4 điều giúp cha mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bên cạnh việc sử dụng, bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng, bạn còn cần phải thiết lập các thói quen sinh hoạt tốt, vuốt ve trẻ…
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Thường xuyên vuốt ve trẻ: Sự vuốt ve có thể cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt quấy khóc, mất ngủ.
- Cho trẻ đi ngủ sớm, thức dậy sớm và tập thể dục nâng cao sức khỏe.
- Cho trẻ uống nhiều nước: việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.
- Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh: Khi đó, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.
- Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh: Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng “nhờn” thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
Việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.
Lựa chọn thực phẩm giúp tăng cường đề kháng
Video đang HOT
Nên nhắm đến những loại có hàm lượng vitamin C cao, như cam quýt, dâu tây…
- Sữa chua: Hãy tìm kiếm những thương hiệu được khẳng định chứa vi khuẩn sống. Nếu hộp sữa chua dễ tách ra khi bạn mở, và có một ít chất lỏng ở trên, đó là một dấu hiệu tốt.
- Quả óc chó chứa axit béo omega-3 lành mạnh, thứ rất tốt cho bạn theo nhiều cách. Các chuyên gia tin rằng omega-3 giúp cơ thể bạn chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng.
- Trái cây và rau: nên nhắm đến những loại có hàm lượng vitamin C cao, như cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh và khoai lang. Các chuyên gia không khẳng định chắc chắn hàm lượng vitamin C bao nhiêu thì có thể chống lại cảm lạnh và cúm.
- Thịt nạc: có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Đầu tiên, nó chứa protein – thứ rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thứ hai, thịt nạc cũng chứa kẽm – chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.
Nắm rõ thông tin về cách dịch bệnh
Dịch bệnh thường bùng phát theo mùa. Cần theo dõi báo đài thường xuyên để nắm rõ về tình hình diễn biến, các thông tin hữu ích về dịch bệnh ở trẻ em để phòng tránh cũng như xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu mắc bệnh.
Một số dịch bệnh thường bùng phát theo mùa:
- Mùa hè: tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt virus, tay chân miệng, đau mắt đỏ…
- Mùa thu đông: cảm cúm, sốt phát ban, đầu có chấy, tiêu chảy cấp, tay chân miệng…
- Mùa đông xuân: thủy đậu, sởi, cúm A/H5N1…
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cần tiêm chủng cho trẻ để phòng chống các bệnh nguy hiểm
- Cần nắm rõ lịch tiêm chủng của trẻ, đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch hầu, uốn ván, ho gà…
- Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm tr4 đọng, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian truyền bệnh.
Theo VNE
Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ không dễ diễn đạt thành lời các triệu chứng, vì vậy tiêu chảy cấp ở tuổi bé đi mẫu giáo có thể diễn biến nặng.
Trong điều kiện thời tiết thất thường, các bậc cha mẹ cần lưu ý sức khỏe của trẻ - Ảnh: Shutterstock
"Mùa" tiêu chảy
Trong những ngày mưa nắng thất thường, độ ẩm thay đổi làm cho cơ thể các cháu nhỏ trở nên kém thích nghi. Những ngày này, tại Khoa Nhi, Bệnh viện 103 (Học viện Quân y, Hà Nội), lúc nào cũng chật cứng các bé trong độ tuổi 5-6. Các bé vào viện có chung một tình trạng: sốt cao, tiêu chảy và nôn trớ. Hầu như bé nào vào điều trị cũng trong tình trạng mất nước, da khô, môi khô, cơ thể gầy tóp, mệt lả.
Tiêu chảy cấp thường ít gặp ở trẻ nhỏ chăm sóc ở nhà. Lớp học không phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy mà yếu tố tác động chính là điều kiện môi trường thuận lợi cho mầm bệnh dễ sinh sôi. Ngoài ra, với các bé đi lớp, điều kiện sinh hoạt chung khó đảm bảo công tác vệ sinh nên tiêu chảy cấp dễ xảy ra.
Tiêu chảy cấp có thể diễn biến phức tạp bởi cơ thể của các bé thường phản ứng mạnh với mầm bệnh. Thêm vào đó, các bé chưa có ý thức ăn bổ sung để bù lại phần dinh dưỡng đã mất. Việc cho các bé uống dung dịch bù nước và điện giải cũng rất khó khăn. Do vậy, cơ thể càng kém sức chống đỡ. Các bé thường không diễn tả chính xác được sự thay đổi triệu chứng hoặc diễn biến bệnh lý, vì thế càng khó khăn để phát hiện sớm.
Chăm sóc đặc biệt
Kết quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào thời điểm bé được phát hiện bệnh sớm hay muộn. Các bậc cha mẹ cần lưu ý về biểu hiện bệnh:
Thường sau khi đi học về, bé có thể bị sốt nhẹ hoặc hơi ươn người. Từ 6 - 10 giờ sau, bé sẽ bước vào giai đoạn sốt cao, rét run, chân tay lạnh khi cơ thể sốt rất cao (trên 40 độ C), một số bé có thể bị co giật.
Sau giai đoạn sốt, bé sẽ bị nôn trớ. Dịch nôn có thể màu trắng sữa do cặn sữa, hoặc ra cháo khi ăn cháo, ra dịch dạ dày và dịch mật khi chất nôn có màu hanh vàng.
Lúc này, nôn là phản ứng tự nhiên của đường tiêu hóa chống lại bệnh tật. Khi bé nôn được thì cơ thể sẽ nhẹ bớt. Cần cho bé nghiêng người ra trước để dễ nôn, không bế nằm ngửa. Nếu bé đang nằm thì để đầu bé nghiêng. Lau sạch chất nôn dính ở miệng và mũi sau nôn.
Sau khi nôn, bé sẽ bị tiêu chảy. Ban đầu, bạn sẽ thấy bé vật vã, nằm bên này, lăn sang bên kia. Tay có thể xoa bụng hoặc kêu đau bụng, đau đầu, đau mỏi chân tay do sự thay đổi điện giải trong cơ thể khi mất nước. Bé có thể tiêu chảy nhiều, lên tới 5 - 6 lần trong vòng 6 - 10 giờ.
Khi chăm sóc bé, chú ý hạn chế cho bé uống sữa tươi, sữa pha trong những ngày tiêu chảy cấp tính. Vì 2 lý do: sữa là thực phẩm dễ thu hút vi khuẩn nếu không thực sự vệ sinh; sữa rất giàu chất béo và đạm, những thứ khó hấp thu trong các ngày đầu tiên bị bệnh này. Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa (như cháo), giảm chất béo và đặc biệt giữ vệ sinh sạch sẽ.
Theo VNE
Những bí quyết vàng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ Khi sức đề kháng giảm, trẻ sẽ biếng ăn và thường xuyên mắc bệnh như xổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, sau đây là những bí quyết vàng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ Khi ra đời, bé cần được cho bú mẹ ngay vì những giọt sữa đầu tiên (sữa non) có nhiều chất giúp...