4 hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến cuộc đời của một người
Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó.
Đừng để “chiếc lồng chim” giới hạn cuộc sống của bạn.
Cuộc sống của một người là một quá trình không ngừng học hỏi và trưởng thành. Chỉ khi thấu hiểu bản thân, bạn mới không bước sai đường, chọn sai hướng.
Tâm lý con người phức tạp như đáy biển sâu. Học hỏi và hoàn thiện từng chút một, chúng ta mới tiệm cận với cái tôi hoàn chỉnh nhất. Ai cũng muốn thành công và sống đúng nghĩa, vậy thì trước tiên hãy thấm nhuần 4 hiệu ứng tâm lý này:
1. Hiệu ứng bánh đà
Bạn luôn gặp khó khăn khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ? Đối mặt với công việc, bạn luôn cảm thấy tinh thần không phấn chấn, hiệu quả làm việc giảm sút, thậm chí có thể mắc chứng lo âu?
Một số người nói rằng đây là một biểu hiện của sự khó khăn khi bắt đầu lại mọi thứ, và lý thuyết về “hiệu ứng bánh đà” sẽ giống với điểm này.
Bánh đà là một thiết bị cơ khí quay được sử dụng để lưu trữ năng lượng quay, thường được sử dụng để cung cấp năng lượng liên tục trong các hệ thống nơi mà các nguồn năng lượng không liên tục.
Sau khi đạt đến một điểm nhất định, trọng lực và động lượng của bánh đà trở thành một phần của động cơ đẩy. Lúc này, bánh đà vẫn sẽ quay nhanh và liên tục trong khi lực tác động vào nó không còn. Năng lượng cần thiết khi bánh đà bắt đầu quay thực chất là sự giãn nở và tích lũy của mỗi lần đột phá.
Như triết gia người Mỹ Benjamin Franklin đã nói: “Nếu có việc gì đó phải làm vào ngày mai, thì tốt nhất nên bắt đầu ngay bây giờ”.
Khi viết một sáng tác, khó nhất là đoạn mở đầu; xây một ngôi nhà, khó nhất là đặt móng; chuẩn bị cho những thử thách mới, vượt qua những khó khăn về tâm lý thì những vấn đề tiếp theo sẽ luôn được giải quyết.
Có người không tin nói rằng: “Dù sao thì mọi việc đều khó lúc đầu, khó đoạn giữa, khó khúc cuối”. Nhưng nếu không chiến đấu hết mình ngay từ đầu, bạn thậm chí sẽ không có cơ hội để nhìn thấy đoạn giữa.
Bước ra khỏi “vùng an toàn” thật khó.
Nhiều bạn trẻ mới bắt đầu đi làm luôn cảm thấy mình không được coi trọng. Làm những việc lặt vặt, bạn cũng sẽ nhận được không ít lời buộc tội, chỉ trích, thậm chí còn bị phạt, hoặc đơn giản là bị phớt lờ và bỏ mặc cho bản thân tự lo liệu.
Video đang HOT
Cảm giác tủi thân một mình này giống như cây nấm mọc lặng lẽ trong một góc tối. song nấm sinh trưởng phải trải qua quá trình như vậy, và sự trưởng thành của con người cũng phải trải qua quá trình tương tự.
Cảm giác “mù mịt tương lai” sẽ kéo dài trong suốt “thời kỳ nấm” – nó không được coi trọng cho đến khi cao lớn và khỏe mạnh.
Chỉ bằng cách sử dụng mỗi giây làm việc chăm chỉ bây giờ, chúng ta có thể đánh đổi không hối tiếc cho tương lai.
Mọi sự trì trệ, lo lắng hèn nhát sẽ kéo dài thời gian thành “cây nấm”. Đến cuối cùng, loay hoay rất nhiều nhưng lại bỏ lỡ cơ hội, không thể thay đổi tương lai.
3. Hiệu ứng lồng chim
Năm 1907, nhà tâm lý học người Mỹ William James nghỉ hưu tại Đại học Harvard, và bạn của ông, nhà vật lý Carlson, cũng nghỉ hưu cùng lúc.
Hai học giả tranh luận về một vụ cá cược thú vị. James nói: “Tôi có một kế hoạch chắc chắn sẽ khiến bạn nuôi một con chim”.
Carlson không tin: “Không thể nào, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc nuôi chim”.
Vì vậy, James đã tặng Carlson một chiếc lồng chim tinh xảo. Kể từ ngày đó, những vị khách đến nhà Carlson luôn quan tâm hỏi anh sau khi nhìn thấy chiếc lồng trống rỗng: “Con chim của anh đâu?”.
