4 cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gây tranh cãi
Người Mỹ đã chọn tổng thống 58 lần, trong đó có 4 lần các ứng viên bất phân thắng bại hoặc tranh chấp về kết quả.
Đại dịch Covid-19 và những cáo buộc của Tổng thống Donald Trump về gian lận bỏ phiếu trên quy mô lớn đã khiến các chuyên gia pháp lý cảnh báo về nguy cơ tranh cãi liên quan đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Trên thực tế, nước Mỹ từng chứng kiến vài lần các cuộc bầu cử lâm vào thế bế tắc.
Nhà Trắng ở thủ đô Washington ngày 7/10. Ảnh: Reuters.
Năm 1800, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ tư có kết quả hòa khi Thomas Jefferson và Aaron Burr đều nhận được 73 phiếu đại cử tri. Hiến pháp Mỹ quy định trong tình huống này, Hạ viện là cơ quan định đoạt ai sẽ làm tổng thống. Trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống tại Hạ viện, mỗi nhóm nghị sĩ của một bang chỉ có một phiếu duy nhất.
Nhưng khi các nhà lập pháp bỏ phiếu vào tháng 2/1801, cả Jefferson và Burr đều không giành được sự ủng hộ quá bán trong 16 bang của nước Mỹ vào thời điểm đó.
Hạ viện đã bỏ phiếu 35 lần trong một tuần, nhưng Jefferson luôn chỉ giành được 8 phiếu chứ không quá bán. Cuối cùng, ở lần bỏ phiếu thứ 36, Jefferson giành được 10 phiếu và trở thành tổng thống. Đối thủ của ông, Burr, trở thành phó tổng thống, theo quy định thời đó.
Trong cuộc bầu cử năm 1824, có 4 ứng viên tranh cử gồm Andrew Jackson, John Quincy Adams, Henry Clay và William Crawford. Andrew Jackson hơn cả ba người còn lại về phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri, nhưng không giành được quá bán 131 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng.
Thế bế tắc này dẫn đến một cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện. Cuối cùng, không phải Andrew Jackson mà John Quincy Adams mới được Hạ viện bầu làm tổng thống. 4 năm sau, Jackson đánh bại Adams khi ông tái tranh cử.
Video đang HOT
Cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ được cho là lần đối đầu năm 1876 giữa ứng viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes và ứng viên đảng Dân chủ Samuel J. Tilden.
Ở các bang miền Nam, cuộc bỏ phiếu bị cản trở bởi những lời đe dọa bạo lực từ các đảng viên Dân chủ, những người muốn cử tri da màu không đi bỏ phiếu. Đảng Dân chủ cũng tạo ra các lá phiếu mang hình ảnh của tổng thống đảng Cộng hòa nổi tiếng Abraham Lincoln để dụ các cử tri mù chữ chọn Tilden.
Vào cuối chiến dịch tranh cử đầy hỗn loạn, hai phe đều tuyên bố chiến thắng ở ba bang Florida, Louisiana và Nam Carolina với tổng cộng 19 phiếu đại cử tri. Các phe phái chính trị cạnh tranh ở những bang này đã gửi hai bản danh sách đại cử tri khác nhau, một ủng hộ Tilden, một ủng hộ Hayes, lên quốc hội. Tại Florida, thống đốc bang gửi danh sách đại cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa, trong khi tổng chưởng lý bang gửi danh sách ủng hộ đảng Dân chủ.
Ba bang có tranh chấp kết quả này định đoạt kết quả chung cuộc của cuộc đua. Nếu phiếu đại cử tri của đảng Cộng hòa được tính, Hayes sẽ là tổng thống. Nếu phiếu đại cử tri của đảng Dân chủ được tính, Tilden sẽ chiến thắng.
Quốc hội lập ra một ủy ban gồm 15 thành viên để giải quyết tranh chấp, trong đó Hạ viện, Thượng viện và Tòa án Tối cao mỗi bên cử ra 5 đại diện. Ủy ban cuối cùng đã bỏ phiếu với tỷ lệ 8 phiếu thuận 7 phiếu chống, trao số phiếu đại cử tri tranh chấp cho Hayes, giúp ông đắc cử tổng thống.
Đảng Dân chủ chỉ chấp nhận kết quả sau khi đảng Cộng hòa đồng ý rút quân còn lại sau Nội chiến khỏi các bang miền Nam. Thỏa hiệp này góp phần dẫn đến thời kỳ phân biệt chủng tộc “Jim Crow”.
Luật Jim Crow, được ban hành trên khắp miền nam và một số bang miền bắc, thể chế hóa những phân biệt về kinh tế, giáo dục và xã hội cho người da màu, phân tách các trường công lập, nơi công cộng, giao thông công cộng, phòng vệ sinh, nhà hàng và bồn nước uống giữa người da trắng và người da màu trong khoảng 80 năm.
George W. Bush (trái) và Al Gore trong cuộc tranh luận năm 2000. Ảnh: NBC.
Cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi gần đây nhất là cuộc đua giữa George W. Bush của đảng Cộng hòa và phó tổng thống khi đó, Al Gore từ đảng Dân chủ. Kết quả chung cuộc được định đoạt bởi 25 phiếu đại cử tri của Florida.
Khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa ở Florida, nhiều hãng truyền thông tuyên bố Gore đã thắng bang này một cách dễ dàng. Nhưng khi thêm nhiều phiếu bầu được kiểm vào đêm đó, họ rút lại tuyên bố khi số phiếu của Bush tăng lên. Đến sáng, Bush dẫn trước Gore vài nghìn phiếu.
Chiến dịch của Gore đã yêu cầu các quan chức tại 4 trong số các hạt lớn nhất của Florida kiểm lại phiếu bằng tay. Những lá phiếu được bỏ theo hình thức cử tri đục vào lỗ bên cạnh tên ứng viên. Ba tuần sau Ngày bầu cử, Florida tuyên bố Bush đã thắng với cách biệt 537 phiếu.
Gore nghi ngờ về con số đó và tòa án cấp cao nhất của bang đã ra lệnh kiểm lại hàng nghìn lá phiếu đã bị máy đếm từ chối vì chúng không được đục lỗ hoàn toàn, vẫn còn mẩu giấy nhỏ dính vào lá phiếu.
Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh dừng việc kiểm phiếu này vào ngày 12/12, 6 ngày trước khi cử tri đoàn họp. Tòa ra phán quyết rằng hiến pháp đã bị vi phạm bởi các hạt sử dụng các tiêu chuẩn kiểm phiếu khác nhau.
Cuối cùng, Gore nhận thua, nói rằng ông không muốn đất nước tiếp tục lâm vào cảnh đấu đá đảng phái. Bush trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ và tái đắc cử 4 năm sau đó.
Trump có thể không cho trưng tranh Obama ở Nhà Trắng
Trump phá vỡ truyền thống 40 năm của các tổng thống Mỹ khi không tổ chức lễ công bố bức tranh chân dung người tiền nhiệm Obama ở Nhà Trắng.
Trong nhiều thập kỷ qua, các tổng thống Mỹ đang giữ nhiệm kỳ đầu tiên sẽ tổ chức một buổi lễ ở Phòng Đông, Nhà Trắng để ra mắt bức tranh chân dung người tiền nhiệm của họ. Trong những buổi lễ này, các tổng thống đảng Dân chủ ca ngợi người tiền nhiệm thuộc đảng Cộng hòa và ngược lại, dù giữa họ có thể từng xảy ra mâu thuẫn, bất đồng.
Truyền thống này bắt đầu từ năm 1978, khi tổng thống Jimmy Carter mời người tiền nhiệm Gerald Ford quay lại Nhà Trắng dự lễ ở Phòng Đông.
Trong buổi lễ ngày 31/5/2012, tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama cảm ơn người tiền nhiệm George W. Bush vì đã "đảm bảo cho quá trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới thuận lợi hết mức có thể".
Tuy nhiên, NBC hôm 19/5 đưa tin Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ không tổ chức lễ giới thiệu tranh chân dung Obama ở Phòng Đông, phá vỡ truyền thống 40 năm qua. Một số nguồn tin am hiểu vấn đề nói rằng Obama cũng không hứng thú tham dự một sự kiện như vậy.
Nhà Trắng và đại diện của Obama chưa bình luận về thông tin.
Trump (trái) và Obama tại cuộc gặp ở Phòng Bầu dục, Nhà Trắng tháng 11/2016. Ảnh: AFP.
Buổi lễ như vậy nếu được tổ chức thường có sự tham dự của thành viên gia đình, nhân viên và bạn bè của các cựu tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả khi cả Trump và Obama đều sẵn sàng tham gia, đại dịch Covid-19 có thể khiến những sự kiện đông người khó có thể diễn ra.
Trump và Obama có lẽ có mối quan hệ gây tranh cãi nhất trong số các tổng thống đương nhiệm và tiền nhiệm trong lịch sử hiện đại Mỹ. Trước khi đắc cử tổng thống, Trump từng nhiều lần hoài nghi về nơi sinh của Obama.
Sau khi chuyển giao quyền lực, Obama viết cho Trump một lá thư Ngày nhậm chức năm 2017 và để trong ngăn kéo bàn làm việc ở Phòng Bầu dục. Trump sau đó nói rằng bức thư rất "tuyệt".
Căng thẳng giữa hai người lại gia tăng gần đây khi Trump hôm 17/5 chê bai khả năng lãnh đạo của người tiền nhiệm, nói Obama là tổng thống "hoàn toàn bất tài" sau khi ông ngầm chỉ trích cách chính quyền Trump phản ứng với Covid-19. Obama hầu như tránh chỉ trích hiệu quả làm việc của Trump, nhưng trong một cuộc gọi bị rò rỉ gần đây, cựu tổng thống mô tả phản ứng của chính quyền Trump với Covid-19 "hoàn toàn là thảm họa hỗn loạn".
Israel-Sudan bình thường hóa quan hệ: "Quân bài chính trị" trước thềm bầu cử Mỹ? Việc Israel và Sudan bình thường hóa quan hệ được ông Trump cho là một "chiến thắng to lớn với hòa bình trên thế giới" giữa lúc thành công về đối ngoại có thể giúp ông ghi điểm với cử tri khi bầu cử Mỹ cận kề. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây thông báo, Israel và Sudan đã chấp thuận bình...