4 cháu bé tử vong do nổ đầu đạn: Hậu quả của sự chủ quan
Vụ nổ đầu đạn làm 8 người thương vong vừa xảy ra tại ấp Hiếu Trung A, xã Hiếu Nghĩa (Vũng Liêm) đã cho thấy mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả đau lòng do bom, đạn còn sót lại trong thời chiến tranh.
Cháu Nguyễn Minh Trường đang cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng rất nặng. Ảnh Dân Trí
Vụ việc đã gióng lên hồi chuông báo động về ý thức của một bộ phần người dân không chịu giao nộp hoặc thông báo với các cơ quan chức năng khi phát hiện ra các loại bom, đạn để dẫn đến những hậu quả thương tâm…
Ngay sau khi xảy ra vụ nổ vào ngày 2.11, theo cơ quan điều tra cho biết, nguyên nhân vụ nổ được phát ra từ quả đạn cối 61mm do Mỹ sản xuất. Tầm sát thương của loại đạn này ở bán kính khoảng 30m. Theo điều tra, có thể do đầu ngòi của quả đạn bị tác động trực diện nên phát nổ. Đầu đạn này được ông Lê Văn Lợt nhặt được cách đây gần 10 năm trong lúc đào kênh ở gần nhà. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông Lợt đã không trình báo với chính quyền địa phương mà mang về bỏ ở bụi trúc trước nhà, nơi xảy ra vụ nổ.
Ông Huỳnh Thanh Nhân – Chủ tịch xã Hiếu Nghĩa – cho biết: “Đây là sự việc đáng tiếc và đau lòng của địa phương. Hiện một bộ phận người dân vẫn còn khá lơ là và thiếu ý thức trách nhiệm trong việc giao nộp vũ khí, các vật liệu nổ.
Tới đây UBND xã sẽ tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành tổng kiểm tra, rà soát lại việc lưu giữ vũ khí, vật liệu nổ trong nhân dân; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về vật liệu nổ để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc”.
Theo laodong
Video đang HOT
"Phép vua" thua... "luật xã"
Đó là câu trả lời của ông Đường Trọng Hữu chủ tịch UBND xã Thường Nga (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) khi phóng viên tới làm việc tại xã này.
Khi tới xã này để tìm hiểu một số phản ánh của người dân thì được vị chủ tịch này mời ra khỏi phòng vì lý do "muốn làm việc với xã phải có giấy giới thiệu của huyện".
Dân bức xúc, xã chưa giải quết
Nhận được phản ánh của nhiều người dân xã Thường Nga (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), phóng viên báo Công Lý đã về tại các xóm tìm hiểu và thu thập thông tin. Qua nhiều ngày làm việc tại đây, chúng tôi nhận thấy rõ sự bức xúc của người dân về các khoản thu mà theo họ đó là những khoản thu quá cao và chưa hợp lý.
Trước hết phải nói đến khoản đóng góp xây dựng đường bê tông hóa nông thôn. Theo người dân, từ năm 2006 đến nay năm nào UBND xã cũng thu tiền bê tông tính theo nhân khẩu của hộ gia đình (100.000/người).
Nhiều hộ gia đình bị phá dỡ tường rào
Đường vào xã Thường Nga
Khi chính quyền xã đưa máy móc đến tháo dỡ thì người dân cũng "xin" đến khi nào tiến hành làm đường bê tông thì hãy giải tỏa mặt bằng. Nhưng từ tháng 2/2012 nhiều gia đình nằm trên trục đường quy hoạch làm đường đã bị dỡ bỏ một góc nhà và tường rào mà tới nay đường vẫn chưa được thi công. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của từng nhà. Bởi cũng theo người dân " tình trạng trộm cắp ở đây ngày càng gia tăng, kẻ trộm ngang nhiên vào nhà dân bắt trộm vật nuôi hay lấy các vật dụng có giá trị ".
Vậy khi chính quyền xã tiến hành giải tỏa mặt bằng thì đã có "kế hoạch và định thời gian thi công hay chưa"? Với số tiền người dân đóng góp trong mấy năm qua chính quyền xã đã sử dụng vào "mục đích gì"? Liệu người dân xã Thường Nga phải đóng tiền bê tông đến bao giờ ???
