4 đại kỵ trong việc thiết kế phòng ngủ khiến gia chủ đau ốm quanh năm
Nếu phòng ngủ nhà bạn mắc phải những đại kỵ sau sẽ khiến cho gia chủ làm ăn không gặp, quanh năm đau ốm.
Theo phong thủy trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhiều bộ phận trên cơ thể của gia chủ. Trong trường hợp này tùy thuộc cánh cửa đối diện với từng phần cơ thể khi nằm ngủ trên giường sẽ có hậu quả khác nhau.
Ví dụ như: Khi cửa phòng đối diện với phần đầu sẽ gây ra bệnh đau đầu cho gia chủ. Còn nếu cửa phòng đối diện với phần thân sẽ gây ra bệnh đau dạ dày và nhiều bệnh liên quan tới vùng bụng.
Cửa phòng ngủ đối diện nhà vệ sinh
Theo phong thủy thì khi cửa phòng ngủ đối diện nhà về sinh là vo cùng xấu. Nếu trong nhà bạn phạm phải điều đại kỵ này thì nó sẽ gây ra chứng đau đầu nghiêm trọng, làm giảm sự tập trung, giảm khả năng suy nghĩ cho chủ nhân căn phòng.
Phòng ngủ không treo gương thẳng giường ngủ
Khi gia chủ gặp phải vấn đề rắc rối này lâu dài dễ gây ra nhiều bệnh tật ảnh hương tới sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn cần thay đổi cách bố trí nội thất trong phòng ngủ, đặc biệt là vị trí kê giường ngủ càng nhanh càng tốt để giảm đi vận xui kéo tới.
Video đang HOT
Gương soi đối diện giường ngủ
Trong phòng ngủ của nhiều gia đình thường mắc phải những sai lầm này. Khi gương soi chiếu và giường ngủ sẽ khiến cho người nằm dễ rơi vào trạng thái mê man, ngủ không sâu, khó tập trung suy nghĩ về mọi chuyện. Ngoài ra, trong phong thủy thì gương kính chính là nơi kết nối giữa âm dương. Nên bạn không nên treo gương soi vào giường ngủ.
Phòng ngủ không đối diện nhà vệ sinh
Giường ngủ đối diện với góc nhọn
Khi bạn để giường ngủ thẳng một góc nhọn sẽ khiến cho gia chủ dễ nảy sinh bệnh tật cho gia chủ. Trong trường hợp trong phòng ngủ của bạn có 1 góc tường nhô ra, hoặc 1 góc nhọn của đồ nội thất không thể di chuyển được “chĩa” thẳng vào giường ngủ, bạn cố gắng làm mềm các góc nhọn và năng lượng hung hãn bằng cách phủ vải bên ngoài.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo khoevadep.vn
Cô gái 25 tuổi qua đời sau 3 ngày nằm viện vì tự "kê" đơn thuốc trị chứng đau nửa đầu
Hầu hết những người trưởng thành đều đã từng trải qua các cơn đau nửa đầu vô cùng khó chịu. Nhưng đừng ai dại dột như cô gái xấu số này nhé.
Khi bị bệnh, chúng ta cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc một cách thận trọng và có hiệu quả, cho dù đó chỉ là bệnh đau đầu. Thế nhưng, do thói quen "tự làm bác sĩ", một số người tùy tiện dùng các loại thuốc giảm đau và sau một lần thấy hiệu quả thì những lần sau "cứ thế mà làm". Tuy nhiên, "tự kê đơn thuốc" cho mình như vậy không phải là ý tưởng hay vì nhiều khi bạn không thể kiểm soát được trong thuốc có thành phần gì, có phù hợp với triệu chứng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của mình hay không.
Trong một bài đăng trên Facebook (hiện đã bị gỡ xuống), một phụ nữ ở Thái Lan, Chudapa Pornngam, đã kể câu chuyện buồn về chị gái mình, trong đó, chị gái cô đã qua đời sau khi tự chữa bệnh cách đây hơn một năm.
Chudapa Pornngam và chị gái.
Chị gái của Chudapa khi đó 25 tuổi, thường xuyên bị đau nửa đầu và đau bụng kinh. Tuy nhiên, thay vì đến bác sĩ, cô đã mua một số loại thuốc không kê đơn và đã dùng nó trong hơn một năm. Vào ngày 2/8 năm ngoái, cô gái xấu số bị đau đầu, đau khắp cơ thể và vùng ngực, kèm theo nôn mửa cho đến khi ngất đi. Khi được chuyển đến bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra rằng cô bị huyết áp thấp và nói rằng nguyên nhân có thể là do loại thuốc mà cô đã dùng. Bác sĩ đã đặt cho cô lịch hẹn với một bác sĩ thần kinh vào ngày 9 tháng 8 và khi đã khỏe trở lại, cô được cho về nhà.
Nửa đêm hôm đó (ngày 2/8), cô uống thêm một ít thuốc, nhưng lại không thể ngủ được vì cảm thấy chóng mặt và liên tục nôn mửa. Vào ngày thứ 3, cô bị đau đầu dai dẳng. Sáng hôm sau (4/8), cô đến một bệnh viện khác. Bác sĩ ở đó đã cho cô 4 loại thuốc và ra về. Lúc đó, cô vẫn có thể nói chuyện với bác sĩ mặc dù vẫn bị nôn.
Chiều hôm đó, các triệu chứng nghiêm trọng hơn, cô lại được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện khác. Vào buổi tối, bác sĩ gọi người nhà đến và nói rằng mạch của cô rất yếu và họ đã cố gắng hồi sức cho cô bằng cách khử rung tim 3 lần, nhưng cô vẫn bất tỉnh. Dần dần, mạch đập của cô ngày càng yếu đi, và rồi không qua khỏi được.
Bác sĩ nói rằng nguyên nhân của cái chết của chị gái Chudapa có thể là do một cơn đau tim hoặc các loại thuốc mà cô đã dùng trong năm qua. Ông nói rằng các loại thuốc quá mạnh và cơ thể cô không thể chấp nhận được chúng. Nó gây ra một cú sốc cho cơ thể nên mới ra đi nhanh như vậy.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua thuốc về uống khi có các triệu chứng bệnh, dù là bệnh đau đầu thông thường hay đau nửa đầu. Bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc bổ hay các loại thuốc khác đều có khả năng gây hại cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách, đúng liều.
Khi sử dụng các loại thuốc gì, người dân cần có sự tư vấn của bác sĩ. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngừng ngay thuốc, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để có xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo WOB/Helino
Thịt gà đại bổ nhưng "đại kỵ" với những người này, ăn vào là cực độc Mặc dù rất tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nếu mắc phải một trong những căn bệnh dưới đây thì bạn tuyệt đối không nên ăn thịt gà. Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội, thịt gà trong đông y gọi kê nhục, đông y thịt gà phân biệt gà trống, gà mái. Gà trống...