4 đợt xét nghiệm diện rộng ở TP HCM
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát cuối tháng 5, TP HCM tiến hành 3 đợt xét nghiệm diện rộng truy tìm F0 với khoảng 11,5 triệu mẫu và đang triển khai đợt 4.
Đợt lấy mẫu diện rộng đầu tiên được TP HCM thực hiện khi ổ dịch tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở phường 3, quận Gò Vấp, phát hiện hôm 26/5. Ngành y tế TP HCM nhận định dịch đã thấm sâu trong cộng đồng qua nhiều chu kỳ.
Người dân phường 15, quận Gò Vấp, được lấy mẫu xét nghiệm, rạng sáng 29/5. Ảnh: Đình Văn.
Trong đó, thành phố tập trung lấy mẫu những nơi nguy cơ cao như Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 (2 khu vực áp dụng Chỉ thị 16 trong đợt giãn cách xã hội đầu tiên); các đơn vị bầu cử nơi có hội viên Hội thánh Truyền giáo Phục hưng cư ngụ; hơn 300.000 công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…
Với mục tiêu lấy khoảng 100.000 mẫu mỗi ngày, thành phố lập 400 đội lấy mẫu, bao gồm nhân viên hệ thống Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế, Trạm Y tế, nhân viên từ các bệnh viện… Sở Y tế thành phố điều động thêm khoảng 400 sinh viên từ các đại học y khoa, triển khai xét nghiệm thần tốc.
Kết quả gần 20 ngày (26/5 đến 13/6), ngành y tế thành phố đã lấy gần 560.300 mẫu xét nghiệm.
Đợt lấy mẫu thứ hai được TP HCM thực hiện khi hàng loạt ổ dịch mới xuất hiện ở các chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư. Dịch lan ra 22/22 quận, huyện với tổng số ca nhiễm hơn 3.000. Bằng phương pháp lấy mẫu gộp (10, 15) với số lượng mẫu lấy là 500.000 người mỗi ngày, thành phố đặt mục tiêu hoàn thành lấy mẫu 5 triệu người trong 10 ngày (từ 26/6 đến 5/7).
Để thực hiện kế hoạch này, ngành y tế thành phố lập 1.000 đội lấy mẫu, gồm 3.000 nhân viên y tế, 6.000 sinh viên y khoa. Trong đó, 600 đội được chia về quận huyện, 400 đội còn lại sẵn sàng điều phối ở các ổ dịch mới. Tổng công suất xét nghiệm của thành phố được nâng lên 50.000 mẫu đơn trong 24 giờ; nếu gộp 10 đạt 500.000 mẫu một ngày; tăng sử dụng test nhanh kháng nguyên.
Kết quả đợt xét nghiệm này, ngành y tế thành phố lấy hơn gần 1,7 triệu mẫu.
Video đang HOT
Người dân TP HCM xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Quân y 175 (quận Gò Vấp), ngày 6/7. Ảnh: Quỳnh Trần
Đánh giá về đợt xét nghiệm, Phó chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu cho biết việc lấy một lượng mẫu rất lớn nhưng năng lực thực tế không đạt. Điều này đã phát sinh nhiều vấn đề như năng lực không đảm bảo, áp lực chỉ tiêu lấy mẫu lớn dẫn đến nhập liệu, chất lượng lấy mẫu không cao. “Tỷ lệ phát hiện các ca F0 thấp, chỉ đạt 0,06-0,08%. Điều này cho thấy công sức đổ ra nhiều nhưng kết quả thu được không cao, gây lãng phí nhân lực, thời gian”, ông Châu nói.
Vì vậy, ngày 5/7 TP HCM lập Trung tâm điều phối lấy mẫu xét nghiệm để việc lấy mẫu đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn. Thành phố cũng thay đổi chiến lược, lấy mẫu theo trọng tâm, trọng điểm, tập trung lấy ở những nơi khả năng lây nhiễm rất cao như chợ đầu mối, khu đông dân cư, nhất là các khu nhà trọ nhỏ hẹp nhưng đông công nhân.
