4 cushion kiềm dầu cực đỉnh, nắng nóng thế này mà bỏ qua thì da dễ “chiên được cả thế giới”
Những loại cushion không gây nhờn dính, khả năng kiềm dầu từ khá đến cao xứng đáng là món mỹ phẩm chuẩn chỉnh mùa hè.
Muốn da đẹp, ít đổ dầu vào ngày hè nắng nóng thì các cô gái nên trang bị cho mình một sản phẩm kiềm dầu ổn đi thôi. Và nếu đang lăn tăn chưa biết rước về cushion nào “xịn” cho da dầu, da hỗn hợp thì những gợi ý dưới đây hứa hẹn sẽ giúp bạn ít nhiều đấy! Em nào em ấy đều là những cái tên “hot hit” trong làng makeup thôi. Chưa kể, bên cạnh độ kiềm dầu ổn, lớp finish cushion để lại cũng ráo mịn, không gây nhờn dính, dễ chịu dùng trong mùa hè.
Clio Kill Cover Founwear Cushion XP (giá khoảng: 700.000 VNĐ)
Với những ai da dầu, nhiều khuyết điểm mà bỏ qua cushion đình đám của Clio thì e là hơi phí, bởi cushion có độ kiềm dầu từ ổn đến rất ổn, che phủ tốt mụn sưng đỏ, lỗ chân lông to. Nếu làm việc trong môi trường máy lạnh thì dễ là lớp trang điểm của bạn từ sáng đến tối muộn cũng “nguyễn y vân”, có chăng dầu chỉ tiết ra một ít ở hai bên khoé mũi nhưng nhìn chung, cushion vẫn để lại lớp nền xịn đẹp ưng ý.
Nơi mua hàng gợi ý: Maika Cosmetics
Hera Black Cushion (giá khoảng: 800.000 VNĐ)
Giá có thể đắt hơn so với nhiều cushion nhưng Black Cushion của Hera thật sự là “bảo bối” cho những tín đồ mê lớp nền ráo mịn như vừa phủ phấn xong. Dùng rồi thì bạn sẽ thấy rước em nó về chẳng hề sai vì từ khả năng kiềm dầu, che khuyết điểm đến độ bền màu, lâu trôi, Black Cushion đã làm trọn nhiệm vụ của nó, cho kết quả lớp nền bền đẹp, nhẹ mặt và không bí da tẹo nào.
Video đang HOT
Hera Black Cushion
Nơi mua hàng gợi ý: Hanhstore, Lazada
Pony Effect Glow Stay Cushion Foundation (giá khoảng: 900.000 VNĐ)
Trong trường hợp bạn rất muốn “đu” theo lớp nền căng bóng nhưng đồng thời cũng muốn nền “set” lại trên da chứ không bị trượt hay nhờn dính thì đặt lòng tin ở Glow Stay Cushion Foundation của “phù thuỷ makeup” Pony là quyết định sáng suốt! Chẳng những đẹp long lanh ở lớp vỏ tím bóng loáng “soi gương” được, cushion còn cho độ che phủ khá cao, nền bám chặt trên da nhưng vẫn tạo hiệu ứng glowy căng bóng, dưỡng ẩm tốt và không bết dính nên hợp cho da dầu, da hỗn hợp lẫn da khô.
Pony Effect Glow Stay Cushion Foundation
Nơi mua hàng gợi ý: The Cloud
Black Rouge Peach Cover Velvet (giá khoảng: 300.000 VNĐ)
Nếu những loại cushion trên có giá khá cao thì cushion trái đào của Black Rouge lại là ứng viên sáng giá trong phân khúc cushion bình dân, ngoài rẻ trong xịn sò. Peach Cover Velvet để lại lớp finish semi-matte tự nhiên, không quá bóng cũng không lì hẳn. Không kém các sản phẩm đắt xắt ra miếng, cushion trái đào có độ che phủ ổn áp, bền màu sau nhiều giờ, giúp da không bị đổ dầu hay cakey, ít xuống tông đáng nể.
Black Rouge Peach Cover Velvet
Nơi mua hàng gợi ý: Jennyshop, Black Rouge VN
Là tín đồ của son, bạn có biết lịch sử 5000 năm của son môi?
Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì lịch sử nhuốm màu huyền bí của son môi Hiện tại, son môi đã trở thành là món đồ không thể thiếu của nhiều phái đẹp với đủ chủng loại, màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều người có thể không biết rằng son môi đã được phát minh từ cách đây ít nhất 5.000 năm.
Son môi được sử dụng từ thời cổ đại
Các phụ nữ cổ đại sống tại vùng Lưỡng Hà rất thích dùng son môi. Những bằng chứng đầu tiên về việc sử dụng son môi đỏ để trang điểm có nguồn gốc cách đây 5.000 năm. Vào thời kỳ này, không chỉ có phụ nữ trang điểm mà cả đàn ông cũng vậy. Người Sumer được biết đến là những người phát minh ra son môi làm từ đá quý nghiền vụn trộn lẫn với chì trắng. Tất nhiên, son môi của người Sumer không giống thỏi son hiện đại ngày nay.
