4 câu không nên nói khi nàng khóc
Những câu nhận định chủ quan sẽ khiến nàng bực tức và thậm chí khóc to hơn.
Khi người phụ nữ khóc, đàn ông thường cảm thấy lúng túng và bối rối. Vì thế mới có trường hợp chính các chàng tự đẩy mình vào hoàn cảnh khó xử hơn vì sảy miệng. Dưới đây là những câu nói các chàng không nên sử dụng để an ủi phụ nữ khi nàng khóc.
1. Em làm ơn đừng khóc nữa
Câu nói này chẳng những không khiến nàng ngừng khóc mà thậm chí cô ấy còn khóc to hơn. Thay vào đó, điều chàng nên làm là hãy để nàng khóc và tự giải phóng nỗi buồn phiền. Bạn chỉ cần ngồi bên cạnh, lắng nghe nàng trút bầu tâm sự. Và nếu được, hãy ôm nàng vào lòng, vỗ nhè nhẹ lên lưng của nàng. Hành động này sẽ thay cho mọi lời muốn nói.
2. Anh hiểu em đang cảm thấy thế nào
Đây thực sự là một lời nói dối bởi không ở vào hoàn cảnh của nàng thì chàng không bao giờ hiểu được nàng cảm thấy thế nào đâu. Vì vậy, khi chàng nói câu này, có thể sẽ làm cho nàng thêm bực tức mà thôi.
Video đang HOT
3. Mọi chuyện chẳng tệ như em nghĩ đâu
Cũng giống như câu nói trên, vì chàng là người ngoài cuộc nên chẳng thể hiểu rõ ngọn ngành của sự việc. Do đó, lời nhận định trên hoàn toàn mang màu sắc chủ quan của chàng.
Hãy hiểu rằng, tâm lý của phụ nữ luôn có xu hướng nghiêm trọng hóa mọi việc. Ít nhất trong lúc này, chàng không nên phán xét gì cả mà hãy cứ để mọi chuyện diễn ra thật tự nhiên. Còn nhiều cơ hội để phân tích cho nàng hiểu.
4. Nhiều người khác còn gặp chuyện tồi tệ hơn cơ
Phụ nữ ghét nhất là bị so sánh. Thế nên, câu nói này của chàng chẳng khác nào hành động đổ thêm dầu vào lửa. Dù có thể điều chàng nói hoàn toàn đúng với thực tế nhưng với nàng lúc này, chuyện của nàng mới là điều tồi tệ nhất.
Theo VNE
Bỏ bớt một kỳ thi: Không nên cải cách nửa vời
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tung ra dự thảo đề án về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất hướng đổi mới tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) theo hướng: Không thi Đại học mà dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT để kiểm tra xét tuyển hoặc thi thêm một vài môn cho phù hợp mỗi ngành, mỗi trường.
Sự đột phá cần có điều kiện
Nhận định về chủ trương mới này, ông Đặng Kim Vui, GĐ ĐH Thái Nguyên gọi đây là một sáng kiến mang tính đột phá, vì có thể giảm bớt được một trong 2 kỳ thi quá gần nhau, trong đó, kỳ thi tuyển sinh "ba chung" đang tạo áp lực lớn.
Ông Kim Vui cho rằng, mấu chốt của vấn đề là làm thế nào để có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông chất lượng hơn, không phải một kỳ thi đỗ 100% mà phải chấp nhận đỗ 70-80%. Số học sinh thi trượt có thể thi lại hoặc phân luồng đi học các ngành khác. Đã đến lúc không nên quá coi nặng bằng tốt nghiệp THPT mà chỉ nên coi đó chỉ là điều kiện đi vào các trường học, ông Kim Vui nói.
Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa thì cho rằng, dù là kiểm tra hay thi tuyển ở mỗi trường ĐH, thì cuối cùng, thí sinh vẫn phải... thi. Tuy nhiên, ông Sơn cũng đặt ra điều kiện: Nếu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thật nghiêm túc, đề thi ra hợp lý, thật sự tin cậy đánh giá đúng năng lực của học sinh thì đây là một chủ trương tốt.
Về thông tin một số trường cho rằng, không tự tổ chức thi tuyển sinh được, ông Sơn nói: Trường nào không tổ chức thi được thì không nên đào tạo làm gì! Nếu không tổ chức được thì có thể... thuê ra đề, thuê chấm thi...
Một kỳ thi ba chung làm cả xã hội căng thẳng
Manh nha mô hình thi cho năm 2015
Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông đã gọi đề xuất bỏ thi là một sự dấn thân trên đường cải cách của Bộ GD&ĐT tuy ông vẫn cho rằng, bản dự thảo tiến bộ lần này vẫn thiếu triết lý giáo dục vốn được các nhà giáo dục như ông kêu gọi tìm tòi từ lâu.
Ông Dụ cho biết, một trường ngoài công lập như ĐH dân lập Phương Đông sẽ tiến hành xét tuyển theo hướng: Một số ngành chỉ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT; Một số ngành năng khiếu như kiến trúc thì sẽ thi môn năng khiếu; một số ngành như quản trị văn phòng hay ngôn ngữ sẽ thi phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ và phỏng vấn thí sinh chừng 10 phút, chẳng hạn! Ông Dụ nói: Dễ hay khó đã đi vào giá trị thật và tùy chất lượng từng trường!
Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP HCM cho biết, hiện ĐHQG TP HCM đang viết đề án và sẽ tổ chức thi giống kỳ thi SAT, kiểm tra năng lực. Có thể hình dung kỳ thi này sẽ thi tối đa 5 môn gồm: Toán và logic; Tiếng Việt (gồm kiến thức ngôn ngữ, thêm một chút kiến thức môn Văn); tiếng Anh (không bắt buộc, là môn thi khuyến khích để cộng điểm, trừ các ngành ngôn ngữ); Khoa học tự nhiên (gồm kiến thức Vật lý, Hóa học và Sinh học); Khoa học xã hội (gồm kiến thức Lịch sử, Địa lý, Đạo đức). Ông Nghĩa cho hay, cuối năm nay ĐHQG TPHCM sẽ trình đề án lên Bộ GD&ĐT.
Ông Nghĩa còn bật mí: Nếu Bộ GD&ĐT giao quyền cho ĐHQG hoặc Bộ tổ chức kỳ thi này nên được tiến hành quanh năm. Ông Nghĩa nói, nếu Bộ GD&ĐT chấp thuận thì năm 2015 thực hiện là vừa, vì thí sinh cần được biết sớm thông tin về thi cử trước mọi đổi mới ít nhất 1 năm.
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cảnh báo: Không nên cải cách nửa vời. Mọi cải cách cần được các nhà giáo có kinh nghiệm nghiên cứu cẩn trọng và lấy ý kiến rộng rãi mới mong có hiệu quả. Chớ lấy con em chúng ta ra làm thí nghiệm!
Nếu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thật nghiêm túc, đề thi ra hợp lý, thật sự tin cậy đánh giá đúng năng lực của học sinh thì đây là một chủ trương tốt.
Theo Tuoitre
Những người không nên ăn bánh trung thu Bánh phải mới Ngày nay các nhà sản xuất cố gắng tạo ra nhiều loại bánh khác nhau, và có thêm nhiều màu sắc để các khách hàng chọn lựa. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu tâm khi chọn và thưởng thức bánh là ngày sản xuất. Ngoài ra, trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh,...