4 điều tuyệt đối không được bỏ qua trong hôn nhân
Biết chồng ngoại tình nhưng im lặng không dám nói là một cách chỉ khiến bạn giết chết hôn nhân nhanh hơn.
Chúng ta, ai cũng đều có thể phạm sai lầm.
Đôi khi chúng ta quên đi một ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật của bạn đời, chúng ta vô tình ném bộ đồ yêu thích nhất của chồng/vợ vào máy giặt và mọi thứ trở nên tan tành. Có những sai lầm, ta giận đấy nhưng rồi có thể bỏ qua nhanh chóng và coi như mọi chuyện chưa từng xảy ra.
Tuy nhiên, có một số điều là tuyệt đối không được phép nói “cho qua” nhẹ bẫng trong một cuộc hôn nhân. Nếu bạn dễ dàng thỏa hiệp với những điều này, bạn sẽ phá vỡ niềm tin, cảm xúc và có thể dẫn đến ly hôn. Dưới đây là những điều không nên bỏ qua cho người bạn đời trong hôn nhân.
Ngoại tình , phản bội, gian lận
Nếu bạn biết một cách chắc chắn người bạn đời của mình đang làm điều có lỗi như kiểu ngoại tình, phản bội… sự im lặng không phải là cách tốt nhất để níu giữ chân người đó, việc bạn vờ như không thấy gì thậm chí còn có thể đẩy cho mối quan hệ vợ chồng đi xa hơn ngoài tầm kiểm soát.
Việc bạn im lặng trước chuyện bạn đời ngoại tình sẽ xảy ra nhiều tình huống: Thứ nhất, người đó vẫn tin rằng mình có khả năng “che giấu” và mỗi ngày lại thêm lún sâu vào mối quan hệ sai trái. Đến một lúc nào đó tình cảm phát triển quá sâu đậm, thậm chí có hậu quả kiểu như có con với người tình thì việc tách họ ra được thì việc dừng lại càng thêm khó khăn.
Thứ hai, khi đối phương biết chuyện bạn đã phát hiện ra hành động sai trái của họ mà không dám ý kiến, họ sẽ cho rằng bạn sợ hãi mất họ và càng cảm thấy tầm quan trọng của mình, không có ý thức thay đổi hoặc càng ngày càng thái quá hơn. Thứ ba, khi bạn không dám nói thì bạn cũng không bao giờ tìm được nguyên nhân bắt nguồn từ đâu mà đối phương ngoại tình, không chừng lí do từ chính bạn. Như vậy bạn sẽ không thể khắc phục được điểm xấu để củng cố cho hôn nhân của mình vững vàng hơn.
Video đang HOT
Bởi thế, khi bạn biết chuyện tồi tệ này, bạn có thể tha thứ nhưng bạn bắt buộc phải nói ra. Hãy đề nghị một cuộc nói chuyện thẳng thắn để nghe đối phương giải trình. Hãy lắng nghe tâm tư của họ và hỏi xem giờ họ muốn lựa chọn như thế nào. Nếu đối phương coi đó là một sai lầm và muốn quay lại, cả hai vợ chồng cùng tính cách và vạch ra kế hoạch để thay đổi mọi chuyện.
Góp ý những cái sai của đối phương
Một phần quan trọng của cuộc hôn nhân là sự cởi mở trong giao tiếp. Nếu đối phương có gì đó không đúng, đừng im lặng, hãy góp ý cho họ điều đó.
Việc góp ý cái thiếu sót của người kia không chỉ là cách giúp họ nhận ra điểm hạn chế của mình, thay đổi để tốt lên mà còn là cách giúp bạn giải tỏa những bực bội. Nếu bạn cứ ôm mãi “cục tức” trong lòng, sẽ có một lúc nào đó vì quá khó chịu mà bạn “bùng nổ”. Khi ấy, hành động, lời ăn tiếng nói của bạn sẽ trở nên thiếu kiểm soát hơn và dễ khiến đối phương tổn thương.
Bởi vậy, trước những việc làm chưa đúng của bạn đời, đừng bỏ qua một cách dễ dãi mà hãy lựa lời nói chuyện và góp ý cho họ. Họ cần sự trợ giúp của bạn để tiến bộ hơn trong hôn nhân và cuộc sống.
Chuyện nói dối
Khi nói đến hôn nhân, cởi mở và trung thực là điều vô cùng cần thiết. Nếu người ấy của bạn nói dối, bạn biết mà im lặng sẽ đẩy mọi chuyện đi xa hơn nữa.
