4 điều đại kỵ khi mua bất động sản mà bạn nên tránh xa
Khi mua bất động sản bạn cần hết sức cẩn trọng, đừng để bản thân rơi vào 4 điều đại kỵ này sẽ dễ mất tiền oan, thậm chí là vỡ nợ.
Nhiều người khi mua bất động sản thường để bản thân vướng vào 4 điều đại kỵ này dẫn đến việc mua phải quá đắt, mua xong trở thành con nợ thậm chí là vỡ nợ. Vậy 4 nguyên tắc này là gì, cùng tìm hiểu để nắm rõ sẽ dễ dàng trong quá trình mua bất động sản, tránh gặp rủi ro khi giao dịch.
1. Quá ham mua/ bán bất động sản
Không nên ham mua những bất động sản quá rẻ so với thị trường mà chưa kịp tìm hiểu kỹ. Bởi có nhiều trường hợp khi đi mua bất động sản lại chỉ quan tâm đến việc nó quá rẻ mà không biết rằng, mức giá của bất động sản thường chịu tác động từ nhiều yếu tố.
Ví dụ như pháp lý của ngôi nhà, mảnh đất xấu, lỗi phong thủy,… Khi mua những ngôi nhà như vậy sẽ gặp rủi ro và rắc rối sau này. Lời khuyên: Không nên mua những căn nhà quá rẻ. Nếu mua cần tìm hiểu rất kỹ.
Ngoài việc mua vào, khi bán ra cũng không nên quá ham. Ví dụ khi quan sát thị trường thấy các nhà đầu tư mua vào một dự án và thu được nhiều tiền. Tâm lý ham khiến muốn nhảy vào đầu tư dự án đó nhưng điều bất lợi là bạn không hề có sự theo sát ngay từ đầu.
Kết quả là việc tham gia vào trúng đợt sóng to khi những người đầu tư khác đã bán ra hết thì bạn rất dễ bị kẹt lại trong quá trình giao dịch bất động sản. Có rất nhiều nhà đầu tư đã phải đi vay ngân hàng để ôm mua các dự án như vậy. Và họ đã bị kẹt lại vì không thể bán được nữa vì khi tham gia là cuối của đợt sóng. Lý do đến từ việc không tìm hiểu kỹ thị trường dẫn tới ham lợi nhuận, rủi ro cao nhất là vỡ nợ.
2. Hời hợt, không tìm hiểu kỹ về thị trường cung – cầu
Ảnh minh họa.
Việc mua bán bất động sản ở đâu cũng sẽ có cung và cầu. Tuy nhiên, mỗi một địa phương sẽ lại có một tiềm năng thị trường riêng. Chính vì thế, bạn cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu của thị trường tại địa phương đó.
Video đang HOT
Bạn cũng không được đánh đồng một bất động sản thị trường ở khu vực này sẽ giống với khu vực kia bởi mỗi một thị trường sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Có những nơi gần khu công nghiệp, có nơi gần sân bay, có những nơi đường cao tốc đi qua. Những điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng lên giá của bất động sản.
3. Bỏ tiền mua khi chưa nắm rõ yếu tố pháp lý của bất động sản
Một bất động sản chỉ có giá trị cao nhất khi đáp ứng đủ các yếu tố pháp lý. Và cũng chỉ khi bạn hiểu rõ yếu tố pháp lý của bất động sản bạn mới có cơ hội để giành tiền về phía mình. Chính vì thế, môi giới bất động sản khuyên rằng việc kiểm tra pháp lý của bất động sản trước khi xuống tiền là vô cùng cần thiết, giúp tránh khỏi những rủi ro liên quan trực tiếp đến quyền lợi. Bên cạnh đó, bất động sản không đầy đủ thủ tục giấy tờ có thể khiến quá trình hoàn thiện bị trì trệ.
Bất động sản đáp ứng đủ yếu tố pháp lý như đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Nếu bất động sản đó đáp ứng đầy đủ yếu tố pháp lý thì nếu chẳng may có xảy ra trục trặc, người mua sẽ được pháp luật bảo vệ và có thể nhận đền bù xứng đáng nếu khởi kiện. Ngược lại, trong trường hợp không đủ giấy tờ pháp lý, khi gặp sự cố, người mua sẽ mất tiền.
4. Bộc lộ quá rõ ràng cảm xúc cá nhân
Ảnh minh họa.