Trong đợt xét nghiệm diện rộng thứ ba, TP HCM tính thực hiện trong một tháng từ 15/8 đến 15/9 với mục tiêu lấy mẫu toàn bộ người dân ở các vùng nguy cơ (vùng đỏ, cam, vàng, xanh) bằng phương pháp RT-PCR và cả test nhanh theo mẫu gộp. Trong đó, nguyên tắc lấy mẫu theo “trọng tâm, trọng điểm” nhằm sớm phát hiện ca Covid-19, thu hẹp “vùng đỏ” mở rộng “vùng xanh”.
Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thủ tướng, thành phố triển khai xét nghiệm nhanh toàn bộ người dân nơi nguy cơ cao (vùng cam) và nguy cơ rất cao (vùng đỏ) theo mẫu đơn từ ngày 23/8 và hoàn thành trong 3 ngày, sau đó lặp lại xét nghiệm lần 2. Tổng số lượng mẫu đơn theo phương pháp test nhanh phải lấy mỗi vòng ở vùng đỏ và cam là gần 1,7 triệu mẫu.
Tại các vùng nguy cơ – “vùng vàng” sẽ lấy mẫu theo nguyên tắc “ngẫu nhiên, có trọng điểm” bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (5) đại diện hộ gia đình. Đối với các “vùng xanh” và “cận xanh”, cơ quan y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các tổ dân phố, tổ nhân dân với tần suất 2 lần, cách nhau 7 ngày.
Shipper chờ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại quận Gò Vấp, ngày 31/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Sau 7 ngày thực hiện, TP HCM đã lấy mẫu xét nghiệm ở “vùng đỏ” và “vùng cam” với hơn 1,6 triệu mẫu, phát hiện gần 64.300 ca dương tính, tỷ lệ 3,8% và tiếp tục vòng 2. Với yêu cầu “chà đi xát lại”, nhiều vùng đỏ và cam đã được lấy mẫu đến vòng 3. Tức chỉ riêng test nhanh, giai đoạn này ngành y tế thành phố đã lấy khoảng 4,8 triệu mẫu.
Theo Sở Y tế thành phố, từ ngày 27/4 đến 15/9, TP HCM lấy tổng cộng gần 2 triệu mẫu xét nghiệm RT-PCR và 9,5 triệu mẫu test nhanh kháng nguyên. TP HCM chưa công bố chi phí các đợt xét nghiệm. Công văn hướng dẫn thanh toán chi phí xét nghiệm Covid-19 được Bộ Y tế công bố hôm 7/7, phí xét nghiệm bằng test nhanh là 238.000/mẫu và 734.000/mẫu với phương pháp PCR.
Đợt lấy mẫu diện rộng thứ tư được TP HCM thực hiện từ 15/9 đến 30/9. Theo đó, tại các vùng đỏ và cam (nguy cơ rất cao và cao) lấy mẫu toàn bộ người dân 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp test nhanh mẫu gộp (2-3 người/test/hộ gia đình) hoặc RT-PCR mẫu gộp theo hộ gia đình (toàn bộ thành viên trong một hộ test một mẫu gộp), giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh.
Các vùng vàng (nguy cơ), vùng xanh và cận xanh (ít nguy cơ) làm xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, gộp 10 cho “vùng xanh”, “vùng cận xanh” và gộp 5 cho “vùng vàng”. Trong đó, mẫu đại diện đợt sau phải khác với mẫu đại diện ở đợt trước, ưu tiên người chưa tiêm vaccine, tiếp xúc nhiều người; hộ có từ 5 nhân khẩu trở lên phải lấy 2 mẫu đại diện hộ gia đình…
Tại cuộc gặp lãnh đạo TP HCM hôm 17/9, nhiều chuyên gia đề nghị thành phố không nên tiếp tục xét nghiệm diện rộng, truy vết vì rất tốn kém, mà phải chuyển sang lấy mẫu người nguy cơ cao, triệu chứng. Nguồn lực lúc này cần tập trung việc bao phủ vaccine tới người dân, nhất là người nguy cơ cao, trên 65 tuổi.
