4 dạng bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng bệnh nhân
Nhiễm trùng là tình trạng xảy ra khi có một sinh vật lạ xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Những sinh vật này sử dụng cơ thể người để sinh sản và duy trì sự sống của nó. Chúng còn được gọi là mầm bệnh.
Những mầm bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn, virus, nấm mốc, prion. Chúng khác biệt về kích thước, hình dạng, chức năng, nội dung di truyền và cách thức hoạt động trên cơ thể. Ví dụ, virus có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể vật chủ để chiếm lấy tế bào. Khi ký sinh ở cơ thể người, chúng có thể nhanh chóng thích nghi và nhân lên thành số lượng lớn nếu không được phát hiện và điều trị. Trong khi đó, vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài ngoài không gian mà không cần vật chủ.
Một số bệnh nhiễm trùng chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, không đáng chú ý. Song bên cạnh đó cũng có những bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng của người bệnh hoặc bị kháng điều trị. Nhiễm trùng lây truyền theo nhiều cách khác nhau: tiếp xúc với da, chất dịch trên cơ thể, tiếp xúc với phân hoặc chạm vào một vật mà người bệnh đã chạm vào trước đó. Bệnh nhiễm trùng lây lan ra sao và mức độ nghiêm trọng thế nào phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào loại mầm bệnh. Bài viết này sẽ tập trung vào các loại nhiễm trùng phổ biến và có khả năng gây tử vong cao nhất, bao gồm: vi khuẩn, virus, nấm và prion.
1. Nhiễm trùng do virus
Medical News Today cho biết có hàng triệu chủng virus tồn tại xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, tính đến nay chỉ có khoảng 5.000 loại được xác định. Virus chứa một đoạn mã di truyền nhỏ, được bảo vệ bởi một lớp protein và chất béo.
Virus xâm nhập vào trong cơ thể vật chủ và tự gắn mình vào một tế bào. Khi đó, chúng giải phóng vật liệu di truyền. Các vật liệu di truyền này buộc tế bào phải sao chép nên số lượng virus sẽ tăng lên. Khi tế bào chết, nó giải phóng các virus mới và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào khác.
Không phải virus nào cũng phá hủy tế bào chủ của chúng. Một số virus khiến tế bào bị thay đổi chức năng. Theo cách này, các virus như papillomavirus (HPV) hoặc Epstein-Barr (EBV) có thể dẫn đến bệnh ung thư khi buộc các tế bào sao chép mất kiểm soát.
Một số loại virus nhắm mục tiêu tấn công vào vật thể có nhóm tuổi nhất định như trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Khi tấn công vào cơ thể người, có những loại virus không hoạt động gì trong một khoảng thời gian nhất định trước khi chúng sinh sôi, nảy nở.
Người bị nhiễm virus đã hồi phục hoàn toàn có thể mắc bệnh trở lại khi virus chưa được tiêu diệt hoàn toàn trong cơ thể.
Một số bệnh thường gặp do virus gây ra bao gồm:
- Cảm lạnh thông thường do rhovirus, coronavirus hoặc adenovirus
- Viêm não, viêm màng não do enterovirus và virus herpes
- Mụn cóc, nhiễm trùng da do papillomaviruses (HPV) và herpes simplex virus (HSV)
- Viêm dạ dày, viêm ruột do novavirus
Các loại virus phổ biến khác bao gồm:
- Zika gây bệnh teo não
- Human immunodeficiency virus gây bệnh HIV
- Hepatitis C gây bệnh viêm gan C
- Polio gây bệnh bại liệt
- Influenza gây bệnh cúm
Video đang HOT
- Dengue gây bệnh sốt xuất huyết
- H1N1 gây bệnh cúm lợn
- Corona MERS-CoV gây hội chứng hô hấp MERS…
Khi bị nhiễm virus, bác sĩ có thể giúp bạn điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng virus. Thuốc có khả năng ngăn chặn virus sinh sản hoặc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus. Vì thế, nếu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm virus, bạn sẽ không thể khỏi bệnh và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Đa số các trường hợp nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại virus. Các phương thức điều trị đều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng.
