4 chuyên gia và 1 nhân viên khách sạn ở Yên Bái mắc COVID-19 mang biến thể đang lưu hành tại Ấn Độ
Chiều tối ngày 30/4, Bộ Y tế cho biết tất cả các mẫu xét nghiệm của các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn ở Yên Bái thuộc biến thể hiện đang lưu hành và gây bệnh tại Ấn Độ – biến thể B.1.167.2
Trước tình hình dịch COVID-19 ở các nước xung quanh Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện đầu ngành tiến hành giải trình tự gene của những người nhập cảnh vào Việt Nam đã mắc COVID-19 để đánh giá, có các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp.
Tại Yên Bái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiến hành lấy mẫu tất cả các chuyên gia Ấn Độ và một trường hợp là nhân viên làm việc tại Khách sạn Như Nguyệt 2 để tiến hành làm xét nghiệm giải trình tự gene
Video đang HOT
Kết quả ngày 30/4 cho thấy: Tất cả các mẫu xét nghiệm của các chuyên gia Ấn Độ và nhân viên khách sạn thuộc biến thể hiện đang lưu hành và gây bệnh tại Ấn Độ. Cụ thể là biến thể B.1.167.2
Phòng chống Covid-19: Cảnh giác từ các vùng biên
Trước tình hình dịch Covid-19 tại các nước bạn đang có diễn biến phức tạp, cả nước tăng cường phòng chống dịch dù không có ca lây nhiễm cộng đồng trong 2 tháng gần đây
Bộ Y tế ngày 12-4 cho biết đến thời điểm này 12/13 tỉnh, thành phát hiện các ca mắc Covid-19 đã qua gần 2 tháng không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng. Riêng tại tỉnh Hải Dương đã 17 ngày không có thêm bệnh nhân Covid-19 mới.
Quản lý chặt xuất nhập cảnh
Hai tuần qua, nước ta phát hiện có 110 ca mắc mới Covid-19 và đều là ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay sau đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 ở các nước trong khu vực còn phức tạp, việc ghi nhận 2 ca bệnh nhập cảnh trái phép qua đường biển vào Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) rồi về TP Hải Phòng và TP HCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảnh báo về nguy cơ có thể xuất hiện đợt dịch Covid-19 thứ 4 ở nước ta.
Theo ông Long, từ đầu dịch Covid-19 tại Việt Nam đến nay, trong nước đã thiết lập 1.600 điểm chốt với 10.000 cán bộ biên phòng cắm chốt, kết hợp với lực lượng chính quyền địa phương tại các chốt để quản lý việc xuất nhập cảnh. Nhưng với đường biên giới trải dài, rộng nên việc quản lý xuất nhập cảnh đường biên hết sức khó khăn, đặc biệt là việc nhập cảnh trái phép rất phức tạp. "Đến nay, bộ đội biên phòng qua tuần tra, kiểm soát đã xử lý hàng chục ngàn đối tượng nhập cảnh trái phép, bàn giao địa phương cách ly theo quy định" - Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp sáng 12-4 Ảnh: PHAN ANH
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhận định nguồn lây nhiễm hiện của các nước chủ yếu là do không kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, cách ly không nghiêm, phong tỏa không chặt. Do vậy, ở trong nước, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Cùng với việc kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn người nhập cảnh bất hợp pháp, chính quyền cơ sở, lực lượng công an cần nắm sát địa bàn, từng gia đình có người thân đang ở nước ngoài, nhất là những nơi có thể đi đường bộ về Việt Nam.
Những nỗ lực đáng ghi nhận
Sáng 12-4, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì buổi họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Phiên họp được diễn ra trong bối cảnh các nước lân cận có số ca mắc bệnh Covid-19 tăng vọt trong những ngày vừa qua.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đến nay có 227 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP. Trong đó, 68 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 155 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp lây trong khu cách ly Vietnam Airlines. TP đã điều trị khỏi cho 216 trường hợp. Hiện còn 11 trường hợp đang điều trị (là các trường hợp nhập cảnh) với sức khỏe ổn định, không có triệu chứng chuyển nặng. TP đang tiếp tục thực hiện giám sát các nhóm nguy cơ. Ngoài ra, ngành y tế cũng hỗ trợ lực lượng công an tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 1.000 cán bộ công an tham gia nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 của TP. "Trong tuần này, TP sẽ tiếp nhận đợt vắc-xin thứ 2 từ Bộ Y tế với hơn 56.000 liều. Sở Y tế đã lên kế hoạch, phương án, lập danh sách những đối tượng tiêm chủng để sẵn sàng triển khai ngay" - ông Bỉnh cho biết.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay tròn 2 tháng TP không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. "Đó là sự nỗ lực và cố gắng đáng ghi nhận của cả hệ thống chính trị và nhân dân TP" - Chủ tịch UBND TP nhìn nhận và cho hay chỉ trong ngày 10-4, Campuchia có thêm 477 ca mắc Covid-19, Thái Lan gần 800 ca. Các nước bạn đang có diễn biến dịch rất phức tạp, đòi hỏi TP phải tăng cường công tác phòng chống Covid-19 dù không có ca lây nhiễm cộng đồng trong 2 tháng gần đây.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng đánh giá lực lượng y tế đã làm tốt công tác chuẩn bị cho đợt tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 1. UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện cần phối hợp các sở, ngành lên danh sách, thống kê số lượng để xây dựng kế hoạch chặt chẽ cho đợt tiêm chủng tiếp theo. "Song song với triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, việc tiếp tục thực hiện thông điệp 5K vẫn có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và cần sự tự giác, sự đồng lòng của các cấp, ngành, địa phương, người dân TP" - Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh và đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, đánh giá mức độ an toàn trong phạm vi của đơn vị mình và xây dựng kế hoạch ứng phó, kiểm soát.
Bộ trưởng Y tế: "Dịch chưa thể kết thúc trong năm 2021" "Dịch Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm nay được, thậm chí kể cả năm 2021. Do đó, các địa phương cần tăng cường công tác chống dịch, chuẩn bị kịch bản cho mọi tình huống dịch bệnh, tuyệt đối không được chủ quan lơ là"... Bộ Y tế họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng...