4 điều bạn cần làm trong mùa đông để luôn khỏe mạnh
Bổ sung vitamin D, bảo vệ làn da, tiêm phòng cúm và bổ sung axit béo omega-3 là những việc nên làm trong mùa đông để khỏe mạnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết điều này.
Không khí lạnh, thiếu ánh sáng mặt trời trong mùa đông là những nguyên nhân khiến các vi khuẩn hoạt động mạnh hơn, con người dễ mắc nhiều bệnh hơn, nhất là các bệnh về đường hô hấp và tâm lý. Vì vậy, bạn cần phải biết những bí quyết dưới đây để có thể sống khỏe trong mùa này.
1. Bổ sung vitamin D
Tất cả chúng ta đã nghe nói về sự kỳ diệu của vitamin D, bao gồm: tốt cho sức khỏe tim mạch, làn da, hệ miễn dịch và sức khỏe tâm thần… Nguồn vitamin D tự nhiên và phong phú nhất là từ ánh mặt trời. Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết u ám kèm theo không khí lạnh khiến cho việc hấp thụ vitamin D từ ánh mặt trời bị hạn chế đi rất nhiều. Trong khi đó, cơ thể liên tục cần được bổ sung đủ vitamin D để duy trì sự khỏe mạnh. Bởi vậy, bạn cần bổ sung thêm vitamin D từ các thực phẩm ăn hàng ngày.
Một số thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể bổ sung là sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu nành, trứng…
Ảnh minh họa
2. Bảo vệ làn da
Nhiều người cho rằng, mùa đông không có nắng thì không cần bảo vệ làn da. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, ngay cả trong mùa đông bạn cũng cần dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình. Mặc dù ánh mặt trời mùa đông không gay gắt nhưng nó cũng chứa 2 loại tia cực tím (UV) là tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB), gây tổn hại làn da của bạn.
Video đang HOT
Ánh sáng UVB thấm sâu vào lớp bề mặt của da và làm da đỏ lên và cũng có thể dẫn đến ung thư da theo thời gian. Nhưng tia UVB có thể được chặn bởi kính cửa sổ ở nhà hoặc xe ô tô… Trong khi đó, tia UVA lại thâm nhập vào các lớp trên và sâu hơn của da, gây tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Tia UVA khó tránh hơn tia UVB vì nó có thể xuyên qua kính cửa sổ và xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm.
Ảnh minh họa
3. Tiêm phòng cúm
Nhiều người trong số chúng ta cho rằng tiêm phòng cúm là không cần thiết vì nó không phải là bệnh nguy hiểm. Nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có khoảng 0,5-1,5 tỉ người có thể mắc bệnh cúm, trong đó 3-5 triệu trường hợp cúm nặng và khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong trên khắp thế giới. Vì vậy, việc tiêm phòng cúm là hết sức cần thiết, nhất cả khi vào mùa đông, hệ miễn dịch suy giảm, khả năng bị cúm tăng lên.
Các virus cúm nhiều khi có những đột biến khác nhau ở mỗi mùa. Bạn nên chích ngừa mỗi mũi cúm theo từng thời điểm và mỗi năm để có thể tránh được những đột biến của bệnh. Ngay cả khi bạn đã chích ngừa trong mùa bệnh trước thì đến mùa bệnh này bạn vẫn nên tiêm mũi nữa để yên tâm hơn.
Ảnh minh họa
4. Bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, bảo vệ da, và thậm chí giảm một số ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, giúp bạn giữ được tinh thần thoải mái, năng động, vui vẻ…
Mùa đông là mùa dễ khiến con người rơi vào tình trạng u uất, trầm cảm, cáu kỉnh, căng thẳng. Do vậy, bổ sung những nhóm thực phẩm giàu omega-3 trong thời gian này là một cách tuyệt vời giúp bạn ổn định tâm lý, tăng cường sức khỏe tâm thần. Axit béo omega-3 không chỉ có nhiều trong một số loại cá như cá hồi, cá ngừ… mà nó còn có trong ạt lanh (bột hoặc dầu), hạt chia, và quả óc chó…
Theo Maskonline
5 điều bắt buộc phải biết khi ăn cá
Cá là thực phẩm vàng cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách ăn sẽ vô cùng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Lượng cá nên ăn mỗi tuần
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn 2 bữa cá mỗi tuần, đặc biệt là những loại cá có chứa hàm lượng axit béo Omega-3 cao. Mỗi bữa nên gồm khoảng 1 lạng cá.
Cá rán kỹ không tốt
Cá tốt nhất cho sức khỏe khi được nướng bỏ lò hoặc luộc. Đáng tiếc là, các lợi ích sức khỏe của cá có thể biến mất khi nó được rán kỹ. Ăn nhiều thực phẩm rán đối mặt với nguy cơ tăng cao bị bệnh tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu đối với phụ nữ lớn tuổi, một bữa cá rán mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ suy tim tăng thêm 48%.
Không ăn cá khi đói
Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric, mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô. Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
Cá chứa nhiều kí sinh trùng nên phải chế biến kỹ
Đây là tin xấu đối với những người thích ăn gỏi cá hoặc sushi. Dù các đầu bếp của nhà hàng đẳng cấp nhất có tài giỏi cỡ nào, ăn các hải sản sống do họ chế biến luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với ăn hải sản đã qua nấu nướng. Theo lý giải của các chuyên gia, cá dùng trong món sushi đã được đông lạnh chớp nhoáng ngay sau khi đánh bắt và chỉ phù hợp để ăn sống khi đã được tiêu diệt hết ký sinh trùng. Tuy nhiên, cách duy nhất để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng hiện nay là nấu chín món cá của bạn.
Ăn cá trong khi đang uống thuốc trị ho
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm... cũng chứa chất ức chế monoamine.
Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Theo Khoevadep
4 nguyên tắc ăn uống giúp bạn tránh xa các bệnh ung thư Các thói quen xấu trong ăn uống là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư. Tránh nướng hay rán đồ ăn quá kỹ Đồ ăn nướng và rán quá kỹ thường sẽ bị cháy, khiến món ăn không còn hấp dẫn, nhưng quan trọng hơn, đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc bệnh ung thư. Khi thực...