Liên quan đề xuất này, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố nói rằng, trước một chủ trương, chính sách việc có nhiều ý kiến khác nhau là bình thường. Hiện thành phố vẫn bám sát theo các chỉ đạo của Bộ Y tế và lấy mẫu xét nghiệm diện rộng theo văn bản 3074 ngày 15/9 của UBND thành phố.
Hà Nam: Thêm 2 ca dương tính SARS-CoV-2, đều ở ổ dịch xã Công Lý
Hà Nam vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, cả 2 trường hợp này đều ở ổ dịch xã Công Lý, huyện Lý Nhân.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, 2 trường hợp mới có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, là 2 bệnh nhân nam, trong đó một trường hợp là F1 của bệnh nhân BN4220 và bệnh nhân BN 4221.
Cả 2 bệnh nhân được ghi nhận tại ổ dịch xã Công Lý, huyện Lý Nhân. Đã nằm trong khu phong tỏa và cách ly tập trung tại huyện Lý Nhân từ ngày 16/5, kể từ khi bệnh nhân BN4220 và bệnh nhân BN4221 có kết quả xét nghiệm dương tính.
Cán bộ CDC Hà Nam lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân xã Công Lý, huyện Lý Nhân.
Sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, ngành y tế tỉnh Hà Nam đã chuyển 2 bệnh nhân trên đến cách ly và điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam. Đến nay, đã ghi nhận 16 trường hợp có liên quan đến ổ dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân.
7 ngày trước đó, Hà Nam có 34 trường hợp đã xác định dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, có 17 trường hợp liên quan tới ổ dịch tại thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý; 14 trường hợp có liên quan đến ổ dịch thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, còn lại 03 trường hợp có liên quan đến chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng về Nội Bài, ngày 29/4.
Tại Thái Bình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình cho biết vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới, trường hợp này là F1 đã được cách ly, điều trị tại khu cách ly của Bệnh viện Phổi Thái Bình.
Bệnh nhân là nữ 82 tuổi ở xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Trước đó, bệnh nhân này bị tai biến mạch máu não, nằm điều trị tại phòng H910, khoa Nội Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Đến ngày 8/5 bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Thái Bình. Trong thời gian cách ly, theo dõi bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm 4 lần vào các ngày 6, 11, 18, 19/5 đều cho kết quả âm tính với Covid-19.
Ngày 24/5, Bệnh viện Phổi đã lấy mẫu xét nghiệm lần 5 cho nữ bệnh nhân này và triển khai xét nghiệm bằng kỹ thuật Gene Xpert cho kết quả dương tính với Covid-19. CDC Thái Bình sau đó thực hiện xét nghiệm khẳng định cho kết quả dương tính với Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam cho biết, có 6 bệnh nhân Covid-19 được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị khỏi bệnh và cho xuất viện. Trong quá trình điều trị, sức khỏe của 6 bệnh nhân chuyển biến tốt lên từng ngày. Qua các lần xét nghiệm theo quy định, cả 6 bệnh nhân đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân ổn định, không còn các triệu chứng như sốt, ho, khó thở; X-quang phổi bình thường; các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường...
Tính đến 16h ngày 24/5, tỉnh Hà Nam còn 28 người mắc Covid-19. Hiện nay, số bệnh nhân này đang được cách ly điều trị tại các Bệnh viện. Trong đó 12 người đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 9 người đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam và 7 người đang điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi.
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện còn 9.133 người đang thực hiện cách ly y tế. Trong đó, 8.285 người thực hiện cách ly tại nhà, 251 người cách ly tại các cơ sở y tế và 577 người tại các cơ sở cách ly tập trung: Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Nghề, Trung đoàn 151, Chùa Tam Chúc, Trung tâm chính trị huyện Lý Nhân.
Bộ Tài nguyên và môi trường gỡ phong tỏa tạm sau khi nhân viên nghi nhiễm đã âm tính Bộ Tài nguyên và môi trường thông báo gỡ bỏ phong tỏa, cán bộ, nhân viên tạm cách ly tại trụ sở bộ trước đó được về nhà sau khi nhân viên nghi nhiễm COVID-19 làm việc tại bộ đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Bộ Tài nguyên và môi trường đã gỡ phong tỏa tạm sau khi nhân viên nghi...