4 điều bạn cần biết trước khi xem siêu phẩm mới nhất của Disney
“Pete’s Dragon – Pete và người bạn rồng” hứa hẹn là một bom tấn đáng xem cuối mùa hè năm nay.
Pete’s Dragon – Pete và người bạn rồng là dự án mà Disney thai nghén đã lâu, tuy là một tựa phim đã rất thành công nhưng Nhà Chuột vẫn luôn khao khát làm lại tác phẩm này. Với họ, tham vọng lớn nhất không phải là vượt qua các hãng phim đối thủ mà là vượt qua đỉnh cao từng đạt được: kể lại câu chuyện cũ với hình thức hấp dẫn và tiếp cận nhiều đối tượng khán giả hơn. Với 3 năm chuẩn bị và thực hiện, bộ phim đã được đầu tư tỉ mỉ từ khâu lựa chọn biên kịch đến xây dựng bối cảnh để những chi tiết trong phim hoàn mỹ nhất. Cùng tìm hiểu đôi điều có thể khiến khán giả muốn ra rạp xem bộ phim này:
1. Bối cảnh hùng vĩ chân thực tại New Zealand
Đa số các tình tiết trong phim đều diễn ra bên trong rừng, vì thế để đạt được hiệu quả tốt về mặt ánh sáng tự nhiên, cảnh sắc của cây cối cao to cho phù hợp với bối cảnh của câu chuyện, đạo diễn David Lowery đã lựa chọn New Zealand là địa điểm ghi hình cho bộ phim.
Là một đảo quốc có địa hình, cảnh quan và điều kiện khí hậu đa dạng, đặc điểm này giúp cho Pete’s Dragon truyền đạt được sự hùng vĩ và bí ẩn của vùng hoang dã mà không cần đến sự tạo dựng vẻ đẹp thiên nhiên bằng máy móc. Ngoài ra, New Zealand đã thu hút rất nhiều nhà làm phim tới đây, những phần phim của “The Lord of The Rings” cũng từng được thực hiện ở đảo quốc xinh đẹp này.
2. Từ bộ phim kinh điển tới tác phẩm hiện đại năm 2016
Video đang HOT
Năm 1977, Walt Disney cho ra mắt bộ phim Pete’s Dragon với nội dung hấp dẫn xoay quanh tình bạn giữa một cậu bé mồ côi và chú rồng xanh sống trong rừng già. Đây là một trong những bộ phim kết hợp giữa hoạt hình và người thực đầu tiên và rất thành công ở thời điểm đó. Với kinh phí chỉ có 10 triệu đô la Mỹ, hãng phim đã đem về doanh thu lên đến gần gấp 4 lần.
Sau nhiều năm, Disney vẫn tin tưởng câu chuyện này vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Tuy nhiên họ không khỏi trăn trở làm mới câu chuyện cũ như thế nào, thêm thắt gì để hấp dẫn hơn? Cuối cùng, họ đã tìm ra người đồng hành: đạo diễn/ tác giả kịch bản David Lowery để chia sẻ nỗi lo toan và cùng thực thiện giấc mơ lớn.
David Lowery không chỉ làm tốt ở vai trò đạo diễn mà ông còn khẳng định tên tuổi với vị trí là tác giả kịch bản. Sau thành công với kịch bản của “Pioneer” – phim ngắn được công chiếu tại Liên hoan phim Sundance 2011, Lowery tiếp tục nhận được những phản hồi tích cực từ cả phía khán giả lẫn giới chuyên môn cho phim truyện kịch tính “Ain’t Them Bodies Saints” tại Liên hoan phim Sundance 2013. Vì thế, nhà sản xuất Whitaker đã hoàn toàn có lý khi đưa ra nhận định: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng David có đủ tài năng để tìm tòi những cách thức tiếp cận mới đối với câu chuyện có nội dung đơn giản này và biến nó thành một bộ phim giàu sức hấp dẫn đối với người xem.”
3. Elliot – Quá trình tạo hình đầy khó khăn và một người bảo vệ, một người bạn thân thiện đáng yêu
Rồng vốn luôn được coi là một sinh vật bí ẩn từng xuất hiện trên trái đất ở giai đoạn 4000 năm trước Công nguyên. Với mỗi quốc gia, dân tộc, rồng lại mang hình ảnh khác nhau và những ý nghĩa khác nhau. Chính vì thế tạo hình và tính cách của Elliot là một chủ đề mà các nhà làm phim đã phải bàn bạc không biết bao nhiêu lần. Họ đã tham khảo hình tượng các con vật khác nhau, từ chó, mèo, sư tử và khỉ để tạo nên hình dạng của chú rồng xanh. Tuy nhiên, hình ảnh chú rồng của phiên bản 1977 vẫn là nguồn tham khảo chính như một cách tri ân bản phim cũ.