Những lời giải thích lặp đi lặp lại của Carlson chỉ khiến các vị khách thêm bối rối. Thời gian trôi qua, Carlson bực mình đến mức không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mua một con chim.
Carlson hoàn toàn bị điều khiển bởi “lồng chim” của James, sự tự nhận thức biến mất và kết quả bị người khác thao túng. Vì ai đó đã cho tôi một cái lồng chim, nên tôi đã nuôi một con chim. Đây là hiệu ứng tâm lý “lồng chim”.
Trong cuộc sống của chúng ta, tình huống vô thức bị thao túng bởi những thứ khác cũng là một biểu hiện của hiệu ứng lồng chim.
Nhiều người thường nói muốn “thắt lưng buộc bụng” nhưng vẫn cứ mua những thứ mình không cần. Để tô điểm thêm cho bộ quần áo mới mua hợp thời trang hơn, thường mua thêm những phụ kiện kèm theo.
Tác động của hiệu ứng lồng chim đối với cuộc sống có hai mặt, mấu chốt nằm ở cách vận dụng nó.
Một nhà tâm lý học đã từng nói: Một cuốn sách mở dễ đọc hơn một cuốn sách đóng. Bằng cách này, mọi người sẽ muốn cầm lên và lật qua các trang khi họ nhìn thấy các trang đang mở và việc hình thành thói quen đọc sẽ dễ dàng hơn.
Đừng để “chiếc lồng chim” giới hạn cuộc sống của bạn. Giảm thiểu những thứ không cần thiết và tăng những thứ thật sự có hiệu quả trong cuộc sống, đây là sự giác ngộ thực sự của hiệu ứng lồng chim.
Quản lý cảm xúc là khởi đầu của việc quản lý cuộc sống của bạn.
Trên các đồng cỏ châu Phi có một loại dơi ma cà rồng thường cắn vào chân ngựa hoang để hút máu. Chúng rời đi sau khi hút đầy máu, nhưng rất nhiều con ngựa hoang cũng vì nó hành hạ đến chết.
Theo các nhà động vật học, lượng máu bị dơi hút rất ít, còn lâu mới đủ để gây chết người. Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết cho những con ngựa hoang dã này là cơn thịnh nộ và phi nước đại. Phản ứng cảm xúc dữ dội của chúng là nguyên nhân gây ra cái chết ngay lập tức, trong khi dơi ma cà rồng chỉ là một tác động bên ngoài.
Cũng giống như kiểu người dễ mất kiểm soát cảm xúc, họ vì một chuyện vặt vãnh mà nổi cáu, giận dữ, do đó khó làm được việc lớn. Họ thường tự giày vò mình bằng lỗi lầm của người khác, để rồi cuối cùng tự làm hại mình như đàn ngựa hoang này.
Nếu bạn không thể học cách quản lý cảm xúc của mình, cuộc sống của bạn sẽ trở nên mất kiểm soát.
Khi bạn thấy rằng mọi thứ đều không ổn, trước tiên hãy suy nghĩ xem bạn có đang ở trong tình thế khó xử về mặt cảm xúc hay không. Hãy học cách bình tĩnh trong mọi tình huống, vì thật ra mọi chuyện phát sinh đều không nghiêm trọng đến vậy, nó chỉ bị sự đánh mất lý trí phóng đại lên gấp trăm lần mà thôi.
Từng dương dương tự đắc cưới được vợ mới giàu có, nhưng gặp lại vợ cũ tôi khóc tu tu
Ban đầu tôi cứ nghĩ, cưới được vợ mới giàu có hơn thì sẽ hãnh diện lắm. Và nếu trong dòng đời tấp nập và có vô tình gặp lại vợ cũ, tôi sẽ hả hê trước cô ấy.
Nào ngờ, tôi lại bật khóc tu tu như một đứa trẻ. Hồi yêu Thanh, tôi cứ nghĩ rằng chỉ cần 2 đứa yêu nhau đủ nhiều khó khăn trong cuộc sống đều có thể vượt qua hết. Đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời! Ra trường được 2 năm, tổng thu nhập chúng tôi cũng gần 30 triệu. Thanh chủ động đề nghị chuyện cưới xin. Thành thật mà nói, tôi chưa muốn lắm, nhưng lúc ấy còn yêu, còn chiều nên cũng gật đầu đại.
