4 chú ý và 2 mẹo nhỏ giúp bà bầu tháng cuối tắm rửa một cách thuận lợi và sạch sẽ
Trong những tháng cuối của thai kỳ, việc tắm rửa với bà bầu cần hết sức cẩn thận. Mẹ bầu có thể học theo 4 chú ý và 2 mẹo nhỏ dưới đây để việc tắm rửa được thuận lợi hơn.
4 chú ý khi bà bầu đi tắm
Tắm đứng thay vì ngâm bồn
Một số bà mẹ mang thai sợ bị trượt và nghĩ rằng ngâm bồn sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình ngâm. Khả năng miễn dịch của người mẹ tương lai trong thai kỳ đang suy giảm, trong trường hợp bị nhiễm trùng, nó có thể dẫn đến sinh non. Do đó, tất cả các bà mẹ mang thai nên đứng tắm.
Nhiệt độ nước tắm 38 độ là phù hợp
Nhiệt độ tắm của bà bầu quá cao, hệ thần kinh của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng và sẽ gây nên tình trạng thiếu ô xy.
Nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ dàng kích thích tử cung trong tam cá nguyệt thứ ba, gây co bóp tử cung và sinh non.
Thời gian tắm không quá dài
Video đang HOT
Trong trường hợp bình thường, các bà mẹ mang thai nên kiểm soát thời gian tắm khoảng 15 phút để làm sạch cơ thể và giảm mệt mỏi. Không nên tắm quá lâu có thể gây chóng mặt, đau đầu.
Tránh các bộ phận đặc biệt khi tắm
Bụng và ngực là 2 bộ phận mẹ bầu cần cẩn thận khi tắm. Đừng chà mạnh hai phần này vì kích thích mạnh có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sinh non.
2 mẹo dành cho bà bầu khi tắm
- Hãy nhờ chồng hoặc người thân gội đầu cho thay vì tự làm. Vì lúc này việc cúi xuống với bà bầu là rất khó khăn
- Hãy để một khe cửa nhỏ khi mẹ bầu vào tắm. Việc này vừa giúp thông gió vừa phải, lại có thể gọi trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp.
Moon
Làm 4 điều đơn giản này mỗi ngày, phổi luôn khoẻ mạnh để phòng chống Covid-19
Hãy bảo vệ lá phổi của bạn trước đại dịch Covid-19.
Bệnh viêm phổi do virus Covid-19 có các triệu chứng tương tự như cúm thông thường nhưng các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn. Virus Covid-19 tấn công phổi của bạn, làm dày lên chất nhầy ở phổi, gây khó thở.
Để bảo vệ bản thân khỏi loại virus chết người này, bạn hãy tăng cường khả năng miễn dịch và giữ cho phổ luôn khoẻ mạnh. Xét cho cùng, phổi khỏe mạnh là một cơ chế bảo vệ hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Tại sao cơ thể chúng ta cần chất nhầy?
Cơ thể chúng ta cần chất nhầy, vì nó hoạt động như một cơ chế bảo vệ. Khi chúng ta hít phải một số vi khuẩn hoặc virus, chất nhầy ở phổi sẽ giữ lại số vi khuẩn, virus này, ngăn cho chúng không đi sâu vào cơ thể chúng ta. Lượng chất nhầy này sau đó được cơ thể loại bỏ thông qua hắt hơi, ho hoặc sổ mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ cần một lượng chất nhầy vừa phải. Khi có quá nhiều chất nhày trong cơ thể, các vấn đề sẽ phát sinh. Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, viêm phế quản có nhiều chất nhầy trong phổi.
Để giữ cho phổi của chúng ta khỏe mạnh để chống lại virus Covid-19, dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể làm:
Uống trà hạt cây hồ đào
Lấy một thìa canh hạt hồ đào và đun sôi chúng trong nước trong 4-5 phút, lọc và uống ấm. Bạn có thể có một hai cốc trà mỗi ngày. Đây là loại trà giúp bạn làm sạch phổi, đào thải chất nhầy. Chất nhầy lắng đọng trong cơ thể bạn trở thành nơi sinh sản của vi trùng, mầm bệnh, vi khuẩn hoặc virus.
Hít thở sâu và tập thể dục
Hít thở sâu là cách đơn giản giúc bạn đào thải chất nhầy và tống nó ra khỏi cơ thể. Tập thể dục giúp chúng ta hít thở sâu hơn, mạnh hơn. Chúng ta càng thở sâu, thở mạnh, chất nhầy càng dễ bị đào thải ra.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm là cách tự nhiên để làm sạch mũi, họng, tống chất nhầy dư thừa ra khỏi phổi.
Xông hơi
Xông hơi cũng là một cách hay để bạn làm sạch phổi của mình. Không khí nóng từ nước giúp đẩy chất nhầy ra ngoài và giữ cho phổi của bạn luôn khoẻ mạnh.
Quỳnh Trang
Bác sĩ Nhi chỉ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ ít ốm đau bằng những việc đơn giản hàng ngày Cân nặng của trẻ liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch, vì vậy một trong những việc bố mẹ cần làm là duy trì mức cân nặng đạt chuẩn. Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng như nhiều chuyên gia Nhi khoa hàng đầu thế giới từng nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của CÂN NẶNG đối với tỷ...