Sự hiểu biết về mỹ phẩm thời cổ đại được các nhà khảo cổ thu thập từ những ngôi mộ, tàn tích của các bức tranh và tác phẩm điêu khắc cũ.
Tại Thung lũng Indus, người dân đã biết dùng một số loại đá bán quý nghiền nhỏ để trang trí đôi môi và đôi mắt của họ trở thành màu đỏ từ năm 3000 trước Công nguyên. Phụ nữ Trung Quốc thanh lịch cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra xu hướng dùng son môi ở châu Á.
Phụ nữ Ai Cập cổ đại cũng thích sở hữu một đôi môi màu đỏ. Nhìn vào những người đại diện của phụ nữ Ai Cập cổ đại, chúng ta thấy rằng đôi môi họ thường được nhuộm màu đỏ. Quan sát bức tượng bán thân nổi tiếng của nữ hoàng Nefertiti, đôi môi của bà đã trở thành một ví dụ mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp nữ tính. Phụ nữ Ai Cập sử dụng thuốc nhuộm làm từ rong biển, iốt và hợp chất bromine mannite. Một số tài liệu nói rằng, nữ hoàng Cleopatra VII chế tạo son môi từ kiến và bọ cánh cứng nghiền nát.
Ngoài ra, son môi cũng được biết đến ở châu Mỹ. Phụ nữ Maya sử dụng màu vẽ để làm đẹp cho đôi môi của họ. Bằng chứng về điều này được ghi chép trong cuốn sách "The Grolier Codex" vào thế kỷ 13.
Thế kỷ 16, Nữ hoàng Elizabeth I là người hoàn toàn đắm chìm trong tình yêu với trang điểm mà son môi chính là loại yêu thích của bà. Công thức cho son môi của bà bao gồm phẩm son, cao su Ả Rập, lòng trắng trứng, và sữa quả sung. Quần thần của nữ hoàng Elizabeth cũng sáng chế ra loại kẻ viền môi đầu tiên bằng cách trộn thạch cao của Paris với sắc tố màu đỏ và để khô nó dưới ánh nắng mặt trời.
Vào thế kỉ 17, các nhà thờ vốn tin rằng việc trang điểm là một công việc của ma quỷ. Một vài năm sau, Quốc hội Anh đã thông qua điều luật quy định nếu bất cứ người phụ nữ nào trang điểm, người đó sẽ bị coi là phù thủy và phải bị thiêu cho đến chết. Nhưng điều đó không thể ngăn cản phụ nữ tìm đến trang điểm. Họ bí mật tự làm đẹp cho bản thân mình.
Trong triều đại của nữ hoàng Victoria (1837-1901), chính nữ hoàng đã chống lại việc trang điểm và phụ nữ phải trông chờ vào mỹ phẩm buôn lậu từ Pháp, trong khi một số khác lại phải đến những nơi xa xôi để có thể tô son bằng cách sử dụng giấy kếp ẩm, ruy băng, cắn môi hay thấm môi bằng rượu vang đỏ.
Và những thỏi son hiện đại đầu tiên ra đời
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra vào những năm 1940, son môi trở nên cần thiết hơn cả khi phụ nữ được khuyến khích tô những màu son đỏ tươi và lấp lánh để thúc đẩy tinh thần và kìm nén nỗi đau. Trong thời kỳ này, lịch sử đã chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của những ống son môi có thể quay được.
Vào khoảng năm 1850, tất cả những khái niệm và quan điểm về trang điểm cũng như làm đẹp bắt đầu thay đổi. Các nguyên liệu như chì hay phẩm đỏ được cho là gây ra những mối đe dọa lớn cho sức khỏe.
Vào năm 1884, son môi hiện đại đầu tiên trong lịch sử được giới thiệu bởi những nhà sản xuất nước hoa ở Paris. Nó được bọc trong giấy lụa và được làm từ mỡ hươu, dầu thầu dầu và sáp ong. Đến cuối năm 1890, trang điểm được tuyên bố là hợp pháp và những catalo với quảng cáo son môi đều được xuất bản. Son môi trở nên phổ biến và có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi.
Những năm 1920, son môi trở thành sản phẩm trang điểm thông dụng hơn và được tạo ra rất dễ dàng cho việc sử dụng với sự ra đời của son môi xoay trong năm 1923. Sự ra đời của son môi đã giúp cho phụ nữ có một cách mới để thể hiện bản thân mình. Thời trang son môi tiếp tục thay đổi trong hầu hết mọi thập kỷ.
Loan Mạc
Cô gái bị xanh da vì sử dụng mỹ phẩm hết hạn Sử dụng mỹ phẩm hết hạn có thể gây hại cho da. Tuy nhiên, điều này không phải ai cũng để ý. Các bức ảnh chụp Jenni Coleman hiện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Thực tế, cô khiến mọi người ấn tượng khi từng sở hữu làn da xanh kỳ lạ. Thậm chí, chính chủ cũng đùa rằng nhìn...