4 cơn bão nối đuôi nhau vần vũ miền Trung
Bão số 8 chưa vào đất liền, dự báo bão số 9 tiếp tục nối đuôi theo cùng hướng tuyến vào Trung bộ. Do đó, các địa phương phải hết sức cảnh giác.
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường – Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tại cuộc họp ứng phó bão số 8.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường – Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ đạo cuộc họp ứng phó bão số 8. Ảnh: Minh Phúc.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, chưa bao giờ trong lịch sử lặp lại tình cảnh trong 1 tháng có 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Sau áp thấp nhiệt đới, bão số 6, số 7, số 8 và sắp tới là bão số 9 nôi đuôi nhau vần vũ các tỉnh miền Trung. Đây là hình thái hết sức nguy hiểm.
Video đang HOT
“Theo dự báo, cường độ của bão số 8 khi vào gần bờ không quá lớn nhưng phải đặc biệt cảnh giác. Bởi hướng tuyến của bão đổ bộ vào chính khu vực vừa qua bị tổn thương nặng nề, lũ chồng lũ, bão chồng bão. Bất kỳ tác động nào dù mưa hay gió đều gây tổn thương vô cùng lớn”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nói.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho rằng, trong lịch sử, chưa bao giờ trên toàn tuyến miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ mưa tới 3.500mm trong 10 ngày; 7 lưu vực vượt mức lũ lịch sử. Đó là giọt nước tràn ly.
Toàn bộ sườn Tây rừng xanh ngắt nhưng vẫn ngậm đầy nước, kết cấu đất vùng này đã bở rời nên rất nguy hiểm khi kết hợp với lũ ống, lũ quét. Không những thế, đến tối ngày 26 và 27, một áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 9 và vào Biển Đông.
Hình ảnh lũ lụt tại Đông Hà, Quảng Trị. Ảnh: Nguyễn Đình Diệp.
Dự báo hướng tuyến của bão số 9 lại tiếp tục đi vào Trung bộ và với lượng mưa lớn hơn bão số 8. Do đó, dứt khoát phải đảm bảo an toàn trên biển. Hiện nay gần 30.000 tàu đã cơ bản về nơi an toàn. Còn 37 tàu ở khu vực nguy hiểm chúng ta đã định vị rõ thì phải bám đuổi đến cùng để hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân vào vùng neo đậu an toàn.
“Trong 3 đợt thiên tai vừa rồi, rất may là 61.000 tàu khai thác thủy hải sản được đảm bảo an toàn. Nhưng 8 tàu vãng lai trong đó có 7 tàu vận tải và 1 tàu nạo vét gặp sự cố. Đó là bài học chúng ta cần phải lưu ý để rút kinh nghiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bộ trưởng cũng lưu ý, các đoàn công tác của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần hết sức lưu ý trong chỉ đạo điều hành, nhất là dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi sau lũ.
Tránh tình trạng dịch chồng dịch, bởi chưa bao giờ quy mô đàn gia cầm của Việt Nam lại lớn như hiện nay; chưa bao giờ tốc độ tái đàn lợn nhanh như thời gian vừa qua. Nếu dịch tả lợn châu Phi quay trở lại thì rất nguy hiểm .
Không chủ quan với bão số 8
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương và nhân dân không chủ quan với bão số 8 mặc dù dự báo sẽ giảm cường độ khi vào đất liền và ít gây hoàn lưu mưa.
Dự báo hướng đi của bão số 8. Ảnh: Tổng cục Phòng chống thiên tai
Chiều tối 23-10, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia đã cảnh báo khẩn về cơn bão số 8. Dự báo từ đêm 24-10 đến sáng 26-10, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế sẽ có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt do bão số 8.
Chiều 23-10, tâm bão số 8 nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260km về phía Đông - Đông Bắc, đạt cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Dự báo bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, đến chiều 24-10 chỉ còn cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Nam - Đông Nam, giảm xuống cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.
* Chiều 23-10, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp với các thành viên về các biện pháp ứng phó với bão số 8 và ATNĐ.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương và nhân dân không chủ quan với bão số 8 mặc dù dự báo sẽ giảm cường độ khi vào đất liền và ít gây hoàn lưu mưa. Quản lý chặt chẽ tàu thuyền ra khơi; đảm bảo an toàn cho các hoạt động du lịch cuối tuần; bảo đảm an toàn cho tàu vận tải, tàu vãng lai, hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ với các tàu đang bị sự cố (nhất là sự cố môi trường). Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đề nghị triển khai song song 2 nhiệm vụ: khẩn trương phục hồi, tái thiết sau mưa lũ, ngập lụt ở miền Trung và ứng phó với cơn bão số 8. Các địa phương có phương án đảm bảo an toàn cho các hộ dân tại vùng còn đang ngập lụt, có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, nhất là tại các huyện còn ngập ở tỉnh Quảng Bình khi có bão vào. Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các chủ hồ và các địa phương hết sức cảnh giác với cơn bão này, nhất là ở hồ Kẻ Gỗ và hồ Tả Trạch.
* Thượng tá Nguyễn Đình Hưng, Phó Trưởng Phòng Cứu hộ, cứu nạn - cơ quan thường trực của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, báo cáo, tính đến 17 giờ 30 chiều 23-10, các đơn vị từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã huy động 5.718 cán bộ chiến sĩ cùng 245 phương tiện ca nô, tàu, xuồng, ô tô sẵn sàng ứng phó với bão số 8; đồng thời thông báo cho 59.477 tàu với 289.298 người biết về diễn biến bão số 8.
Miền Trung vừa tái thiết sau lũ, vừa lo chống bão số 8 Sau khi bão số 8 vào đất liền, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia sẽ phát thông tin về bão số 9. Chiều 23-10, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 8. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp. Ngày 25-10 bão số...