4 dữ liệu trên phiếu siêu âm bác sỹ thường dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, mẹ có biết?
Lần tới khi đi siêu âm, mẹ bầu hãy chú ý đến 4 dữ liệu quan trọng này.
Trên thực tế, cơ sở chính để bác sỹ phán đoán sự phát triển của thai nhi là dựa trên bảng dữ liệu siêu âm. Các mẹ đến chú ý đến 4 dữ liệu này.
1. Nhịp tim của thai nhi
Dữ liệu nhịp tim của thai nhi đề cập đến số nhịp tim mỗi phút của thai nhi trong bụng mẹ. Giá trị bình thường của nhịp tim thai dao động từ 120 đến 160 lần/ phút.
2. Chiều dài xương đùi
Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể con người. Chiều dài xương đùi là chỉ số quan trọng để dự đoán sự phát triển thể chất của thai nhi. Khi tuổi thai càng tăng thì giá trị chiều dài xương đùi cũng sẽ thay đổi, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Cân nặng của thai nhi đang trong thời kỳ tăng nhanh. Bác sỹ sẽ dựa vào chiều dài xương đùi để biết bé có phát triển bình thường hay không. Hiệu số giữa chiều dài xương đùi và đường kính lưỡng đỉnh là 20 ~ 30mm.
Video đang HOT
3. Độ sâu màng ối
Nước ối bảo vệ thai nhi, làm đệm và chống lại áp lực bên ngoài gây hại cho thai nhi, giữ nhiệt độ trong tử cung không đổi, duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong thai nhi, thúc đẩy quá trình sinh nở. Nước ối còn có thể được gọi là “nước của sự sống”. Vì vậy, khi đi siêu âm, mẹ nên kiểm tra xem độ sâu của màng ối có nằm trong giới hạn bình thường không. Độ sâu của màng ối là từ 3-7 cm.
4. Đường kính lưỡng đỉnh
Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất (tính từ trán ra sau gáy) của hộp sọ của thai nhi hoặc có thể hiểu là đường kính đầu của em bé.
Trong siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh được dùng vào việc ước lượng trọng lượng thai, tính tuổi thai, đồng thời là một chỉ số để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi.
Các BV ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, bảo vệ người mang bệnh nền
Tại các bệnh viện ở TPHCM, nhất là những khoa "trọng yếu", có các bệnh nhân mắc bệnh nền, công tác chống lây nhiễm Covid-19 được siết chặt.
Nhận diện nguy cơ
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại đến nay, Bệnh viện Ung bướu TPHCM đã phân luồng 3 cổng riêng biệt cho nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú và ngoại trú, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế, hướng dẫn của Sở Y tế về phòng chống Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh. Bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, bệnh viện cũng mới thành lập 2 đơn vị là khoa cách ly tập trung và khoa điều trị bệnh nhân nặng. Đối với những bệnh nhân ung thư kèm các bệnh lý khác như tiểu đường, phổi, suy giảm miễn dịch, suy thận... đều được chuyển đến điều trị riêng, được ngăn cách qua ba lớp cửa, có bảo vệ túc trực 24/24h. Các bệnh nhân này cũng được cung ứng các dịch vụ ăn uống, phát thuốc, lấy máu, siêu âm... tại phòng bệnh để không tiếp xúc với những người bên ngoài.
Hỗ trợ khai báo y tế cho bệnh nhân và thân nhân.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tuấn, điều đáng ngại là trong khuôn viên bệnh viện chật hẹp, nhưng mỗi ngày có đến từ 9.000-10.000 người bệnh, thân nhân đến khám ngoại trú và điều trị nội trú, chưa kể hơn 2.000 nhân viên y tế. Lượng bệnh nhân nằm viện đông cũng rất khó thực hiện giãn cách nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn.
"Xác định bệnh nhân ung thư là những bệnh nhân có nhiều nguy cơ có hệ miễn dịch yếu do tác động của bệnh cũng như là tác động của điều trị thành ra có nhiều nguy cơ nặng hơn khi làm họ chẳng may nhiễm nCoV. Chúng tôi cố gắng hết sức phòng ngừa, không cho thăm bệnh. Còn nuôi bệnh thì chỉ 1 người nhà ở lại chăm, những tình huống cần thiết thì mới là người thân nhân thường trực trên khoa, còn nếu không thì chỉ chăm theo giờ"- bác sĩ Tuấn cho biết.
Phòng khám sàng lọc đặt cạnh khoa cấp cứu của BV Nhân dân Gia Định.