Thường Nga là một xã thuần nông, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào trồng lúa. Chưa kể đến những năm lụt lội mất mùa làm cho người dân càng trở nên khó khăn bội phần. Ngoài khoản thu nhập nói trên thì họ không có khoản thu nào khác mà còn phải gánh chịu thêm nhiều loại quỹ phải đóng góp cho xã cũng như các hoạt động của xóm như: Quỹ địa phương, trong đó thu theo hạng đất ( Thuế nông nghiệp), thu tiền làm đường bê tông, thu hoạt động xóm, thu nội đồng, 3,4 quỹ, quỹ khuyến học...Ngoài ra nếu hộ gia đình nào nộp muộn sau 3 ngày đối với tất cả các khoản quỹ trên thì phải nộp phạt 5%.
Hóa đơn các khoản đóng góp
Muốn làm việc với xã phải có giấy giới thiệu của huyện
Với những thông tin trên nhóm phóng viên đã xin hẹn với UBND xã để xác thực về vấn đề mà người dân đang phản ánh.
Vào 16h chiều ngày 16/10, phóng viên đã có mặt tại trụ sở UBND xã Thường Nga để làm việc. Thay vì thái độ phối hợp làm việc và cung cấp thông tin cho báo chí như luật định thì ông chủ tịch xã này đã ngang nhiên tuyên bố: "muốn làm việc với xã thì phải có giấy giới thiệu của huyện, sau đó ông chủ tịch xã bỏ ra ngoài mặc cho phóng viên đã xuất trình giấy giới thiệu do tòa soạn cấp và giải thích đầy đủ mọi quy định của luật báo chí. Theo đó, khi phóng viên yêu cầu được cung cấp thông tin về một số vấn đề như người dân đã phản ánh thì ông chủ tịch UBND xã Thường Nga đã từ chối thẳng thừng và bảo "đây là quy định mới nhất của huyện về việc trả lời báo chí...", khi chúng tôi hỏi có một văn bản nào của huyện quy định về vấn đề khi phóng viên tới làm việc với xã phải có giấy giới thiệu của huyện hay không thì ông chủ tịch này đã trả lời đây chỉ là sự thống nhất của huyện trong các buổi giao ban hàng tháng.
Luật Báo chí đã quy định rõ: "Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ không được một tổ chức cá nhân nào được dạn chế cản trở báo chí, nhà báo hoạt động...". Thay vì nghe PV giải thích cụ thể những điều khoản trong Luật báo chí đã quy định ông chủ tịch xã này bỏ ngoài tai mọi điều mà pv nói. Cũng theo điều 7 Luật báo chí đã nêu rõ " Trong phạm vi, quyền hạn của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác và kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin".
Đơn thư của những hộ dân
Khi nhận được phản ánh của nhiều người dân tại xã Thường Nga, PV về tận các thôn của xã này để nắm thông tin. Việc làm đó theo các vị lãnh đạo xã này "phải báo cáo cho chính quyền xã khi phóng viên về lấy thông tin trên địa bàn, đề nghị cho biết ai là người cung cấp thông tin."
Trao đổi với chúng tôi khi được hỏi huyện Can Lộc có một quyết định nào quy định khi PV tới làm việc với các xã đều phải có giấy giới thiệu của huyện hay không?. Ông Bùi Huy Tam chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết:"Huyện không có một văn bản nào quy định việc nhà báo phải có giấy giới thiệu của huyện thì mới được đến các xã để làm việc". Ông Tam còn cho biết "các anh cứ theo luật báo chí mà làm". Vậy việc làm của cán bộ xã Thường Nga như vậy liệu có đúng với luật Báo chí đã quy định?. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu rằng những cán bộ ở xã Thường Nga thiếu hiểu biết hay cố tình không hiểu gì về luật báo chí.
Theo xahoi
Hà Tĩnh: "luật làng" của xã Sơn Giang? Dựa vào vị trí công việc, ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh đã tự ý thông báo tới các chủ phương tiện khi lưu thông qua địa bàn xã này phải nộp phí 200.000đồng cho một lượt khi chưa được cấp trên cho phép. Theo phản ánh của rất nhiều chủ phương tiện có ô...