4 điều tuyệt đối tránh khi ăn củ cải trắng trong mùa đông
Được mệnh danh là “ nhân sâm trắng” mùa đông, củ cải trắng có vô số các lợi ích tới sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực, tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, loại thực phẩm bổ dưỡng này sẽ trở thành mối nguy hiểm cho tính mạng của người sử dụng.
Kỵ với lê, táo, nho: Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu thường xuyên uống loại nước ép hỗn hợp này. Ảnh: Internet
Kỵ nhân sâm: Theo đông y, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu với nhau. Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Kỵ cà rốt: Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này, do đó, khi sử dụng chúng với nhau, chẳng khác nào bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể. Ảnh: Internet
Kỵ mộc nhĩ: Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da. Chính vì thế, tốt nhất là không nên ăn cùng lúc 2 loại thức ăn này. Ảnh: Internet
Lê Hoa
Tổng hợp
Theo baonghean
Người phụ nữ khó thở, nuốt nghẹn vì mang khối u khổng lồ suốt 20 năm
Toàn bộ vùng cổ của bệnh nhân L.T.N (sinh năm 1971, Hà Nam) bị biến dạng do khối u bướu khổng lồ với kích thước lên tới 25 x 19cm. Suốt 20 năm qua, chị mang theo khối u này trên cổ và chỉ chịu nhập viện do thời gian gần đây chị nuốt nghẹn, khó thở, không thể nằm ngửa do khối u chèn ép.
BS. CK II Nguyễn Tiến Lãng, Trưởng khoa Ngoại chung, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho biết, bệnh nhân là một trong những người mang khối u lớn đến mức bác sĩ nhìn một lần là nhớ.
Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân đã mang khối u tuyến giáp 20 năm nhưng bệnh nhân vẫn chủ quan do bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, cuộc sống nên chị chủ quan.
Tuy nhiên gần đây, khối u lớn chèn ép khiến chị khó thở, nuốt rất vướng, gần như không thể nằm ngửa, khó thở chị mới đến BV Nội tiết Trung ương khám.
BS Tiến Lãng cho biết, khối u của bệnh nhân liên quan đến suy giáp bẩm sinh vì vậy, trí tuệ bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng, mọi tiếp xúc, phản ứng đều chậm chạp hơn người bình thường.
Ca phẫu thuật được thực hiện cho bệnh nhân ngày 27/11 đã thành công, các bác sĩ lấy ra khối u lớn, tròn như quả bóng giải phóng vùng cổ của bệnh nhân.
Các bác sĩ đã trải qua ca phẫu thuật vô cùng khó khăn. Do vùng cổ là cầu nối giữa thân và đầu, các mạch máu quan trọng từ tim đến sọ não, tuyến nội tiết, đường ăn, đường thở... đều tập trung tại đây. Khối u quá lớn làm biến đổi cấu trúc giải phẫu, vì vậy để phân định, bảo tồn được các mạch máu, tuyến nội tiết... kể trên vô cùng khó khăn. Chưa kể, khi u bướu lớn như trên sẽ tăng sinh mạch máu trong bướu khiến phẫu thuật viên phải cẩn trọng tránh để bệnh nhân mất máu trong quá trình phẫu thuật.
"Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng đối với cơ thể. Hormon tuyến giáp có vai trò lớn trong chuyển hóa, điều hòa sự trao đổi chất cơ bản, tham gia vào quá trình điều hòa sự tăng trưởng và sự phát triển của hệ thần kinh, tăng độ nhậy cảm của cơ thể với Catecolamin. Cùng với đó các hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển và biệt hóa với tất cả các tế bào trong cơ thể con người. Mặc dù vậy, u tuyến giáp lại là một bệnh rất phổ biến. Vì thế, khi thấy vùng cổ phồng lên bất thường, mọi người nên đến viện khám được chẩn đoán, điều trị sớm", BS Tiến Lãng khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bị bướu cổ, chuyên gia nội tiết khuyên bạn cần xác định rõ 3 điều Bướu cổ là bướu nhân lành tính. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương), hầu như phụ nữ ai cũng có nhân tuyến giáp và không cần quá lo lắng. Bướu cổ lành tính không nên phẫu thuật vội. (Ảnh minh họa) Chị Lã Thị Hà (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đi kiểm...