2. Nhiễm trùng do vi khuẩn
Vi khuẩn là các loại vi sinh vật đơn bào. Các nhà khoa học ước tính có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trên trái đất.
Theo Medical News Today, vi khuẩn có ba hình dạng chính:
- Hình cầu: Vi khuẩn dạng hình này được gọi là cocci và khá dễ điều trị
- Hình que: Vi khuẩn mang hình dạng này được xem là trực khuẩn
- Hình vòng xoắn: Dạng này còn có tên gọi khác là xoắn khuẩn.
Vi khuẩn có thể sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thậm chí, có những loại vi khuẩn có thể sống sót trong chất thải phóng xạ.
Có hàng nghìn tỷ chủng vi khuẩn tồn tại trên trái đất. Trong số đó, có những loại gây bệnh cho người. Bên cạnh đó cũng có những loại vi khuẩn sống trong cơ thể con người nhưng không gây hại (ví dụ vi khuẩn đường ruột). Những loại vi khuẩn có lợi này sẽ tấn công vi khuẩn xấu để ngăn chặn chúng gây ra bệnh.
Những căn bệnh do vi khuẩn gây ra có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân bao gồm:
- Dịch tả
- Bạch hầu
- Kiết lỵ
- Dịch hạch
- Viêm phổi
- Ho lao
- Thương hàn
- Viêm màng não do vi khuẩn
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nhiễm trùng da
Các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn phải được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nên vẫn có thể sống sót sau quá trình điều trị.
3. Nhiễm trùng do nấm
Nấm là một loại ký sinh trùng đa tế bào. Chúng sinh sôi và phát triển nhờ sự lan rộng của các bào tử đơn bào. Nấm mốc thường có hình trụ dài với các sợi nhỏ phân nhánh từ cơ thể chính. Cấu trúc này được gọi là hypha.
Theo Medical News Today, có khoảng 51 triệu loài nấm tồn tại trên trái đất. Đa phần các trường hợp nhiễm nấm sẽ gây ra những biểu hiện xấu ở lớp da trên cùng. Một số loại khác lại tiến triển ở các lớp da sâu hơn.
Khi bạn hít phải các bào tử nấm, có thể bạn sẽ bị nhiễm nấm toàn thân. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Theo quy luật tự nhiên, cơ thể mỗi người có một quần thể vi khuẩn có lợi giúp duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật trong ruột, miêng, âm đạo và các bộ phận khác của cơ thể. Nếu lượng vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt do nhiều yếu tố như lạm dụng kháng sinh, lối sống phản khoa học… nấm sẽ có thêm điều kiện để tấn công và phát triển trong cơ thể. Từ đó, nó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và nhiều vấn đề sức khỏe cho vật chủ.
Những đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm cao bao gồm:
- Người sử dụng kháng sinh mạnh trong thời gian dài
- Người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh lý (AIDS, tiểu đường, ung thư hoặc đã trải qua cấy ghép y tế).
4. Nhiễm trùng do prion
Prion là một dạng protein không chứa vật liệu di truyền. Khi bị gấp lại thành một hình dạng bất thường, prion có thể trở thành tác nhân gây hại cho cấu trúc não hoặc những bộ phận khác ở hệ thần kinh.
Prion không có khả năng sao chép hoặc ăn mòn tế bào của vật chủ. Tuy nhiên, prion có thể kích hoạt những yếu tố bất thường trong các tế bào và protein khác của cơ thể.
Nhiễm trùng do prion hiếm khi xảy ra nhưng một khi đã mắc bệnh, nguy cơ tử vong của bệnh nhân sẽ rất cao.
Khi tấn công vào cơ thể, prion sẽ gây ra các bệnh thoái hóa não, bao gồm:
- Bệnh não xốp bò (còn gọi là bệnh bò điên, hiếm khi xảy ra ở người)
- Bệnh nhũn não
- Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa một số trường hợp mắc bệnh Alzheimer với bệnh nhiễm trùng do prion.
Phương Đài
Theo khoe365
Rút ngắn tuổi thọ khi ăn thực phẩm nấm mốc lâu ngày vì "tiếc của"
Vi khuẩn phát triển cùng nấm mốc khiến ăn thực phẩm bị mốc dễ dẫn đến nhiễm trùng. Vì thế hãy chú ý phân biệt thực phẩm ăn thật kĩ trước khi ăn.
