4 điều cần biết về nội tiết tố được sinh ra trong lúc bạn ngủ
Melatonin là nội tiết tố được sinh ra trong giấc ngủ của bạn. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và tăng cảm giác hạnh phúc cho bạn.
Mức độ melatonin của bạn có thể không phải là điều đầu tiên bạn cần xem xét khi bạn đang cố gắng để được khỏe mạnh, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua yếu tố này. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến melatonin mà bạn nên tham khảo để có thể giúp mình luôn vui vẻ, khỏe mạnh.
1. Quá trình sản xuất melatonin dễ bị gián đoạn
Mức độ melatonin được sản sinh và tăng lên một cách tự nhiên trong cơ thể vào buổi tối để cơ thể chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, quá trình sản xuất melatonin có thể bị ảnh hưởng, gián đoạn bởi ánh sáng ban ngày, sự căng thẳng hoặc thậm chí là ánh sáng trong phòng khi ngủ.
Khi ngủ, không gian tối sẽ giúp cơ thể sản sinh melatonin tốt hơn, nhờ đó bạn sẽ thoải mái và ít mệt mỏi hơn. Vì vậy, hãy tắt hết các thiết bị phát sáng trong phòng bạn trước khi ngủ để báo hiệu cho cơ thể đã tới giờ ngủ và có giấc ngủ tốt hơn.
Mức độ melatonin có mối liên hệ thân thiết với ánh mặt trời và tiếp xúc với ánh mặt trời lúc sáng sớm là cách hiệu quả để cơ thể hấp thu melatonin tốt nhất. Vì vậy, hãy đi ngủ lúc 10h tối và dậy lúc 6h sáng để cải thiện sản xuất melatonin của bạn một cách tự nhiên.
Video đang HOT
Melatonin là nội tiết tố được sinh ra trong giấc ngủ của bạn. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và tăng cảm giác hạnh phúc cho bạn. Ảnh minh họa
2. Melatonin giúp giảm trầm cảm
Melatonin là một trong những hormone quan trọng nhất trong cơ thể. Nó có ảnh hưởng đến sự cân bằng hóa học quan trọng và cần thiết của cơ thể để ngăn ngừa sự trầm cảm tự nhiên. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố khác trong cơ thể, nhất là những kích thích tố cần thiết để ngăn ngừa trầm cảm, chẳng hạn như serotonin.
Vậy nên, nếu bạn gặp phải tình trạng căng thẳng, stress hoặc rơi vào trầm cảm, hãy dành cho mình giấc ngủ ngon để cơ thể đẩy lùi tâm trạng một cách tự nhiên nhất.
3. Mức độ melatonin giảm dần theo độ tuổi
Nhiều kích thích tố trong cơ thể con người giảm dần theo tuổi tác, bao gồm melatonin. Tuổi tác, sức khỏe, tinh thần, sự lão hóa, cân nặng theo tuổi… là những yếu tố khiến bạn gặp khó khăn trong giấc ngủ hơn khi còn nhỏ. Đó là lý do tại sao càng về già, nhiều người càng ngủ ít đi. Mà càng ngủ ít thì lượng melatonin do cơ thể sản xuất ra càng ít đi.
Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn cần tập thói quen ngủ đúng giờ và ngủ ngon. Điều này sẽ góp phần giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhiều và trẻ trung hơn.
4. Chọn thực phẩm đúng giúp tăng cường mức melatonin trong cơ thể
Một số thực phẩm được cho là có tác dụng hỗ trợ sản xuất melatonin như: anh đào, quả óc chó, chuối, cà rốt, bột yến mạch, bí đỏ, khoai lang, gà tây, bí, thịt gà, trứng, cây gai dầu, gạo nâu, chia, sữa chua, cải xoăn, rau bina và hạnh nhân… Những thực phẩm này chứa các axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu… nên có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Nhờ đó, khả năng sản xuất melatonin của cơ thể cũng tăng.
Theo Trí Thức Trẻ
Nội tiết tố sinh dục đàn ông suy giảm khi có con
Kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy việc sinh con không chỉ làm thay đổi hormone sinh dục của bà mẹ mà còn làm suy giảm nội tiết tố của cả người cha.
Theo Telegraph, nhiều cặp vợ chồng than phiền đời sống tình dục tụt dốc hẳn sau khi đứa con đầu lòng ra đời. Đa phần bà mẹ cảm thấy lo lắng vì nghĩ rằng nguyên nhân là không còn hấp dẫn trong mắt chồng.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy việc lên chức mẹ không chỉ làm thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ mà đối với đàn ông cũng vậy, hormone sinh dục của họ suy giảm rõ rệt khi được làm cha.
Hormone sinh dục của đàn ông suy giảm rõ rệt khi được làm cha. Ảnh: Telegraph.
Tiến sĩ Lee Gettler (ĐH Notre Dame) đã nghiên cứu vấn đề này trên 400 người đàn ông ở Philippines. Ông theo dõi nồng độ hormone testosterone khi các tham dự viên còn độc thân (ở tuổi 21) cho đến khi họ đã làm bố (tuổi 26).
Hầu hết ông bố tham gia nghiên cứu cho biết ít quan hệ tình dục hẳn từ khi đứa con đầu lòng chào đời. Theo dõi cho thấy, trong suốt năm đầu khi làm cha, hormone testosterone của nam giới giảm khoảng 1/3. Riêng những ông bố giúp vợ chăm sóc trẻ khoảng 3 tiếng mỗi ngày hoặc nhiều hơn có thể giảm thêm 20% lượng hormone này. Chính vì tâm lý bao bọc con cái đã tác động lên cảm xúc của những người mới làm cha, khi quá bận rộn chăm sóc con, họ không còn mặn mà chuyện chăn gối vợ chồng.
Đây là nghiên cứu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về những thay đổi sinh học của đàn ông từ khi có con đầu lòng. Tiến sĩ Gettler cho rằng, khi đứa con ra đời, không chỉ cơ thể phụ nữ mới có những thay đổi để đáp ứng được vai trò làm mẹ về mặt sinh học, mà cả người bố cũng đáp ứng được nhu cầu này. Những người lần đầu làm cha sẽ giảm sút testosteron 33-34%. Đặc biệt, nhóm nam giới tập trung cao độ vào việc chăm sóc con hàng ngày thường có mức testosterone thấp nhất.
Qua nghiên cứu lần này, các nhà khoa học khuyên sản phụ không nên lo lắng quá khi cảm thấy chồng xa cách và không mặn mà chuyện chăn gối sau khi sinh con. Hãy hiểu rằng đàn ông cũng được lập trình để tập trung vào việc chăm sóc con mình nên mối quan tâm của họ đến tình dục suy giảm là điều bình thường.
"Ở các loài động vật có vú khác, những con đực không giúp con cái nuôi con. Vậy nên có vẻ là tạo hóa đã tăng cường hệ thống nội tiết tố ở nam giới để đáp ứng nhu cầu của con cái họ. Con người là loài duy nhất phát triển bản năng làm cha", vị trưởng nhóm nghiên cứu nói.
Tiến sĩ Gettler cũng khuyên các ông bố không nên lo âu về việc trở thành cha sẽ ảnh hưởng đến phong độ của mình. "Có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa testosterone và sự nam tính nhưng tôi nghĩ nếu bạn hỏi đa số người đàn ông sẽ nói rằng trở thành một người cha tuyệt vời đồng nghĩa là người đàn ông tuyệt vời. Sự tiến hóa đã định hình yếu tố sinh học về hệ thần kinh giúp đàn ông đảm đương vai trò này", ông nói.
Theo VNE
5 cách hay giúp bạn tránh mất cân bằng nội tiết tố Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, các vấn đề da, tăng - giảm cân đột ngột, khó ngủ, ngủ nhiều, hội chứng tiền kinh nguyệt... thì có thể bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố! Nội tiết tố (hormone) và vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Nhưng không phải ai...