Tới khi về chung sống, tôi mới bắt đầu cảm thấy áp lực nhiều hơn về chuyện tiền bạc. Hai đứa tỉnh lẻ thì xác định phải mua nhà, mua xe, rồi dành dụm, tích lũy cho tương lai của con cái. Lương chúng tôi lúc đó cao lắm thì mới được 30 triệu, ăn tiêu hết chừng 12 triệu, những khoản phát sinh, rồi biếu xén quà cáp bố mẹ 2 bên mỗi tháng bỏ ra chừng 10-13 triệu là nhiều. Một căn chung cư ở được cũng phải tầm 2 tỷ... Mà đây là còn chưa có con nhỏ. Tôi bắt đầu thấy "khoai" quá trời! Cày cuốc tới chừng nào mới đạt được đây?
Khi yêu, tôi nghĩ mọi thứ rất đơn giản. Nhưng cuộc sống hôn nhân khiến tôi mệt mỏi vì nhà vợ nghèo khó. (Ảnh minh họa)
Kể mà bố mẹ ở quê có của ăn của để một tí, con cái còn được nhờ. Đây nhà tôi khó, nhà Thanh còn khó hơn. Nhiều lúc nghĩ tới chuyện bố mẹ vợ chả giúp đỡ gì, mỗi lần về còn phải biếu đồng quà tấm bánh, tôi đâm bực dọc, nảy sinh cảm giác ghét bỏ. Và tôi còn bắt đầu nghi ngờ chuyện vợ có thật sự tiết kiệm không hay lại dấm dúi khai khống chi tiêu sinh hoạt để cho ông bà ngoại?
Nhiều lần vu vơ tôi có bóng gió, Thanh giận đòi để tôi quản lý tài chính. Tôi lại làm lơ đi. Dù thế, đó vẫn là khởi nguồn của rạn nứt và cuối cùng chúng tôi đường ai nấy đi khi chưa nhà chưa xe, chưa con cái chung. Thứ duy nhất cần phân chia là cuốn sổ tiết kiệm 250 triệu.
Ngày ra tòa, tôi hào phóng bảo vợ cũ: "Thôi, tiền đó em giữ mà cho bố mẹ, anh kiểu gì rồi chả kiếm ra số đó nhanh thôi. Anh xưa giờ chả bao giờ nghĩ mình kém cỏi, nhưng lấy em về anh thấy mình bị đi xuống vì lo tằn tiện vài đồng bạc lẻ, áp lực khi phải lo cho cả nhà em. Từ giờ mình đường ai nấy đi rồi, hy vọng mai này có gặp lại thì cả 2 đứa đều thành công nhé!"
Tôi mỉa mai vợ cũ vì cô ấy không nhận hết số tiền tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Nhưng Thanh vẫn kiên quyết chuyển cho tôi 1/2 cả tiền cả gốc lẫn lãi. Tôi không quên khịa lại vợ cũ rằng đã không có mà lại bày đặt.
Từ đó, chúng tôi không gặp lại nhau. Bẵng đi cũng gần 2 năm, tôi đã gặp và kết hôn với vợ mới. Cô ấy hơn tôi 3 tuổi, có 1 con riêng 6 tuổi, hiện đang kinh doanh mỹ phẩm, hơi già nhưng giàu có.
Khác với hôn nhân trước, hôn nhân này tôi rất thoải mái chuyện tiền bạc. Vợ tôi kinh doanh lớn nên muốn nở mặt nở mày với bạn bè, cô ấy chi tiền tỷ ra tổ chức ở trung tâm tiệc cưới, đặt váy thiết kế, mua hoa tươi về trang trí... Tôi chẳng phải đóng góp đồng nào trong toàn bộ quá trình ấy.
Rồi về sống chung, tôi vẫn đi làm công việc cũ với mức lương 15-18 triệu. Vợ thấy tôi đi sớm về muộn, còn họp hành, báo cáo mệt mỏi liền bảo tôi ở nhà đóng hàng cho cô còn giàu hơn. "Anh đi làm được vài đồng bạc không đủ cho em đi ăn hàng, uống trà sữa. Thôi, ở nhà đóng hàng, quán xuyến nhà cửa cho em đi", vợ ra lệnh.
Vợ mới của tôi tuy già và có con riêng, nhưng cô ấy rất giàu có. (Ảnh minh họa)
Tôi không làm ra tiền bằng, đương nhiên phải nghe lời. Thế nhưng, kể từ cái ngày phải ngửa tay xin tiền vợ ấy, tôi thấy mình chẳng còn tiếng nói trong gia đình. Rồi bố mẹ tôi bị vợ coi không ra gì. Nào vui thì cô ấy ném cho tôi vài chục triệu bảo gửi về quê, nào khách bom hàng nhiều thì giận cá chém thớt gọi bố mẹ chồng là "ông bà già", "hội nhà quê", "mấy kẻ ăn bám"...
