4 căn nhà trôi xuống sông Cổ Chiên giữa đêm
4 căn nhà nằm trên cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã bị “hà bá” nuốt chửng. Vụ sạt lở trên sông Cổ Chiên gây thiệt hại hàng tỉ đồng, may không thiệt hại về người.
Điểm sạt lở nằm giáp sông Cổ Chiên – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Có mặt tại cồn Phú Đa sáng 14-11, phóng viên Tuổi Trẻ Online ghi nhận các lực lượng quân sự, công an, dân phòng, đoàn thanh niên tại các xã, thị trấn… trên địa bàn huyện Chợ Lách đang tích cực di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Ông Phạm Anh Linh – phó chủ tịch UBND huyện Chợ Lách – cho biết vụ sạt lở được xem là lớn nhất từ trước đến nay tại cồn Phú Đa xảy ra vào tối 13-11.
Bờ bao dài gần 400m nằm ngoài mé cồn giáp sông Cổ Chiên bất ngờ bị sụp xuống lấn sâu vào bên trong khiến 4 căn nhà bị trôi xuống sông, nhiều căn nhà khác phải di dời khẩn cấp.
Vụ vỡ bờ bao còn khiến khoảng 25ha hoa màu, vườn cây ăn trái của người dân bị ảnh hưởng. 46 hộ dân phải khẩn cấp di chuyển chỗ ở với hơn 150 người đang tạm thời lánh nạn.
Theo thống kê ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Chợ Lách, tổng chiều dài đê bao bị sạt lở đến trưa ngày 14-11 đã hơn 400m, tại 2 vị trí cách nhau khoảng 60m, ăn sâu vào bên trong đê có đoạn hơn 100m, nước sâu hơn 20m tại vị trí tiếp giáp với đất liền.
Nhiều lực lượng được huy động đến điểm sạt lở để giúp dân ổn định cuộc sống – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Video đang HOT
Người dân cồn Phú Đa cho biết đây là vụ sạt lở nghiêm trọng nhất từ trước đến nay – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người dân đang gia cố lại bờ bao – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Người dân đang cố vớt vát những gì còn sót lại sau vụ sạt lở – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Một căn nhà trống huơ trống hoác sau khi người dân được di dời khẩn cấp. Phía ngoài, một căn nhà khác bị sạt một nửa xuống sông Cổ Chiên – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Một người dân trên cồn Phú Đa bật khóc khi chứng kiến tài sản của người em họ bị trôi xuống sông Cổ Chiên – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Hội chữ thập đỏ Chợ Lách trao gạo, nước mắm, mì tôm cho những gia đình sơ tán – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Hội chữ thập đỏ Chợ Lách trao gạo, nước mắm, mì tôm cho những gia đình sơ tán – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Một học sinh qua đò bằng bến đò tạm sau khi cầu đò chính bị sạt lở – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG
Theo Tuoitre
Thủy điện Buôn Kuốp xây trạm cảnh báo lũ từ xa
Việc vận hành thành công các trạm cảnh báo lũ từ xa qua sóng điện thoại di động của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã góp phần quan trọng bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân khu vực hạ du.
Không để người dân nơm nớp lo chạy lũ
Đặc điểm vùng hạ du tại các nhà máy thủy điện của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đều là nơi tập trung đông dân, địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng là vùng có cấu tạo địa chất yếu. Vì vậy, vào mùa khô, khi huy động các tổ máy hoạt động có thể gây sạt lở bờ sông; đến mùa mưa lại gây ra ngập lụt lớn. Không để người dân nơm nớp đến mất ăn mất ngủ vì lo chạy lũ; việc tìm giải pháp cảnh báo lũ kịp thời là điều cán bộ, công nhân viên Công ty Thủy điện Buôn Kuốp luôn trăn trở.
Hệ thống loa cảnh báo xả lũ tại hạ du Thủy điện Buôn Tua Srah. Ảnh: V.H
Công ty Thủy điện Buôn Kuốp có nhiệm vụ tổ chức quản lý vận hành các nhà máy thủy điện trên sông Srêpôk thuộc địa bàn các tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, gồm: NMTĐ Buôn Tua Srah (2x43MW), NMTĐ Buôn Kuốp (2x140MW) và NMTĐ Srêpôk 3 (2x110MW) với tổng điện lượng khoảng 2,66 tỷ kWh/năm.
Ông Nguyễn Đức-Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Trưởng ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) công ty cho biết, ngay từ khi xây dựng hồ chứa thủy điện (tháng 7.2009) ở các khu vực đông dân cư, công ty đã lắp đặt hệ thống các biển và còi cảnh báo.