Và rồi rồng Eliot của năm 2016 xuất hiện. Không còn mang phong cách dễ thương với “chởm tóc” hồng, đôi cánh nhỏ xíu và vẩy lưng như phiên bản hoạt hình, lần này Eliot xuất hiện cao lớn và có phần hung dữ. Tuy nhiên, người bạn này lại có bộ lông vô cùng dày và êm ái. Có lẽ, Elliot là chú rồng đầu tiên trong lịch sử làm phim hoạt hình có số lượng lông được tạo ra lên tới 15 triệu. Chi tiết này là điểm giúp Elliot thân thiện hơn với các chú rồng có bộ cánh vảy sừng cứng cáp của các tác phẩm khác. Một điều đáng chú ý khác là khả năng phun lửa, bay, tàng hình của Eliot sẽ sống động hơn hiệu ứng hoạt hình rất nhiều nhờ công nghệ CGI tân tiến.
Trong phim, giữa Elliot và Pete có mối liên kết hết sức đặc biệt. Đó là mối quan hệ tạo cho người xem một cảm giác thoải mái và dễ tan chảy trước khoảnh khắc cả hai quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Và để có được những cảnh quay ngập tràn cảm xúc chân thật ấy, đội ngũ hình ảnh của phim đã nghiên cứu hàng giờ về cách sinh hoạt của vật nuôi nhằm tạo sự ngây thơ, tính ham chơi vô cùng thực tế cho chú rồng Elliot. Vì thế, Elliot có lúc như một người bạn, có khi lại chững chạc như anh trai, và lúc bảo vệ Pete như người cha thì có phần đáng sợ hơn nhiều.
4. Tác phẩm đang nhận được hồi đáp tích cực
Sau khi công chiếu ở Mỹ, Pete’s Dragon đang có những phản hồi tích cực từ các trang đánh giá phim uy tín. Cụ thể, bộ phim nhận số điểm 7.4/10 ở chuyên trang IMDb và 7.3 “tươi” tại “Trái Cà Chua Khó Tính”: RottenTomatoes. Đây cũng là những nhận xét đáng tham khảo cho khán giả trước khi ra rạp xem bộ phim này.
Pete’s Dragon dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 26.08.2016.
Theo Zen / Trí Thức Trẻ
'Đi tìm Dory' cán mốc doanh thu 900 triệu USD
Qua đó, "Finding Dory" đã vượt qua "Batman v Superman: Dawn of Justice" và bốn bộ phim ăn khách nhất trong năm 2016 hiện đều đến từ "ông trùm" Disney.
Theo hãng Disney, phần tiếp theo của Finding Nemo mới đạt mức doanh thu 900 triệu USD toàn cầu. Đây là bộ phim thứ tư của họ làm được điều đó trong năm nay, sau Zootopia, The Jungle Book và Captain America: Civil War. Bốn tác phẩm hiện cũng là những bộ phim ăn khách nhất thế giới năm 2016.
Nếu tính riêng Pixar, Finding Dory có doanh thu cao thứ ba lịch sử xưởng hoạt hình, sau Toy Story 3 (1,06 tỷ USD) và Finding Nemo (936 triệu USD).
Finding Dory giúp hãng Disney nối dài chuỗi thắng lợi vang dội tại phòng vé trong năm 2016. Ảnh: Disney
Ra rạp hồi trung tuần tháng 6, Finding Dory có thành tích ra mắt ấn tượng tại Bắc Mỹ khi thu 135 triệu USD chỉ sau ba ngày trình chiếu. Đây là doanh thu mở màn tốt nhất đối với một tác phẩm hoạt hình tại thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.
Hiện doanh thu ngoại địa của Finding Dory là 423,5 triệu USD, và bộ phim vẫn còn cơ hội nâng cao thành tích phòng vé khi chưa ra mắt tại Italy, Đức và một số quốc gia nhỏ khác.
Nhật Bản là đất nước mến mộ cô cá xanh Dory nhất khi mang về cho Disney tới 50 triệu USD. Còn Trung Quốc, thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới, đóng góp khoảng 38 triệu USD.
Finding Dory là bộ phim thứ 40 trong lịch sử điện ảnh, và thứ 16 trong lịch sử hãng Disney, chạm mốc doanh thu 900 triệu USD.
Tác phẩm hiện giữ vị trí thứ tư trong danh sách các phim ăn khách nhất năm nay, khi xếp sau Captain America: Civil War (1,15 tỷ USD), Zootopia(1,02 tỷ USD), The Jungle Book (949 triệu USD), và đứng ngay trên Batman v Superman: Dawn of Justice (873 triệu USD).
Hãng Disney không tiết lộ chính xác kinh phí sản xuất của Finding Dory, nhưng giới quan sát nhận định con số rơi vào khoảng 175-200 triệu USD. Dựa trên những bài đánh giá tích cực của giới phê bình, câu chuyện tìm lại gia đình của cô cá xanh đãng trí Dory hiện là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Phim hoạt hình xuất sắc tại Oscar 2017.
Theo Zing
12 phân cảnh đẹp đến 'nghẹt thở' trong phim hoạt hình Disney Nổi tiếng với những bộ phim hoạt hình tỉ mỉ, chỉn chu khoản hình ảnh, không ít lần Disney khiến khán giả phải sững người trước một khung cảnh hoành tráng tuyệt đẹp. Thằng gù nhà thờ Đức Bà đến nay vẫn là tác phẩm được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình ảnh. Đây là phân cảnh nổi tiếng của...