Khi không có niềm tin, mối quan hệ của bạn sẽ đổ vỡ. Bạn biết chồng/vợ của mình đang nói dối, bạn không hỏi thẳng sẽ luôn giữ trong lòng mối nghi ngờ. Kể từ đó, những gì họ làm bạn đều đặt một dấu hỏi. Bạn thiếu niềm tin vào bạn đời của mình. Lâu dần, cả hai sẽ thiếu kết nối.
Còn với đối phương, nói dối một lần không bị “vạch mặt”, họ có xu hướng nói dối nhiều hơn nữa. Bạn cần phải trao đổi thẳng thắn để biết được lí do vì sao họ đưa ra lời nói dối, biết đâu bạn lại có được cho mình thông tin để điều chỉnh cho hôn nhân.
Nếu ai đó nói với bạn những điều không tốt về bạn đời, bạn cảm thấy khó chịu và nghi ngờ, cách tốt nhất là mang nó ra và trò chuyện thẳng thắn với đối phương. Bạn cứ giữ sự phỏng đoán đó trong lòng, rất có thể sẽ hiểu lầm đối phương. Thế nên tốt nhất, phải hỏi rõ, đừng để sự đánh giá từ người khác làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bạn.
Theo Khám phá
Tại sao mẹ đẻ kiêng đưa con gái về nhà chồng?
Những điều kiêng kỵ trong ngày cưới này đa phần đều ảnh hưởng từ những phong tục, tập quán trong xã hội xưa.
Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.
Một vài nơi, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tình cảnh này đã khiến người ta thường kiêng không cho mẹ tiễn con dâu đi lấy chồng, sợ lại xảy ra việc khóc lóc, không hay trong ngày vui trọng đại. Và cho đến bây giờ, tục ấy vẫn còn, mẹ đẻ không bao giờ tiễn con gái về nhà chồng.
Ngoài ra, người ta còn kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ. Trong ngày cưới, người xưa rất kiêng kỵ việc cô dâu khóc và ngoái lại nhà bố mẹ đẻ. Họ cho rằng cô dâu không được vương vấn gia đình vì điều này có thể khiến cô dâu bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ hoặc cô dâu đó không chu toàn với nhà chồng. Nhưng ngày cưới, đa phần cô dâu đều khóc. Nói là kiêng nhưng đây là thứ cảm xúc tự nhiên, không ai cấm đoán được. Thế nên, đã là con gái đi lấy chồng, vì chưa bao giờ xa nhà, thương nhớ bố mẹ thì khóc là chuyện đương nhiên dù rằng, người đàn ông đó là người cô ấy yêu thương và chọn gắn bó cả đời. Việc này không thể kiêng kỵ được.
Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn.
Mẹ chồng cũng nhất định không được đi đón con dâu. Vì theo quan niệm xưa, mẹ chồng nàng dâu giáp mặt nhau sớm như vậy sẽ xảy ra mâu thuẫn sau này, cuộc sống và mối quan hệ không hòa thuận.
Cũng giống như vậy, việc cô dâu không được xuất hiện trước khi đón dâu, cũng là điều kiêng kỵ. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ thời dựng vợ gã chồng theo ý bố mẹ mà cô dâu chú rể không hề biết mặt nhau cho đến khi kết hôn. Vì vậy, nhiều gia đình cho rằng nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể sẽ mất duyên và không còn coi trọng đám cưới nữa.
Thời nay hôn nhân tự do, trai gái tìm hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở tình yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ý, hướng dẫn. Thế nên, ở nhiều địa phương, những tục lệ này đã dần bị loại bỏ. Người ta tự ý làm theo cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Trên thực tế, việc hạnh phúc trong hôn nhân hay không, mối quan hệ với mẹ chồng, nhà chồng có tốt hay không là phụ thuộc vào mỗi người, không phải dựa vào điều kiêng kỵ gì hết. Thế nên, muốn có cuộc sống ôn hòa, hãy thể hiện quan điểm sống rõ ràng, biết trước biết sau, đối xử chân thành với nhau dù là nhà mình hay nhà chồng đều vậy.
Theo Khám Phá
Góp ý thế nào để vợ thắt chặt chi tiêu hơn Tôi làm nghề lập trình, vợ đã nghỉ làm 4-5 năm để ở nhà lo cho hai con nhỏ. ảnh minh họa Tôi đi làm gần 10 năm còn vợ làm kế toán nhưng đã nghỉ việc để chăm con gái năm nay 5 tuổi, con trai 3 tuổi. Tổng thu nhập của tôi là 30 triệu đồng mỗi tháng, tiết kiệm được...