Công ty sử dụng còi hú đặt tại đập tràn nhà máy, có chức năng cảnh báo đến người dân trong vùng khi nhà máy xả lũ, giúp họ chủ động phòng tránh. Giải pháp này nhanh gọn, kịp thời, nhưng phạm vi thông báo hẹp chỉ với bán kính khoảng 5km. Để mở rộng vùng cảnh báo, công ty dùng loa đặt trên xe lưu động chạy dọc bờ sông khu vực hạ lưu thông báo tới người dân. Tuy nhiên, giải pháp này mất rất nhiều thời gian do giao thông đi lại khó khăn, nên hiệu quả không cao.
Sau khi nghiên cứu, đội ngũ kỹ sư, công nhân công ty đã đề xuất một giải pháp mới. Đó là, công ty từng bước thiết lập các trạm cảnh báo từ xa qua sóng di động, thông báo đến chính quyền và nhân dân trong vùng về tình hình chạy máy và điều tiết nước vùng hạ du trong mùa khô cũng như trong mùa lũ. Đến nay, công ty đã thiết lập được 16 trạm cảnh báo dọc theo bờ sông vùng hạ du từ hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah về Thủy điện Buôn Kuốp.
"Hệ thống gồm thiết bị nhận cuộc gọi di động, mạch điều khiển, amply, loa phóng thanh... Khi có cuộc gọi đến, mô đun điều khiển cho phép bắt máy, còi trên mạch điều khiển chính sẽ phát ra 5 tiếng kêu bíp, thông báo cho đầu gọi biết tình trạng của mạch còn tốt. Kế đến, hệ thống bật âm thanh kết nối ra loa phóng thanh để nhân viên vận hành đọc thông báo. Khi kết thúc thông báo, điều hành viên dập máy, hệ thống quay về lại trạng thái chờ" - ông Đức cho biết.
Tất cả các trạm cảnh báo lũ từ xa này đều được các địa phương lựa chọn điểm lắp đặt ngay tại các nơi đông dân cư dọc theo khu vực hạ du. Kinh phí xây dựng, lắp đặt và trang thiết bị khoảng 60 triệu đồng/trạm, lấy từ nguồn kinh phí của công ty.
Bà Phạm Thị Mười (56 tuổi) thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông cho biết: "Nhờ có hệ thống cảnh báo lũ từ xa, người dân hai bên sông Krông Nô đã kịp thời nắm được thông tin từ nhà máy thủy điện, từ đó, chủ động di dời tài sản, sẵn sàng ứng phó khi nước về. Việc cảnh báo được thực hiện mỗi lần trước 4 tiếng, 2 tiếng và 30 phút, người dân rất yên lòng".
Sáng kiến được nhiều đơn vị học tập
Theo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, các trạm cảnh báo lũ từ xa đã phát huy hiệu quả cảnh báo lũ, giúp người dân vùng hạ du chủ động phòng ngừa và giảm thiệt hại do lũ gây ra. Đặc biệt, từ khi đưa vào vận hành đến nay, chưa xảy ra thiệt hại về người do điều tiết, xả lũ.
"Xây dựng các trạm cảnh báo lũ từ xa của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp được công nhận là sáng kiến cấp Tập đoàn và nhiều đơn vị đã đến tham quan, học hỏi để áp dụng" - ông Nguyễn Tấn Triết-Phó Giám đốc Công ty cho biết.
Ngoài việc cảnh báo lũ từ xa, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cũng tiến hành lắp đặt các trạm đo mưa tự động và đưa toàn bộ thông tin về quan trắc và vận hành hồ chứa lên mạng internet qua website buonkuop.vn/pclb để các cơ quan chức năng và nhân dân trong vùng theo dõi. Công ty cũng trang bị màn hình theo dõi các thông số quan trắc và vận hành các hồ chứa đặt tại Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, trang bị các máy tính bảng đến Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh, các huyện liên quan, theo dõi và nắm bắt kịp thời diễn biến vận hành điều tiết các hồ chứa.
Ông Lê Viết Thuận - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Đăk Nông đánh giá, việc áp dụng công nghệ cảnh báo lũ từ xa của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp đã giúp người dân vùng hạ du chủ động trong sản xuất, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Đặc biệt, các thông số thủy văn như, lưu lượng nước về, lưu lượng xả và mực nước trong hồ đều được kiểm soát rất chặt, quá trình vận hành, điều tiết hợp lý, đảm bảo an toàn cho hồ đập và vùng hạ du...
Theo Danviet
Nhiều người rơi xuống sông Hậu vì sạt lở Bờ sông Hậu ở Vĩnh Long bất ngờ sạt lở ầm ầm lúc chiều tối, cuốn trôi hàng loạt căn nhà, khiến nhiều người bị kéo tụt xuống sông. Sạt lở cuốn trôi nhiều nhà dân ven sông Hậu trong đêm 22/8. Ảnh: Cửu Long. Chị Trần Kim Chi cùng con trai 20 tuổi và con gái 10 tuổi (ở phường Thành Phước,...