Thực phẩm ăn được
Xúc xích salami khô và đùi lợn muối
Salami khô (xúc xích dạng khối được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô) và đùi lợn muối thường có nấm mốc Penicillium, Aspergillus bên ngoài. Những loại này không gây hại cho sức khỏe mà ngược lại bảo vệ thực phẩm. Theo bác sĩ Wynn Huynh Tran, nhà sáng lập tổ chức y khoa phi lợi nhuận VietMD, nhìn chung, các loại nấm mốc mọc bên ngoài salami và đùi lợn muối sau khi gạt bỏ phần mốc thì an toàn để ăn.
Ảnh minh họa
Lưu ý, nếu salami khô và đùi lợn muối xuất hiện mùi khó chịu, nổi mốc nâu/đen hoặc mốc nằm bên trong thịt thì bạn nên vứt bỏ.
Các loại rau củ quả cứng, độ ẩm thấp
Nấm mốc cần thời gian phát triển ở các loại rau củ quả như cà rốt, bắp cải, ớt chuông. Bạn chỉ cần cắt bỏ ít nhất 3 cm xung quanh chỗ bị mốc là dùng tiếp được. Nên rửa dao sạch sau khi cắt để tránh nấm mốc lây chéo cho thực phẩm khác.
Phô mai cứng
Chỉ cần cắt bỏ khu vực mốc là ăn bình thường. Nên gói phô mai bằng giấy sạch sẽ.
Phô mai lên men
Có nhiều loại phô mai lên men như Roquefort, Blue, Gorgonzola, Stilton ăn rất ngon. Riêng phô mai mềm như Brie hay Camembert không ăn nếu thấy bị mốc. Với phô mai cứng hơn, bỏ ít nhất 3 cm xung quanh phần bị mốc là có thể ăn được.
Sạch nấm mốc, không sạch độc tố
Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại. Các chuyên gia cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm. Các biện pháp vo rửa, chà sát hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng một khi độc tố Aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Việc trông đã sạch nấm mốc không đồng nghĩa với việc thực phẩm đã hết độc.
Theo tài liệu của Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm FDA Hoa Kỳ, độc tố aflatoxin rất bền với nhiệt. Khi đem lạc mốc rang lên, dù ở nhiệt độ rất cao, các bào tử nấm mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Các nghiên cứu đã khẳng định Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi.
Cụ thể, rang lạc ở 150 độ C trong 30 phút thì Aflatoxin B1 giảm trung bình 80% và Aflatoxin B2 giảm 60%. Aflatoxin B 1, B2được sản sinh bởi chủng nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus, trong đó Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất .
Như vậy đậu, lạc, gạo mốc dù được rửa sạch nấm mốc và nấu chín ở nhiệt độ cao thì ăn vào vẫn có thể gây nguy hiểm. Việc chế biến ở nhiệt độ cao cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn độc chất này.
Hủy bỏ ngay thực phẩm khi chớm mốc
Các nghiên cứu cho thấy hai chủng nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15-20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được. Với gạo thì hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được.
Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Bởi trong quá trình bảo quản nếu có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lành.
Không chỉ riêng lạc, đậu hay gạo, mà với lương thực, thực phẩm nói chung, khi sử dụng cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất nên bảo quản lương thực, thực phẩm tránh không để bị nấm mốc. Hãy bảo quản bằng cách giữ khô, thoáng mát, không bị các đồ nhiễm mốc lây lan tới. Vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm như hiện nay thì tốt nhất nên bảo quản thực phẩm khô trong hộp kín, lọ thủy tinh có nắp, hoặc cho vào túi nilon buộc kín, để nơi thoáng mát.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Sau khi quan hệ, có 3 điều mà nam giới không nên làm ngay để tránh gây ảnh hưởng tới đối tác Thường thì sau những cuộc ân ái, nam giới sẽ rất chủ quan và hay vô thức làm nhiều hành động xấu gây ảnh hưởng tới cả sức khỏe của bạn tình. Chuyện chăn gối là điều tất yếu sẽ xảy ra giữa các cặp đôi đang yêu nhau hay các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, một số việc mà nam giới thường...