4 điểm quan trọng về viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ PHẢI biết
Khi trẻ ho, mẹ không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn.
Viêm phổi luôn là “cơn ác mộng” với tất cả các bà mẹ đang chăm trẻ sơ sinh. Trẻ nhỏ từ 0-3 tháng tuổi khả năng miễn dịch còn rất thấp, hệ hô hấp còn non yếu nên nếu đã bị viêm phổi thì sau này sẽ rất dễ tái phát.
Bé sơ sinh thở bụng, chủ yếu qua đường mũi và thở không đều, thường có những cơn ngưng thở sinh lý dưới 10 giây là do phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, cấu tạo hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, ông cha ta có tục lệ ăn đầy tháng khi trẻ đầy một tháng tuổi, tức là mừng cho bộ máy hô hấp của bé sơ sinh có khả năng thích nghi được với môi trường sống bên ngoài.
Không chỉ riêng mùa đông mà ngay cả mùa hè, thu trẻ cũng rất dễ mắc viêm phổi do nằm quạt, điều hoà không đúng cách hoặc do bị nhiễm lạnh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cần biết một số kiến thức không thể quên về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm phổi, viêm đường hô hấp (ảnh minh hoạ)
Những cách chăm con sai lầm dẫn đến viêm phổi
Loại trừ những nguyên nhân như khi người mẹ mang thai hoặc trong quá trình sinh để bị nhiễm khuẩn dẫn đến trẻ sinh ra mắc virus đường hô hấp, cũng còn nhiều nguyên nhân khác đến từ những bất cẩn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh khiến bé bị viêm phổi:
- Nhiều bà nhiều mẹ thường quan niệm trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm lạnh nên cần ủ ấm trong mùa đông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, nếu ủ ấm quá, trẻ ra mồ hôi lại dễ bị nhiễm lạnh. Trẻ sơ sinh thoát nhiệt qua da, nếu ủ bé kỹ quá, mồ hôi thoát ra không được bay đi mà sẽ bị thấm ngược vào phổi, gây bệnh về hô hấp.
- Trời nóng, nhiều cha mẹ bật điều hoà hoặc quạt liên tục, thậm chí vô tư để luồng gió chiếu thẳng vào người con cũng là nguyên nhân khiến bé bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến viêm phổi.
- Thời gian sáng sớm và tối muộn là hai thời điểm lạnh nhất trong ngày, cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ sơ sinh ra ngoài trời. Nếu cho bé ra mà không có đầy đủ quần áo, mũ con cũng sẽ dễ nhiễm bệnh.
- Trong đêm, nếu được ủ ấm, trẻ có thể cảm thấy nóng bức nên đạp tung chăn ra và sau đó lại dễ nhiễm lạnh. Điều này rất nguy hiểm. Nếu cha mẹ không kịp thời đắp lại chăn cho con nhiều lần trong đêm, em bé dễ dàng viêm đường hô hấp, thậm chí viêm phổi.
2. Triệu chứng của viêm phổi
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh, cần được chăm sóc y tế: trẻ sơ sinh có ho hoặc thở như ngáy, sốt, khó thở, nôn trớ, tiêu chảy và quấy khóc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tiễn của các thầy thuốc nhi khoa Việt Nam, nhận biết một trẻ sơ sinh khi bị viêm phổi có biểu hiện ban đầu là trẻ dễ quấy khóc, đây là kết quả của sự nhiễm trùng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến trẻ quấy khóc hoặc khó ngủ.
Ngoài ra, trẻ còn một số biểu hiện khác như
Video đang HOT
- Thở nhanh: Nhịp thở 60 lần/phút đối với trẻ
Nhịp thở 50lần/phút đối với trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi và
Nhịp thở 40lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi .
- Sốt cao
- Khò khè
- Chán ăn.
Mẹ nên quan sát các biểu hiện sức khoẻ của con để đi khám kịp thời (ảnh minh hoạ)
3. Biến chứng của viêm phổi
Nếu trẻ bị viêm phổi không được điều trị kịp thời, hoặc chăm sóc không đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm chẳng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, suy tim, bại não, vv, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ đừng chủ quan với những biểu hiện của viêm phổi khi thấy con ho, khò khè hay thở nhanh.
4. Cách phòng tránh, chăm sóc trẻ bị viêm phổi
Đầu tiên, cha mẹ nên luôn luôn chú ý để giúp trẻ em duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, sắp xếp nhiệt độ trong nhà, kiểm soát độ dày của quần áo, không để cho trẻ cảm thấy nóng và lạnh, điều này là vô cùng quan trong để giúp con phòng tránh bệnh tật.
Khi trẻ ho, mẹ không nên tự mua thuốc giảm ho cho bé vì phản xạ ho sẽ không thể thực hiện, trẻ không tống được chất đờm trong phế quản ra ngoài sẽ dễ bị bệnh nặng hơn. Chỉ nên cho trẻ uống các loại thuốc ho được bào chế từ dược liệu đơn giản, phù hợp để làm thông thoáng đường thở (luôn hỏi bác sỹ trước khi cho trẻ uống).
Khi trẻ sổ mũi mà còn quá bé, không tự hỉ mũi được, mẹ nên làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối loãng và hút, rửa mũi bằng dụng cụ hút mũi thường xuyên. Tránh để nước mũi không thoát được, chảy xuống họng sẽ càng gây ho, đờm.
Ngoài ra, khi một đứa trẻ có trường hợp sốt, chúng ta phải đưa họ đến bệnh viện để điều trị, không trì hoãn điều trị. Đối với trẻ em bị viêm phổi, các bác sĩ thường sẽ sử dụng kháng sinh nhất định. Tất nhiên, đối với bệnh lý khác nhau và bệnh nhân, phương pháp này sẽ khác nhau. Không nên quá bài xích kháng sinh, sẽ khiến con gặp nguy hiểm.
Theo Khám Phá
Những điều cấm kỵ khi ăn gừng bạn phải biết
Gừng có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng gừng chế biến món ăn.
1. Không nên gọt vỏ
Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.
2. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
3. Không nên ăn nhiều gừng
Gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá cơ thể sẽ bị nhiệt.
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu bạn ăn với liều lượng lớn thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Bạn cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Tuyệt đối không ăn gừng vào buổi tối
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.
Đặc biệt, những người mắc bệnh sau đây: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường... thì không được ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu thì bạn nên tránh ăn bổ sung nhiều gừng dù ở bất kì dạng nào. Gừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, nên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Ăn nhiều gừng có thể làm cho một số nguy cơ bệnh tim nặng hơn.
4. Không ăn gừng vào buổi tối
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.
5. Mùa thu không nên ăn gừng
Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo": "Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng".
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, vì mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đã được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đã được phân tích rất khoa học.
6. Không được dùng cho những người bị trúng nắng
Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.
7. Phụ nữ mang thai không nên ăn gừng
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ), tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng nếu đang mang thai.
Theo Khỏe và đẹp
Nuôi con thần đồng bằng cách 'rẻ tiền' Thay vì mua đồ chơi thông minh cho con, tôi nghĩ cha mẹ nên chú tâm vào những việc thiết thực và "rẻ tiền" hơn. Từ khi mới sinh, trẻ đã có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, và vị giác. Do đó, những tác động của môi...