4 cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón
Thời tiết nóng nực kết hợp cùng việc ăn uống không điều độ và không uống đủ nước khiến trẻ sơ sinh và cả trẻ nhỏ có thể mắc một số loại bệnh về đường tiêu hóa. Trong đó bệnh táo bón là nhiều nhất.
1. Nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón
Khi trẻ sơ sinh bị bệnh táo bón thường là do chế độ ăn hàng ngày của mẹ không đủ xơ do ít ăn rau củ, thừa đạm và uống sữa ngoài (một số loại sữa có tính nóng)Cũng có thế do trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc cũng do thói quen hoặc chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ nào mà vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong những thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra hiện tượng táo bón.
Đối với những bé hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất một lượng nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ cần phải cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên để bé ít phải vận động thêmĐối với những trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân chính là từ trong khẩu phần ăn của bé thiếu chất xơ, ít các loại rau củ và sẽ dẫn đến táo bón.
Trẻ sơ sinh bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa điều này cũng dẫn đến táo bón.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng 3 đến 5 ngày bé mới đi ngoài một lần. Tuy nhiên số lần đi ngoài chỉ là một trong các tiêu chí để nhận biết bé bị táo bón. Có một số bé dù 3 ngày mới đi ngoài nhưng phân vẫn mềm, bé đi ngoài dễ dàng thì chưa gọi là táo bón. Còn với các bé đi ngoài 1 lần 1 ngày nhưng phân khô cứng, bé đi ngoài khó khăn thì cũng có nghĩa là bé bị táo bón
Mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh như sau:
- Bé đi ngoài ít hơn so với bình thường.
- Phân cứng khô.
Video đang HOT
- Bé khóc, tỏ ra đau đớn khi đi ngoài.
Hậu quả táo bón ở trẻ sơ sinh
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón nếu không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng và mỗi lần như vậy bé cũng rất sợ phải đi đại tiện dẫn đến giãn hậu môn có thể gây rách hậu môn
3. Cách chữa trị
Khi bé sơ sinh bị táo bón không phải do nguyên nhân bệnh lí thì mẹ hoàn toàn có thể chữa trị cho bé tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhanh mẹ nên áp dụng:
- Bổ sung chất lỏng: Mẹ cần đảm bảo cơ thể bé luôn được cung cấp đủ lượng chất lỏng cần thiết bằng cách cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn bình thường.
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ thực vật có tác dụng rất hiệu quả trong việc giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Chúng có khả năng khiến phân mềm, xốp từ đó giúp bé hết táo bón. Đối với bé bú sữa mẹ thì mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé qua sữa mẹ.
Mẹ nên ăn nhiều loại rau, củ, quả và một số loại ngũ cốc, hạt khô. Ngoài ra mẹ cũng cần hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ và các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê, trà.
- Xoa bụng cho bé: Mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng cho bé. Mẹ đặt hai ngón tay gần rốn của bé, ấn nhẹ và từ từ xoa theo chiều kim đồng hồ. Mẹ thực hiện 3 đến 4 lần 1 ngày.
- Thay đổi nhãn hiệu sữa: Đối với các bé uống sữa công thức mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại sữa phù hợp hơn cho bé. Mẹ cũng lưu ý pha sữa theo đúng tỉ lệ hướng dẫn.
Theo www.phunutoday.vn
Xót xa cả gia đình bị nhiễm HIV nhưng không biết nguồn lây từ đâu
Sinh con không lâu, người vợ mất vì bị nhiễm HIV, người chồng đưa con đi xét nghiệm, kết quả như "sét đánh bên tai" khi cả hai bố con đều dương tính với HIV.
Thời điểm PV có mặt tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), bà L.T.X (SN 1968) và anh H.V.Ch (SN 1990, xóm Thượng, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) đang chuẩn bị chuyển phòng cho bé H.M.C (20 tháng tuổi). Đã 20 tháng tuổi nhưng bé C chỉ nhỉnh hơn trẻ sơ sinh chút. Nhìn cháu nằm ngủ trên giường bệnh, cả bà X, anh Ch và những người có mặt ở phòng bệnh ai nấy đều xót xa. Bởi lẽ, bé C bị phơi nhiễm HIV từ bố mẹ. 20 tháng tuổi nhưng bé chưa biết đi, chưa biết nói.
Anh Ch bảo, từ khi bé C. nhập viện đến nay, bé chẳng ăn được gì, ngoài những lúc chạy máy, truyền thuốc thì cháu chỉ nằm trong vòng tay bà nội.
Không biết bao đêm, anh Ch thức trắng để trông con, có những lúc anh chạy vào nhà vệ sinh khóc vì thương con, thương cho số phận của mình.
"Biết rằng con đi viện chẳng ai là sướng cả, nhưng nhìn những cháu bé mới 15 - 18 tháng đã biết đi, biết gọi bố, gọi mẹ, gọi bà mà tôi thấy thương cho con, thương chính bản thân mình. Tôi rất thèm khát được nghe tiếng con gọi "bố ơi" nhưng con trai tôi tới giờ vẫn như đứa trẻ sơ sinh", nói tới đây, anh Ch nghẹn giọng.
