4 đặc điểm nhận biết bản chất của 1 người, không thể không xem qua
Một người dù có giỏi che đậy đến đâu cũng khó che giấu được bản chất bằng những cách này.
Quyết định tại thời điểm phải đối mặt với lợi ích
Con người ai ai cũng có phần thích được hưởng lợi, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau. Khi đối mặt với lợi ích, nhiều người sẽ rũ bỏ lớp ngụy trang của mình để hiển lộ ra bản chất thật. Do đó, đây là một trong những thời điểm tốt nhất để đanh gia ngươi khac.
Nếu một người nào đó sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà gạt bỏ lương tâm, gạt bỏ tình thân, thậm chí từ bỏ cả đạo nghĩa, thì người như vậy có ai còn dám tin tưởng hay không? Tốt nhất là vẫn nên tránh xa người như vây. Nếu không một khi có xung đột ảnh hưởng đến lợi ích với người đó, bạn nhất định sẽ cảm thấy thất vọng và thương tâm!
Còn nếu một người khi đối diện với lợi ích, không bỏ đi các nguyên tắc nội tâm, nhất mực kiên định với đạo đức tín ngưỡng, có thể luôn coi trọng quan hệ gia đình, người này nhất định không phải kẻ tiểu nhân coi lợi ích trên hết, chắc chắn sẽ có một lựa chọn đáng tôn trọng trong mọi tình huống.
Ảnh minh họa: Internet
“Khoảng cách” giúp nhìn ra độ trung thành
Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách “xa lánh” một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn. Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian.
Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.
“Thân cận” giúp nhìn ra giáo dưỡng
Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là “lâu ngày mới biết được lòng người” chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương. Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không.
Video đang HOT
Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng. Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!
Ảnh minh họa: Internet
Cách đối đãi với những người có địa vị thấp hơn họ
Đối với người trên không khúm núm, đối với người dưới không kiêu ngạo – đây nhất định là hành xử của một người có phẩm chất tốt.
Nếu một người luôn xu nịnh tâng bốc người trên, lại coi thường khinh miệt người dưới, thì cá nhân đó hẳn là không có đạo đức tu dưỡng tốt và chúng ta không nên giao thiệp thân cận với họ. Những người có đạo đức giáo dưỡng, thì đối với bất kỳ cá nhân nào đều luôn tôn trọng, ngay cả khi giao tiếp với những ai có địa vị thấp kém hơn, họ cũng sẽ không tỏ ra kiêu ngạo.
Phàm là những người phẩm chất cao quý, thảy đều không khuất phục trước quyền uy, không nhượng bộ trước quyền thế mà luôn bảo trì khí tiết. Lý Bạch từng nói: “Dễ đâu cúi đầu gãy lưng phụng quyền quý, Khiến ta chẳng được mặt mày tươi.” Đó quả thực là một tinh thần đáng trân trọng!
Nhìn chung, con người khi đối diện với những người có địa vị thấp kém hơn thường dễ nảy sinh cảm giác thấy bản thân mình vượt trội hơn. Nhưng nếu như có thể buông bỏ loại tâm này, không tỏ ra mình lợi hại hơn đối phương, thì ngược lại càng được tôn trọng. Người như vậy chắc hẳn luôn biết giữ chừng mực, có thiện ý, đáng tin cậy và đáng để kết bạn!
Thái độ đối xử với cha mẹ
Không ít người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, trong khi với người nhà thì dễ bộc lộ những thói quen xấu hơn. Đây là điều hết sức bình thường theo tâm lý học. Vì vậy, những ai luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với những người thân cận nhất, thì đó quả là một người đáng khâm phục!
Ảnh minh họa: Internet
Trong Luận Ngữ có câu chuyện kể như sau: Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tư nói: “Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc, con em hết lòng phụng sự, có cơm rượu mời cha anh xơi trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”
Câu chuyện này nói với chúng ta rằng khi đối xử với cha mẹ, điều quan trọng nhất là thái độ, khó làm nhất cũng là thái độ, nhìn chung phải luôn chú ý tu dưỡng về vấn đề thái độ. Càng là những người gần gũi thân thiết với mình thì lại càng nên cố gắng giữ thái độ hòa nhã dễ chịu nhất có thể!