Tôi giận lắm, cố nhẹ nhàng nhắc nhở mà cô ấy bật tanh tách: "Sai à? Tôi nói sai à? Anh ở nhà có đóng hàng còn sai đơn. Hay anh cố tình gian lận để lấy tiền bỏ túi riêng làm quỹ đen gửi bố mẹ anh? 2 ông bà ấy đã ngồi không nhận tiền thì phải hiểu con dâu chứ, cứ gọi gọi gọi tối ngày. Tôi không mở được mắt vì phải làm thêm, kiếm thêm gửi về cho họ đấy!"
Tôi cay đắng lắm. Nghĩ là cố nhịn một chút để sống dư dả, rồi bố mẹ cũng có tiền an hưởng tuổi già, nhưng vợ càng thấy tôi nhịn thì lại càng lấn tới. Nhiều khi, cô ấy đi ra ngoài tiếp khách nam mà chẳng ngại đong đưa, nũng nịu. Tôi thì bị coi như lái xe, chỉ trên mạng xã hội tôi mới được vợ tôn trọng, ngợi khen. Chỉ vợ thôi đã mệt, tôi còn phải cưng nựng, yêu chiều theo yêu sách của con gái riêng của cô ấy.
Sự cảm thông với vợ cũ bỗng ngập tràn, tôi giận mình vì thái độ không đúng mực khi xưa. Nếu tôi không nghi ngờ, xem thường bố mẹ vợ thì có lẽ đã đâu khiến mâu thuẫn tới mức phải ly hôn. Nếu tôi thay vì xét nét từng đồng mà dành thời gian nỗ lực hơn, có lẽ chúng tôi vẫn còn bên nhau. Chưa biết chừng, tới thời điểm này hai vợ chồng đã phất, mua được nhà rồi cũng nên!
Ngày vô tình gặp lại vợ cũ, nhìn thấy cô ấy vui vẻ và thành đạt, tôi bỗng bật khóc như 1 đứa trẻ. (Ảnh minh họa)
Tôi chẳng dám tâm sự với ai về vợ mới, sợ bị nói là chó chui gầm chạn - dù điều đó đâu có sai. Cho tới một lần tôi đưa bố mẹ vào viện khám, tình cờ gặp lại vợ cũ. Nhìn qua cũng biết Thanh có vẻ kinh tế rất ổn, ngoại hình vẫn xinh đẹp, trẻ trung. Phong cách ăn mặc còn lên tầm hơn hẳn so với thời xưa.
Nhưng chẳng hiểu sao, khi đối mặt nhau, tôi bỗng rưng rưng rơi nước mắt. Rồi tôi gục đầu vào vai cô ấy khóc tu tu như 1 đứa trẻ. Thanh ngạc nhiên, rồi cũng dỗ dành tôi nín đi không mọi người nhìn. Lúc này, tôi mới bình tĩnh lại, xin lỗi rồi cố hỏi thăm vợ cũ vài câu. Thanh cũng bình thản trả lời, nói rằng đã nghỉ việc, giờ mở shop thời trang và giúp bố mẹ bán nông sản. "Tuy em không giàu, nhưng cũng đủ khả năng lo cho bố mẹ, mua được căn hộ mà mình từng mơ ước" - Thanh nhẹ nhàng chia sẻ.
Nghe tới đây, tôi càng cảm thấy buồn và ân hận hơn. Thật sự, tôi đã đánh mất đi người vợ hiền lành, chăm chỉ và biết quan tâm bố mẹ 2 bên để chạy theo vật chất, cuối cùng chẳng hạnh phúc, vẻ vang gì. Phải chăng tôi đang phải gánh chịu quả báo, cũng bị đối phương coi thường, hắt hủi, coi thường như tôi đã từng đối xử với Thanh?
Nghiên cứu 76 năm của Đại học Harvard: Người bạn đời quyết định rất nhiều đến chất lượng cuộc sống Tỷ phú Warren Buffett từng nói: "Người bạn đời là khoản đầu tư tốt nhất trong đời người. Người bạn đời của bạn có tốt hay không sẽ quyết định hướng đi cho tương lai sau này của bạn". "Grant Study" là công trình nghiên cứu nổi tiếng của Đại học Harvard. Cuộc thí nghiệm kéo dài 76 năm, theo dõi và điều...