Theo PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 trở nên nặng hơn và tử vong đa phần rơi vào trường hợp người lớn tuổi. Sự lão hóa của cơ thể khiến sức đề kháng của người già bị suy giảm, hệ miễn dịch yếu hơn. Ngoài ra, đa số người cao tuổi cũng thường mang theo nhiều yếu tố bệnh nền trong cơ thể, mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Đây cũng là một trong các nguyên nhân người già nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc dịch bệnh. Đặc biệt, khi đã bị nhiễm virus, tốc độ suy đa phủ tạng càng nhanh và càng dễ tử vong, tử vong sớm hơn so với các đối tượng khác. Vì thế, đây là đối tượng cần bảo vệ nghiêm ngặt khỏi nguy cơ mắc Covid-19. Tại Bệnh viện Thống Nhất, mỗi khoa của bệnh viện đều triển khai công tác phòng dịch theo tình hình riêng, như giảm số bệnh nhân trong cùng một phòng bệnh, giảm số lần tái khám và đẩy mạnh khám chữa bệnh tại nhà cho người bệnh lớn tuổi.
Bảo vệ chặt những điểm trọng yếu
Khoa Huyết học của Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm điều trị cho khoảng 7.000 lượt bệnh nhân, trong đó 4.000 lượt nhân nội trú và 3.000 lượt ngoại trú. Trong số này có 70% bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu ác tính, 30% còn lại là các bệnh lý lành tính. ThS.BS Hoàng Thị Thúy Hà, Phó Trưởng Khoa Huyết học cho biết, bản thân bệnh máu ác tính khiến bệnh nhân suy giảm miễn dịch, lấn át tất cả tế bào miễn dịch bình thường. Các bệnh nhân bị bệnh máu có sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch nên hệ miễn dịch suy giảm nhiều, nếu mắc Covid-19 thì diễn tiến rất nặng và có tiên lượng tử vong. Vì vậy, ngay khu vực chờ thang máy vào khoa này buộc phải dựng lên 2 hàng rào chắn bằng sắt để ngăn chặn người không có liên quan xâm nhập vào khu vực điều trị.
"Những bệnh nhân mà nghi ngờ thì đã có phòng cách ly theo dõi, đảm bảo đúng tiêu chuẩn ví dụ khoảng cách 2m, nhân viên thăm khám, bác sĩ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân là phải có đồ bảo hộ"- BS Hoàng Thị Thúy Hà cho biết.
Phòng khám có hệ thống hút lọc tuần hoàn không khí và tấm chắn ngăn cách giữa bệnh nhân và nhân viên y tế.
Bác sĩ Chuyên khoa II Hồ Văn Hân - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, Khoa Lọc máu của bệnh viện mỗi ngày thực hiện 5 ca và mỗi ca khoảng 20 bệnh nhân. Do đặc thù bệnh nhân lọc máu phải ra vào bệnh viện thường xuyên nên nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, Khoa đã có phòng cách ly riêng, bệnh nhên nếu có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ sẽ được lấy mẫu phết họng xét nghiệm truy tìm SARS-CoV-2. Các y bác sĩ cũng đẩy mạnh truyền thông đến các bệnh nhân có bệnh nền, người bệnh ở Khoa Lão là: hạn chế tiếp xúc, theo dõi sức khỏe, phản hồi ngay với bác sĩ khi ở nhà có các triệu chứng nghi ngờ.
Đặc biệt, bệnh viện cũng thành lập phòng khám sàng lọc đặt tại Khoa Cấp cứu và Khoa Khám bệnh, hoạt động 24/24h. Các bác sĩ đã sáng chế ra hệ thống hút lọc khí tuần hoàn lưu động trong các phòng khám này nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.
"Nguyên tắc hoạt động như hệ thống là giống như hệ thống áp lực âm, những không khí do bệnh nhân hít thở và các giọt bắn sẽ được hệ thống này hút và lọc, xử lý qua màng lọc Heba, có tia cực tím sẽ xử lý trước khi đẩy không khí ra ngoài, giảm được nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và môi trường xung quanh"- BS Hồ Văn Hân cho biết.
Nhiều ngày qua, TPHCM không có ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, các bệnh viện đều xác định: Tại những khoa điều trị các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, có nhiều bệnh nhân đã phụ thuộc máy móc, sự sống rất mong manh, phải đề cao cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Công tác tăng cường các biện pháp phòng chống sẽ giúp mỗi cơ sở y tế là một pháo đài vững chắc, sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19./.
Sốt, tiểu ít, bé 6 tháng tuổi suy thận cấp vì sỏi tiết niệu hiếm gặp Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bàng quang và đường tiết niệu có nhiều sỏi. Sau phẫu thuật, kết quả kiểm tra cho thấy, bé bị sỏi cystine đường tiết niệu, hiếm gặp. Ngày 28/8, BS Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp...