4 điều phụ nữ tuyệt đối không được làm với vùng kín
Phụ nữ không nên tự ý xông hơi vùng kín tại nhà. Xông hơi ở nhiệt độ cao làm cho vùng kín bị khô rát, mất nước, mất cân bằng môi trường âm đạo dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Vùng kín là một bộ phận cực kì quan trọng đối với nữ giới. Nếu không biết vệ sinh vùng kín đúng cách, đôi khi phụ nữ có thể tự rước họa vào thân. Dưới đây là những điều phụ nữ tuyệt đối không nên làm với vùng kín của mình:
Không tự ý xông hơi vùng kín ở nhiệt độ cao
Có rất nhiều quan điểm xung quanh việc xông hơi vùng kín. Nhiều chị em tin rằng xông hơi vùng kín sẽ làm cho bộ phận này sạch sẽ và tươi mới hơn. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, việc xông hơi vùng kín cần phải có sự tư vấn của các bác sĩ, phụ nữ tuyệt đối không được tự ý làm ở nhà.
Nhiều chị em tự ý chuẩn bị nước xông hơi vùng kín và làm tại nhà vì cho rằng nó đơn giản, dễ làm. Nhưng hành động này sẽ vô tình gây hại cho vùng kín. Nước nóng xông hơi sẽ làm cho vùng kín có cảm giác như lửa đốt, vùng kín bỏng rát, âm đạo ngứa ngáy. Nước xông hơi ở nhiệt độ cao còn làm cho vùng kín bị khô rát, mất nước, mất cân bằng môi trường âm đạo dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm “vùng kín” do vi khuẩn, nấm… Ngoài ra, những phụ nữ đang hành kinh tuyệt đối không nên xông hơi nói chung và xông hơi “vùng kín” nói riêng vì nó có thể gây ra tình trạng xung huyết hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Nhiều chị em tự ý chuẩn bị nước xông hơi vùng kín và làm tại nhà vì cho rằng nó đơn giản, dễ làm. Nhưng hành động này sẽ vô tình gây hại cho vùng kín. Nước nóng xông hơi sẽ làm cho vùng kín có cảm giác như lửa đốt, vùng kín bỏng rát, âm đạo ngứa ngáy. (Ảnh minh họa
Tự nhét thuốc vào âm đạo không phải là một ý kiến tốt
Đôi khi phụ nữ thường rỉ tai nhau loại thuốc làm se khít âm đạo, thuốc làm mềm, bôi trơn, thuốc bôi chống nhiễm trùng âm đạo… Và chỉ vì vài lời khuyên này nhiều người tự ý mua thuốc về bôi vào vùng kín mà không cần biết nó có phù hợp với mình hay không. Điều này dễ dẫn đến tình trạng dị ứng, nhiễm trùng thậm chí là những thứ bệnh khác nguy hiểm hơn.
Hãy nhớ, vùng kín không phải là một chỗ ngoài da để có thể thích thì bôi hoặc nhét bất cứ loại thuốc gì vào. Mỗi khi bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó cho bộ phận nhạy cảm này, bạn cần phải tới gặp bác sĩ để thăm khám và kê đơn. Tuyệt đối không tự ý làm theo kinh nghiệm hoặc nghe mách từ mọi người để áp dụng thuốc bừa bãi vào vùng kín.
Video đang HOT
Hãy nhớ, vùng kín không phải là một chỗ ngoài da để có thể thích thì bôi hoặc nhét bất cứ loại thuốc gì vào. Mỗi khi bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đó cho bộ phận nhạy cảm này, bạn cần phải tới gặp bác sĩ để thăm khám và kê đơn. (Ảnh minh họa)
Không chèn vật thể không hợp vệ sinh vào vùng kín
Tất cả các vật thể như băng vệ sinh, ngón tay, đồ chơi tình dục, chất bôi trơn, cốc kinh nguyệt hay bất cứ một thứ gì khác không hợp vệ sinh bạn cũng tuyệt đối không được đưa vào vùng kín.
Với những sản phẩm như cốc kinh nguyệt, đồ chơi tình dục cần phải được vệ sinh và cất giữ ở nơi thật sạch sẽ. Không sử dụng những sản phẩm trông có dấu hiệu bẩn, mốc, hết hạn sử dụng để đưa vào vùng kín.
Trong một số trường hợp, phụ nữ hay dùng tay hoặc một số vật dụng khác để “một mình”, điều này cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Không đưa những vật nhọn, bẩn, không đảm bảo vệ sinh và có khả năng gây sát thương với vùng kín.
Khi bạn đưa những vật thể không hợp vệ sinh vào vùng kín, bạn đang tự rước bệnh vào người.
Dừng ngay việc thụt rửa âm đạo
Một số phụ nữ nghĩ thụt rửa âm đạo làm tăng sự sạch sẽ, thơm tho cho vùng kín, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Âm đạo có sự cân bằng riêng của mình, việc thụt rửa sẽ làm mất cân bằng pH trong âm đạo, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập hơn. Vì thế, thay bằng việc thụt rửa âm đạo, hãy rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm là đủ!
Theo Minhkhue/Eva
Những hành vi khiến hôn nhân mệt mỏi và 'chết yểu'
Hôn nhân là chuyện của hai người, đòi hỏi phải có sự chung sức xây dựng và vun đắp, tuy nhiên những áp lực cuộc sống và cái tôi quá lớn đều vô tình khiến đời sống vợ chồng của bạn ngày càng mỏi mệt, thậm chí có nguy cơ 'chết yểu'.
Kiên trì 'tôi đúng'
Nếu bạn vẫn chưa chuẩn bị tâm lý dẹp bớt suy nghĩ và quan điểm cá nhân vốn có thì thật sự bạn chưa thích hợp để kết hôn. Thái độ 'tôi đúng' là một trong những nguyên nhân gây 'sát thương' mạnh mẽ đến cuộc sống vợ chồng. Sau khi cưới, hai con người hoàn toàn độc lập phải chung sống với nhau, vì vậy mỗi người cần thay đổi một số quan điểm và cách sống cho phù hợp.
Nếu một bên luôn kiên trì cái tôi và áp đặt đối phương phải sống theo cách của mình thì cuộc hôn nhân sẽ nhanh chóng xảy ra nhiều mâu thuẫn, thậm chí những đè nén lâu ngày có thể bùng phát, dẫn đến kết cục chia tay đáng tiếc do không ai chịu nhường nhịn và thử hòa hợp với nhau.
Thái độ 'phó thác'
Một người nếu như đem hết trách nhiệm chăm sóc cho chính bạn và cả gia đình 'phó thác' hết cho đối phương thì sẽ khiến mối quan hệ hôn nhân trở nên vô cùng khập khiễng. Một bên quá phụ thuộc vào người kia, trong khi đối phương luôn phải sống trong áp lực nặng nề, không tìm thấy sự sẻ chia và chung vai gánh vác gia đình. Lâu ngày, tình cảm vợ chồng chuyển sang thứ tình cảm 'hy sinh - hưởng thụ', dễ sinh ra tâm lý bất mãn và nặng nề cho cả hai người.
Không muốn chia sẻ 'cảm giác nội tâm'
Tâm trạng tiêu cực thường dẫn đến các cuộc cãi vã trong đời sống hôn nhân, nguy hiểm hơn là không ai chịu nói ra những bất mãn và mong muốn của mình. Con người dù có yêu thương, gắn bó đến đâu cũng không thể nào hoàn toàn nắm bắt được hết cảm xúc và nguyện vọng của đối phương. Vì vậy, cả hai cần duy trì thói quen chia sẻ tâm tư và tìm tiếng nói chung trong mọi vấn đề mới có thể giữ vững hạnh phúc gia đình.
Duy trì 'sự bình yên bề nổi'
Không ít những cặp vợ chồng vì con cái hoặc vì sĩ diện mà gồng mình lên duy trì một hình mẫu gia đình ấm êm, hạnh phúc, trong khi thực tế mâu thuẫn đang dần tích tụ mà không được đối mặt và giải quyết triệt để. Sống với bầu không khí gượng ép này, cả hai đều ngày càng mệt mỏi và xa cách, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ có lúc bùng nổ và khó cứu vãn.
Không biết nghệ thuật 'xử lý xung đột'
Chúng ta thường được dạy phải biết nhường nhịn mà ít khi được dạy cách đối mặt với cảm xúc tiêu cực và cách giải quyết vấn đề. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cãi nhau thường chiến tranh lạnh như một cách trừng phạt đối phương, điều này hết sức nguy hiểm. Nếu bạn không kịp thời điều chỉnh tâm trạng của mình để cùng người kia nhìn nhận và tìm ra vấn đề cần xử lý, thái độ lạnh nhạt có thể khiến các mâu thuẫn tồi tệ hơn và ngày càng khó giải quyết triệt để.
Luôn có tâm thái của 'người bị hại'
Nếu bạn luôn giữ tâm thái của 'người bị hại', luôn cảm thấy người khác có lỗi với mình thì sẽ khó trở thành một người có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Người bạn đời không phải hoàn hảo, không thể đáp ứng mọi nguyện vọng của đối phương, nếu chỉ vì những sai lầm hay sơ suất mà bị quy tội 'tổn thương', người ta sẽ cảm thấy cuộc sống gia đình thật áp lực và mất đi niềm vui của hạnh phúc lứa đôi.
Tâm lý 'có qua có lại'
'Anh/cô yêu tôi, quan tâm tôi thì tôi mới đối xử lại như thế' chính là tâm lý cần tránh để giữ hạnh phúc vợ chồng. Hôn nhân quá 'sòng phẳng' sẽ mất đi ý nghĩa thiêng liêng và cả hai sống với nhau chỉ như một cuộc trao đổi không hơn không kém, một khi mất cân bằng sẽ dẫn đến mâu thuẫn và rạn nứt.
Lòng chiếm hữu
Nếu một người có lòng chiếm hữu quá mạnh sẽ khiến đối phương áp lực và sinh ra mệt mỏi. Khi muốn chiếm hữu, người ta thường trở nên độc tài và kiểm soát người kia thái quá, khiến đối phương mất tự do và không được là chính mình. Dần dần, người ta sẽ muốn 'bứt phá' khỏi tình trạng tù túng bằng cách chấm dứt cuộc sống hôn nhân bị quản lý quá chặt.
Theo Nguyệt Quế/Emdep
Những điều nàng cần để có một cuộc 'yêu' bùng cháy Chẳng có lớp học nào dạy phụ nữ về chuyện phòng the. Vậy chẳng có cách nào khác là bạn phải tìm hiểu về nó. Trước khi thực hành nàng cần biết chàng muốn gì khi trên giường? Hoang dã, tự nhiên Đề chàng phát cuồng trên giường nàng cần phải biết mình muốn gì và chàng thực sự cần ở nàng dẹp...