Những ai có thể làm được như vậy, nhất định là người khiêm tốn lịch sự, có giáo dưỡng, có trách nhiệm, nhất định sẽ được những người khác yêu mến, tin tưởng và muốn giao du.
Theo phunuvagiadinh.vn
Đôi khi người đáng sợ nhất không phải là tiểu nhân hay người xấu...
Trong cuộc sống, đôi khi người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân cũng không phải là người xấu mà là người mù quáng. Họ luôn cho mình là đúng, không chịu nghe theo lời khuyên của người khác, và tệ hại hơn là làm theo những mơ mộng hão huyền của bản thân, hại người hại mình.
1. Có một người đàn ông hiền lành, nhưng từ khi bị công ty cho thôi việc thất nghiệp thì luôn chán nản trốn ở nhà. Chi tiêu của gia đình anh ta hàng tháng, bao gồm tiền nhà, học phí của con nhỏ, đều do vợ của anh này kiếm được từ việc làm kế toán ở nhà hàng.
Tuy mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ người này tìm công việc, nhưng anh ta cứ chưa làm được vài ngày thì không muốn đi làm nữa. Sau đó, anh ta bắt đầu đi cờ bạc, ban đầu kiếm được chút tiền, sau thì thua rồi lại thua, đến học phí của con và sinh hoạt phí đều cầm đi đánh bạc.
Nửa đêm hàng xóm thường nghe thấy vợ chồng anh này cãi nhau. Sau, hai người cãi ra đến bên ngoài, muốn người ngoài phân xử. Anh ta cho rằng mình chỉ muốn gỡ vốn lại chứ không phải là do anh ta thích bài bạc. Anh ta đã biết được bí quyết thắng tiền rồi, chỉ cần cho anh ta chút vốn nữa thôi, anh ta sẽ thắng rất nhiều tiền mang về nuôi gia đình. Vợ của anh ta thì vừa khóc vừa nói, tiền trong nhà đã bị mang đi sạch từ lâu rồi, bây giờ trong túi chỉ còn chút tiền cũng là mượn ở nhà mẹ đẻ, nếu lại mang đi thì con nhỏ biết lấy gì mà ăn? Người ta nói anh ta sai rồi. Anh ta bẽ mặt bỏ nhà đi.
Sau này, nghe nói anh ta vay xã hội đen rất nhiều và không còn quay về nữa...
2. Ở địa phương nọ có một nhà khá giả, có ba người con gái. Ba chị em này rất yêu thương nhau, dù đi học hay về nhà đọc sách hoặc đi ngủ thì họ đều làm cùng nhau, không muốn tách rời. Thời đó, họ đã trở thành giai thoại ở địa phương.
Sau này, khi lớn lên đi lấy chồng, cô cả và cô hai vẫn sống gần nhà bố mẹ, tình cảm vẫn tốt như xưa. Chỉ có cô em út gả đi xa, cho một doanh nhân nọ.
Chẳng được vài năm, chồng của cô em út hình như làm ăn không thuận lợi, nợ nần chồng chất. Một ngày nọ, cô em về nhà, yêu cầu cha mẹ chia tài sản, họ nghe thế thì suýt chút nữa bị ngất. Hai cô chị cũng mắng cô em bất hiếu, nhưng cô em vừa khóc vừa la hét rằng cô ấy rồi cũng sẽ lấy phần tài sản đó, bây giờ cô ta thiếu tiền nên muốn lấy trước thì có gì sai.
Cha mẹ không nói được gì, cuối cùng họ đồng ý chia tài sản nhà cửa thành ba phần. Cô em lại khóc om sòm lên, nói là phải chia làm bốn phần, cô ta lấy hai phần, bởi vì chị cả và chị hai không nợ nần gì, chồng họ lại kiếm được tiền, còn chồng cô ta nợ nần chồng chất. Cô em nói rằng chẳng lẽ cả nhà đều nhẫn tâm nhìn cô ta chết không cứu hay sao? Không sợ cô ta về già không có chỗ dựa hay sao?
Chị cả và chị hai nghe xong thì rất buồn. Thực ra, họ hoàn toàn không để ý gì đến số gia sản đó, mà họ chỉ băn khoăn không biết từ khi nào mà em gái lại trở nên thực dụng ích kỷ, không nói lí lẽ như vậy. Cô em biết cha mẹ chiều mình, nên cứ gào khóc, còn giả vờ tuyệt thực. Cuối cùng, cả nhà chỉ còn cách làm theo lời cô ta. Chị cả và chị hai bắt đầu xa cách với cô em, và dần dần họ gần như trở thành người xa lạ.