Khi đi mua bán bất động sản bạn phải biết điều khiển cảm xúc của mình. Vì cảm xúc rất ảnh hưởng đến quá trình đàm phán giá. Nhiều chủ nhà có thể là “cao thủ” trong quá trình đàm phán giá và họ dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của người mua và “ướm” được giá chính xác để bán.
Ví dụ: Khi đi mua bất động sản bạn là người không biểu lộ nhiều cảm xúc ra bên ngoài nên người bán sẽ không “bắt được thóp” và không biết bạn mua được ở tầm giá nào. Điều này giúp bạn có thể mua được với giá rất mềm. Nhưng nếu bạn là một người biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài quá nhiều, như biểu hiện quá thích một mảnh đất như vậy thì chủ nhà có thể áp giá với giá rất cao.
Ngoài ra, bạn cũng tránh thể hiện cả luồng cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, khi đi xem một ngôi nhà có giá rất rẻ trên thị trường nhưng lại mặc định luôn là không tìm hiểu vì giá rẻ sẽ có rủi ro. Điều này dẫn đến việc có người mua mất ngôi nhà này và lý do họ tìm hiểu ra là ngôi nhà có giá rẻ là vì chủ nhà vỡ nợ nên cần bán mà không hề gặp vấn đề gì cả. Như vậy thì bạn đã mất cơ hội mua được bất động sản rẻ rất lãng phí.
Bài viết được ghi theo chia sẻ và tư vấn của HaNoi Home – Kênh thông tin bất động sản tại Hà Nội.
5 sai lầm khi mua nhà khiến nhiều người tốn hàng "tấn tiền": Hãy thật sáng suốt trong từng quyết định để tránh rủi ro "gõ cửa"
Sau nhiều năm tích cóp, cuối cùng bạn cũng đủ khả năng sở hữu một ngôi nhà để che nắng che mưa.
Với tâm lý hào hứng nhưng lại có chút chủ quan khi nắm tiền trong tay, nhiều người đã rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười khi mua nhà khiến bản thân mất tiền oan.
Cho dù bạn thuộc nhóm 1% người giàu có hay 99% nhóm người bình thường, thì một ngôi nhà có thể là khoản mua sắm lớn nhất mà bạn từng thực hiện.
Thật không may, rất nhiều người mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn khi mua nhà - những sai lầm có thể khiến bạn phải trả thêm hàng tấn tiền lãi suất hoặc tệ hơn, khiến bạn có một ngôi nhà mà bạn không thể mua được và không thể dỡ bỏ.
Sau đây là những ví dụ về những động thái ngu ngốc mà người mua nhà thực hiện năm này qua năm khác. Hãy đọc thật kỹ để tránh rủi ro "gõ cửa".
1. Mua quá khả năng
Sai lầm nghiêm trọng nhất chính là mua nhà quá túi tiền. Ảnh: Internet
Đây là sai lầm điển hình mà những người mua nhà thường mắc phải. Ai cũng có tâm lý muốn sở hữu một căn nhà rộng, đẹp, thoải mái, ở nơi đắc địa... điều này không có gì sai. Nhưng mua bất cứ thứ gì kể cả mua bất động sản cũng phải căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân. Nhiều người đổ quá nhiều tiền mua nhà sau đó không thể trả nợ nổi đã phải bán đi.
Con người luôn muốn có được những điều tốt đẹp nhất, thậm chí điều đó có thể vượt quá khả năng của bản thân. Tuy nhiên, đừng bị cám dỗ, mua nhà hơn khả năng chỉ trả có thể khiến người mua phải đối mặt với những cú sốc tài chính... Do đó, trước khi mua nhà, cần xem xét túi tiền có bao nhiêu, tìm hiểu số tiền có thể trả mỗi tháng nếu phải vay. Khoản thanh toán thế chấp hàng tháng của bạn không được vượt quá 28% tổng thu nhập hàng tháng. Nếu còn một khoản nợ khác ngoài khoản vay mua nhà thì tỷ lệ vay mua nhà với tổng thu nhập còn phải thấp hơn con số này.
2 . Rơi vào một khoản vay đắt đỏ
Trước khi mua nhà, nhiều người sẽ quan tâm đến khoản vay của ngân hàng. Nhưng việc đó không chỉ đơn giản là ngồi ở nhà truy cập website của ngân hàng, sử dụng máy tính xem có thể vay bao nhiêu. Giữa các ngân hàng có mức lãi suất cũng như khoản vay khác nhau.