Bé C đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Anh Ch lập gia đình cách đây 3 năm. Nhà tuy nghèo nhưng anh luôn cố gắng vun vén cho gia đình. Khi bé C chào đời, niềm vui như được nhân lên gấp bội nhưng con được 2 tháng tuổi cũng là thời điểm mở ra chuỗi những ngày bất hạnh của gia đình khi con anh bắt đầu phải tìm tới bệnh viện để điều trị bệnh ho và viêm phổi, tiêu chảy.
Cứ vậy cho đến khi con được gần 18 tháng, vợ anh bỗng nhiên ốm nặng, rồi phải ra Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu. Tại đây, vợ anh được chẩn đoán bị viêm phổi nặng và điều khiến cả gia đình choáng váng khi bác sĩ thông báo vợ anh nhiễm HIV.
Chỉ một thời gian rất ngắn sau, vợ anh qua đời. Lo hậu sự xong cho vợ, anh và con trai đi làm xét nghiệm, anh như chết đứng khi nhận kết quả, cả hai bố con cùng dương tính với HIV.
Kể từ khi vợ qua đời vì mắc căn bệnh thế kỷ, anh Ch và con bị nhiều người xa lánh, có những lúc con anh ốm nặng không nhờ được người, không vay được tiền để đưa con đi viện. Những lúc đó, anh Ch tuyệt vọng vô cùng và đã từng nghĩ tới cái chết. Thậm chí, anh cũng buông xuôi và nghĩ tới việc lo hậu sự cho con.
"Lo việc cho vợ xong, tổng tài sản trong gia đình chỉ còn 1 triệu đồng. Tôi dự định để số tiền đó để lo hậu sự khi con qua đời. Thế nhưng hàng đêm nhìn con khóc trong đau đớn, tôi không đành lòng và quyết định bắt xe đưa con ra viện tỉnh thăm khám, tại đây do bệnh tình con quá nặng nên đã được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị", anh Ch chia sẻ.
Những ngày này, anh Ch đang cùng mẹ ruột chăm con trong bệnh viện.
Tại đây, một lần nữa bác sĩ chẩn đoán cháu C mắc bệnh HIV, đồng thời còn bị viêm phổi, viêm tai giữa và tiêu chảy... Các bác sĩ cho biết, hiện tại ưu tiên số 1 là điều trị viêm phổi, tiêu chảy cho cháu, sau đó điều trị dinh dưỡng nâng cao thể trạng, song mới tính đến phương án điều trị dự phòng HIV.
Còn về phần mình, sau khi đến các cơ sở y tế, được sự tư vấn của các bác sĩ anh Ch đã về địa phương đăng ký uống thuốc ARV (thuốc điều trị dự phòng HIV, nhằm giảm tải lượng virus).
Và từ đây, anh bắt đầu nuôi những hy vọng, dù căn bệnh của mình không thể chữa khỏi nhưng anh có thể dùng thuốc để duy trì sự sống. Con anh cũng như thế.
Chia sẻ thêm về hoàn cảnh của mình, anh Ch bảo, gia đình quanh năm suốt tháng chỉ gắn với ruộng đồng, hoàn cảnh khó khăn, bữa no bữa đói. Bản thân anh cũng chưa bao giờ ra khỏi "lũy tre làng", chẳng phải người ăn chơi nghiện ngập nên không biết mình lây bệnh từ đâu.
Bố mất sớm, nhà có hai anh em nhưng em trai của anh Ch sớm qua đời vì bệnh tật.
Thoáng nhìn mẹ đang dõi ánh mắt về phía đứa cháu duy nhất của mình, đôi mắt anh Ch đỏ hoe khi nghĩ tới cuộc sống sau này, con cháu lần lượt ra đi, không biết bà sẽ như thế nào.
Trao đổi với chúng tôi, ông Quách Công Lâm - Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng, nơi anh Ch sinh sống cho biết, ở địa phương, Ch là thanh niên hiền lành, không nghiện ngập, chơi bời, lêu lổng... "Anh Ch nhiễm HIV có thể do nguyên nhân khách quan nào đó. Theo tìm hiểu, trước đây vợ anh Ch đi làm ở Hà Đông - Hà Nội, có thể trong quá trình đi làm bị nhiễm bệnh, tuy nhiên người đã chết rồi nên chúng tôi không dám khẳng định", ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, ở địa phương gia đình anh Ch là hộ cực nghèo, bản thân và con cái ốm đau nên bây giờ khó khăn chồng chất khó khăn.
Theo Dân Việt
6 dấu hiệu bất thường cho thấy tuyến giáp của bạn đang có vấn đề Tuyến giáp là nơi sản xuất ra những hormone thiết yếu để hỗ trợ cho hoạt động của não và quá trình trao đổi chất. Do đó, nếu bạn thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau đây thì hãy chủ động đi khám ngay vì có thể tuyến giáp đang ngầm kêu cứu. Thường xuyên lo lắng, bồn...