Chỉ vì gia sản mà cắt đứt cả duyên phận với gia đình... Có đáng không?
3. Có một người phụ nữ vừa mới kết hôn mấy tháng mà đã ly hôn, nguyên nhân là cô ấy không muốn "sống mà phải nhìn sắc mặt người khác". Cô ấy nói rằng sau khi kết hôn với người chồng làm quản lý cao, thu nhập khá, cô ấy không làm việc ở nhà rảnh rỗi. Chính vì thế, lâu lâu cô lại đi mua sắm quẹt thẻ, nhiều lắm thì cũng chừng "chục triệu".
Chồng cô ấy nhiều lần nhìn hóa đơn quẹt thẻ, sau rồi cuối cùng không nhịn được nói là muốn hạn chế mức tiêu của cô ấy. Cô ấy tức lắm nên ném thẻ vào mặt chồng và bảo mình muốn đi làm kiếm tiền. Sau đó cô ấy tự mình đi làm thuê, tích góp được bao nhiêu thì lại đi mua sắm, sống cuộc sống của riêng mình, không muốn nhìn sắc mặt người khác nữa.
Sau này có người quan tâm, mới hỏi cô ấy rằng chồng cũ của cô kiếm được bao nhiêu một tháng? Cô ấy lúc đó vẫn rất đắc ý khoe là "không nhiều, chỉ khoảng vài ba chục triệu thôi", vậy mà ki bo không cho cô ấy đi mua sắm. Người ta nghe xong, trong lòng bắt đầu cảm thấy tiếc cho cuộc đời của cô ấy...
Nhìn từ góc độ khách quan, chồng cũ của cô ấy không phải là kẻ nhỏ nhen, và cũng là một người bao dung. Nhưng chính sự kích động của cô ấy lại là điểm mấu chốt kết thúc duyên nhận của hai người họ. Dù một người đàn ông làm đến chức quản lý có thu nhập cao đi nữa, áp lực công việc cũng rất lớn. Hẳn là anh ấy cũng sợ bà xã lo lắng nên mới không để cô ấy biết mình làm việc vất vả thế nào. Kết quả là cô ấy chẳng những không biết hạnh phúc mà còn cảm thấy thật bất công.
Duyên giữa người với người sâu hay nhạt, dài hay ngắn, liệu sẽ trở thành thiện duyên hay nghiệt duyên, rất nhiều khi là do sự mù quáng quyết định. Đã có duyên quen biết nhau trong cõi đời này, thì nên giữ cho bản thân tỉnh táo, biết lắng nghe, biết suy nghĩ về bản thân mình, đừng làm người mù quáng.
Người xưa nói: "Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển", ấy là có ý rằng, nhiều khi sự việc mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ thấy lại chưa hẳn đã là việc chân thật. Người ta thường hay bị tâm lý bất bình, tham lam, ghen tức, sợ này sợ kia, tranh tranh đấu đấu mà khiến cho sự việc trở nên nặng nề. Nếu khi có mâu thuẫn, người ta có thể nhìn xem trong nội tâm mình đang còn vướng bận điều gì, còn gì chưa tốt, thì cách người ta nhìn sự việc sẽ khác đi, môi trường cũng từ sự thay đổi tư duy và hành động mà chuyển biến. Còn nếu khi gặp mâu thuẫn mà cứ nhìn vào lỗi lầm của người khác, yêu cầu người khác thế này, thế kia, thì người ta sẽ luôn ở trong mâu thuẫn, sẽ luôn "mù quáng". Mâu thuẫn có được "làm lành", nhưng nội tâm chưa được rộng mở, thì mâu thuẫn rồi sẽ lại đến mà thôi...
Theo guu.vn
Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân hay người xấu Trong cuộc sống, đôi khi người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân cũng không phải là người xấu mà là người mù quáng. Họ luôn cho mình là đúng, không chịu nghe theo lời khuyên của người khác, và tệ hại hơn là làm theo những mơ mộng hão huyền của bản thân, hại người hại mình. (Ảnh minh họa...