Việc vay đến hạn mức được ngân hàng chấp thuận có thể khiến tài chính của bạn bị kéo dài và khiến bạn gặp phải tai họa trong trường hợp mất việc hoặc bị thương. Hãy cân nhắc giảm ít nhất 10% số tiền được ngân hàng phê duyệt và sử dụng đó làm giá tối đa khi "săn" nhà.
Do đó, điều quan trọng là phải chọn gói tài chính mà ngân hàng cho vay một cách cẩn thận. Đừng chỉ tham khảo ở một ngân hàng mà nên tìm hiểu ở các ngân hàng khác nhau hoặc nhờ đến một người có kinh nghiệm về tài chính để tư vấn.
Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác để tránh bị rơi vào bẫy đăng ký khoản vay rủi ro hơn như vay thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh... Đây là những công cụ tài chính phức tạp. Họ bắt đầu với các khoản thanh toán thấp, nhưng lãi suất sẽ điều chỉnh sau đó và có thể khiến các khoản thanh toán tăng vọt. Mặt khác, thế chấp lãi suất cố định mang lại sự ổn định, an toàn và yên tâm.
3. Không tìm hiểu kỹ lưỡng
Việc mắc phải bất kỳ sai lầm nào trong số này đều có thể cộng thêm năm con số trở lên vào giá bạn phải trả cho một ngôi nhà. Ảnh: Internet
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về dự án nhà và thị trường bất động sản. Ngoài ra, người mua cũng sở hữu rất nhiều công cụ, dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Cho nên, không có lý do gì mà không nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trước khi tìm được khu đất hay căn hộ, căn nhà như bạn mơ ước và phù hợp túi tiền.
Các bước cần nghiên cứu trước khi mua là căn nhà đã được mua bán như thế nào? Nhà được trang bị tiện ích gì? Hay có các tiện ích gần nhà như trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị không?... Đây là những điều đơn giản để bạn có thể bắt đầu tìm hiểu.
4. Mua vì giá rẻ
Nhiều người mua nhà chỉ quan tâm đến vấn đề giá cả. Đi xem một lượt các căn nhà, cuối cùng chọn mua căn có giá bán rẻ nhất mà không xem xét đến vị trí căn nhà, tình hình an ninh khu vực, chất lượng vệ sinh môi trường... hay các tiện ích xung quanh. Mua nhà giá rẻ nhưng hàng ngày phải tốn mất 2, 3 tiếng đồng hồ để di chuyển giữa nhà và chỗ làm hay mua nhà giá rẻ nhưng cuộc sống luôn phải lo sợ trộm cướp, tệ nạn xã hội. Liệu bạn có thể sống an yên tại một nơi ở như thế?
5. Bỏ qua kiểm tra
Một phần của vấn đề khi mua hàng theo cảm tính đó là có thể khiến bạn mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn khác, chẳng hạn như bỏ qua việc kiểm tra nhà. Ảnh: Internet
Đừng để vẻ hào nhoáng bên ngoài của căn nhà đánh lừa bạn! Trường hợp mua nhà xây sẵn, việc kiểm tra bàn giao là vô cùng cần thiết, đây là việc cần làm để đảm bảo quyền lợi cho khách mua nhà. Những chi tiết như sàn gỗ, kính cường lực, len tường... thường gặp phải vấn đề về chất lượng, người mua nhà nên kiểm tra kỹ. Trường hợp bạn mua nhà đã qua sử dụng, việc kiểm tra kỹ căn nhà tạo ra các lợi thế giúp bạn thương lượng giá cả với người bán. Biết đâu bạn sẽ tiết kiệm được một khoản hời nhờ chịu khó "soi" nhà!
Tỷ phú game Trung Quốc mạnh tay chi 25 triệu USD mua biệt thự trên đất Mỹ Rộng hơn 1300m2, căn biệt thự mới trên đất Mỹ của tỷ phú game Trung Quốc Tianqiao Chen khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tianqiao Chen được biết đến là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong thời đại internet ở Trung Quốc. Mới đây, vị tỷ phú này gây xôn xao với việc thỏa thuận xong việc mua biệt thự trị...