4 cây thuốc chữa bệnh phụ nữ
Đan sâm có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, ích mẫu trị đau bụng và khí hư, đương quy hạn chế đau lưng, nhức mỏi chân tay.
Đan sâm có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, ích mẫu trị đau bụng và khí hư, đương quy hạn chế đau lưng, nhức mỏi chân tay… Đây là những vị thuốc quý trong điều trị các bệnh phụ nữ.
Đan sâm: còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Thuốc dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, con gái chưa lấy chồng mà da mặt xanh nhợt, ăn uống thất thường, tinh thần suy nhược, thiếu máu, phá hòn khối trong bụng.
Đan sâm còn trị sưng đau khớp xương, ung nhọt, mẩn ngứa. Dùng rễ khô, sắc uống ngày 6 -12g. Lưu ý không dùng khi không ứ huyết.
Video đang HOT
Đương quy: còn có tên tần quy, tây quy, vân quy, xuyên quy, đương quy. Thuốc chữa huyết hư, đau nhức lưng, chân, tay và lạnh, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, đại tiện táo.
Bộ phận dùng gồm rễ khô, tính ấm vị ngọt, cay hơi đắng vào tâm, can, tỳ. Dùng dạng sắc hay ngâm rượu. Ngày 12 – 16g. Không dùng khi tỳ thấp, đầy trướng, tiêu chảy.
Hoài sơn: còn gọi là khoai mài, củ mài, sơn dược. Chữa khí hư nhiều, cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tả, lỵ, ho suyễn, yếu mệt, đái tháo, miệng khát, đái dắt…
Dùng củ khô đã chế biến có tính bình, vị ngọt vào tỳ, vị đi vào kinh phế, thận. Sắc uống ngày 20 – 30g, bột 5 – 10g/ngày. Không dùng cho người thấp nhiệt, đại tiện táo.
Ích mẫu: còn gọi là chói đèn, sung úy, ích minh. Vị này có tác dụng trị chậm kinh, ít kinh, không đều, đau bụng, khí hư, bạch đới, khó đẻ, thai chết lưu, đẻ sót rau, xây xẩm chóng mặt sau đẻ, chảy máu, ra nhiều máu hôi.
Dùng thân, cây, cành có nhiều lá chưa có hoa hoặc hoa mới nở. Vị này tính hơi lạnh, cay đắng vào tâm bào, can.
Sắc uống hay dùng cao ngày 10 – 30g. Không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.
BS. Hoàng Xuân Đại
Theo SKĐS
6 kiểu rối loạn kinh nguyệt các chị em thường gặp
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt (RLKN) hay kinh nguyệt (KN) không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khỏe, nặng hơn có thể gây vô sinh.
Thế nào là RLKN
Chu kỳ KN không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức kinh thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy ở những phụ nữ bị RLKN.
Những nguyên nhân của RLKN là gì?
Có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là: stress (nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ...), rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều), nhiễm khuẩn (ví dụ bị viêm cổ tử cung), lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân (có thể mất nhiều mỡ), thai ngoài tử cung.
Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như: bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu.
Những RLKN thường gặp
Chu kỳ kinh ngắn, nhiều, kéo dài: chu kỳ KN ít hơn 21 ngày gọi là "chu kỳ kinh ngắn", ngày hành kinh kéo dài 7 ngày gọi là "kỳ kinh kéo dài".
Còn về lượng kinh thì thông thường chỉ có thể dựa vào số băng vệ sinh dùng để phán đoán. Nếu máu hành kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng KN nhiều.
Xuất huyết không theo quy luật: KN hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng KN có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
KN thưa, ít: chu kỳ KN ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là KN thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là KN ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).
Vô kinh: chỉ KN ngừng từ 6 tháng trở lên.
Thống kinh: trong thời kỳ KN, bụng dưới đau dữ dội, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. Trước khi vào viện, nếu người bệnh đã uống một loại thuốc gì và liều lượng ra sao thì cần phải nói rõ với bác sĩ, bởi vì có một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến RLKN.
RLKN ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể.
Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?
Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ KN của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi RLKN?
Khi bị RLKN, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt, bò, trứng, sữa, pho mát...
Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Theo SKĐS
Món ăn - bài thuốc dành cho chị em "ra nhiều" Ra máu khi đến tháng (kinh nguyệt) và khi sinh nở (sản dịch) là hiện tượng bình thường của phụ nữ. Tuy nhiên nếu lượng máu ra quá nhiều (còn gọi là băng huyết) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc tốt cho những chị em "có vấn đề trên" để cùng tham...