máy Nhà nước từ Chính phủ đến các Bộ, tỉnh thành...được nhận định là cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian. Đây là một trong những điểm nổi bật của bộ máy trước Nghị quyết Trung ương 6.
Đã nặng nề, cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian thì sẽ xa dần.
"Một bộ máy công quyền mà xa dân, không gần dân thì sẽ rất nguy hiểm. Vì sẽ không nắm bắt được những nhu cầu chính đáng của người dân", ông Cương phân tích.
Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ, để triển khai Nghị quyết Trung ương 6, lãnh đạo Bộ Công an dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cùng với các đồng chí Thứ trưởng đã làm một cuộc "cách mạng" về bộ máy.
Với tư cách là một người đã làm hơn 40 năm trong lực lượng công an, vị nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an đã chứng kiến 5 - 7 lần thay đổi bộ máy nhưng năm 2018 là thay đổi mang tính bước ngoặt.
Tính cách mạng thể hiện ở chỗ dứt khoát phải cắt bỏ trung gian", Thiếu tướng Lê Văn Cương nói."Nó thể hiện ở chỗ các đơn vị Tổng cục nay đã không còn nữa, từ 126 đơn vị Vụ, Cục bây giờ chỉ còn 60.
Ông cho rằng, có thể nói để xảy ra những vụ trọng án của Bộ Công an vừa rồi xử lý như vụ của ông Phan Văn Vĩnh, ông Nguyễn Thanh Hóa, Vũ "nhôm" có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có lý do từ bộ máy cồng kềnh, nặng nề nên không sát sao được mọi việc.
"Một trong nguyên nhân của những vụ trọng án liên quan đến cán bộ cao cấp công an giai đoạn vừa qua có nguyên nhân từ bộ máy nặng nề cồng kềnh.
Lãnh đạo không nắm được thông tin, không chỉ đạo trực tiếp được, cách bước.
Chính vì thế, việc cắt giảm khâu trung gian - các Tổng cục là một cuộc cách mạng thực sự.
Thời điểm này, trong Chính phủ, chưa Bộ nào làm được như Bộ Công an cả.
Tôi đánh giá rất cao quyết tâm chính trị của lãnh đạo Bộ Công an, đứng đầu là Bộ trưởng Tô Lâm", Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Theo ông, nếu không có quyết tâm chính trị thì không thể làm được.
Ông nhận định: "Quyết tâm chính trị là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều kiện đủ là cần người có bàn tay sạch, tâm sáng.
Bởi thu gọn bộ máy, bỏ đi các Tổng cục, thu gọn tinh giảm các Vụ, Cục là đụng chạm đến lợi ích của rất nhiều tướng lĩnh và hàng ngàn cấp tá.
Từ chỗ 4,5 phòng nhập lại làm một, chắc chắn sẽ có người xuống làm phó. Các địa phương cũng vậy.
Cho nên, cuộc cách mạng này đụng chạm đến lợi ích thiết thân của cán bộ trung cao cấp.
Vì thế, tôi đánh giá rất cao quyết tâm chính trị và tâm sáng của tập thể lãnh đạo Bộ Công an".
Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ là xung quanh việc cắt giảm đầu mối trung gian, dư luận cũng có nhiều ý kiến.
Dư luận bên ngoài ngành còn chờ, phân vân đợi xem mô hình này phát huy hiệu quả đến đâu.Trong lực lượng công an, một số cán bộ cũng chưa thật đồng tình nhưng số này không nhiều.
"Quan điểm của tôi là sau khi thực hiện mô hình này, lực lượng công an chỉ có mạnh lên.
Với mô hình này, từ năm 2019, lực lượng công an chắc chắn sẽ mạnh lên.
Bởi, từ nay, các đồng chí lãnh đạo Bộ, từ Bộ trưởng đến các Thứ trưởng phải chịu trách nhiệm trực tiếp phần việc họ được phân công, không qua khâu trung gian nào cả.
Lúc này, từ Bộ trưởng đến các Thứ trưởng, Cục trưởng phải làm việc cách khác, phải nghe trực tiếp, chỉ đạo trực tiếp, cấp dưới phải nắm bắt tình hình cụ thể, báo cáo cụ thể.
Vì thế, với mô hình mới này, lực lượng công an chỉ có mạnh lên.
Đâu đấy có những ý kiến lo lắng, nêu khó khăn nhưng theo tôi chắc chắn chắn mô hình này chỉ mang lại thuận lợi, tích cực", Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định.
Đỗ Thơm
Theo GDVN
Tướng Lê Văn Cương: Cần làm rõ vì sao chấm thẩm định không phát hiện vi phạm ở Hòa Bình? Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, bộ GD&ĐT cần làm rõ vì sao tổ chấm thẩm định không phát hiện dấu hiệu vi phạm sửa điểm thi THPT ở Hòa Bình. Liên quan vụ gian lận sửa điểm thi THPT tại Hòa Bình, ngày 3/8/2018, cơ quan An ninh điều tra bộ Công an đã tiếp nhận vụ án và ra Quyết...