4 cách tiết kiệm tối đa kinh phí xây nhà
Chủ nhà nên xác định rõ nhu cầu không gian cần thiết, tận dụng yếu tố sẵn có, chọn giải pháp đơn giản… để tiết kiệm chi phí xây nhà.
Khi xây nhà, vấn đề mà chủ nhà nào cũng đặc biệt lưu tâm đó là kinh phí. Nếu nguồn kinh phí eo hẹp thì làm sao vẫn có được ngôi nhà tươm tất?
KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects) sẽ hướng dẫn bốn cách hữu hiệu để tiết kiệm chi phí xây nhà.
Xác định rõ nhu cầu không gian cần thiết
Trước tiên, chủ nhà cần đánh giá các nhu cầu không gian sử dụng cho rõ ràng. Ngoài không gian ngủ thì không gian bếp, khách hay toilet riêng mỗi phòng tùy trường hợp mà có thể giảm về diện tích hay loại bỏ.
Bên cạnh việc xác định được không gian gia đình thật sự cần thì chủ nhà nên suy nghĩ về việc nhóm các không gian chung (không gian có chức năng tương tự lại với nhau), như bếp – ăn, hay khách – ăn, học – sinh hoạt chung…
Việc nhóm các không gian có giá trị khi lựa chọn giải pháp bao che. Các không gian mở, sinh hoạt chung thì giải pháp bao che có thể triệt tiêu, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo sinh khí môi trường thông thoáng cho khu vực này.
Càng ít không gian thì việc xây dựng cũng như bảo trì càng tiết kiệm và nhanh chóng.
Một mô hình nhà ở tình thương nhóm các không gian, phân ra các khu vực cần bao che và không bao che để hạn chế diện tích tường bao.
Ưu tiên không gian chính
Video đang HOT
Kinh phí eo hẹp thì không nên dàn trải việc đầu tư cho mọi không gian trong nhà. Ví dụ, đa số người Việt quan tâm phòng khách thì ta có thể đầu tư kinh phí cho vật liệu hoàn thiện hay nội thất ghế, bàn, đèn… cho khu vực này.
Các không gian còn lại như phòng ngủ, phòng vệ sinh tiết giảm chi phí, sử dụng tiết chế cho thiết kế.
Đối với vài cá nhân ưu tiên không gian ngủ thì ngược lại, sẽ ưu tiên đầu tư cho giường, tủ, cửa kính, chiếu sáng…
Lựa chọn giải pháp đơn giản, thi công dễ dàng
Việc chọn vật liệu, phương pháp thi công đơn giản thì sẽ giảm được chi phí về vật liệu, trang thiết bị thi công đi kèm, kiểm soát chất lượng… Bên cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian thi công, đi lại.
Việc tính toán sử dụng vật liệu sao cho tối ưu, hạn chế dư thừa cũng là một cách để tiết kiệm chi phí xây dựng.
Wall house ( CTA | Creative Architects) sử dụng tường gạch cháy-sản phẩm lỗi để tái sử dụng cho mặt đứng, giảm chi phí cho vật liệu cũng như hoàn thiện, bảo trì.
Tận dụng yếu tố sẵn có, tự nhiên
Việc tận dụng vật liệu cũ như gạch, ngói, gỗ, cửa cũ hay dùng các vật liệu địa phương sẽ tiết kiệm được chi phí mua vật liệu, chi phí vận chuyển.
Việc tận dụng cảnh quan xung quanh đối với những công trình có diện tích đất trống cũng rất được xem trọng. Ví dụ như tận dụng bóng cây, hồ nước để lấy bóng râm, lấy gió làm mát.
Bật mí 4 yếu tố vàng khi thiết kế ngôi nhà toàn kính
Nếu có ý định xây nhà toàn kính, gia chủ cần lưu ý bốn yếu tố chọn vật liệu kính, bố trí vị trí kính, thông gió và che nắng.
Nhà ở có thể sử dụng kính cho các hạng mục như tường, mái, thậm chí sàn. Ưu điểm của kính là sự kết nối với không gian bên ngoài, lấy sáng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên khi sử dụng diện tích lớn vật liệu kính, nếu không lưu ý sẽ gây ra nóng bức trong công trình. Dưới đây là bốn yếu tố mà KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects) lưu ý khi gia chủ muốn xây nhà toàn kính.
Chọn vật liệu kính
Đây là cách đơn giản nhất khi muốn giảm nóng cho công trình.
Trên thị trường, mảng kính cách nhiệt hay gia cố film dán. Hiện nay hình thức này rất phổ biến khi sử dụng cho ngoại thất với nhiều mẫu mã, giá thành đa dạng.
Vật liệu trên có khi giảm nóng lên đến 60% so với kính thông thường.
Mẫu gạch kính với lớp đệm không khí bên trong cũng là một vật liệu đang được sử dụng với diện tích lớn trong công trình nhằm lấy sáng tối đa nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư so với kính trong hay kính mờ.
Bố trí vị trí kính
Phần không gian tiếp xúc gần các diện kính lớn nên là không gian không sử dụng nhiều trong khoảng thời gian có nắng, hoặc gia chủ nên tách các không gian sử dụng chính ra một khoảng cách nhất định với diện kính lớn.
Gia chủ có thể bố trí khu vực sát kính làm hành lang giao thông, khu vực thông tầng, cầu thang, sân vườn...
Nhà 2Hien (CTA | Creative Architects) sử dụng thông gió qua lam lá sách cho khu vực mái kính để thông gió.
Thông gió
Kính sẽ tạo ra hơi nóng bên trong công trình, do đó gia chủ cần có giải pháp thông gió. Nhiều công trình nhà phố dù không sử dụng nhiều kính nhưng khi sau một ngày về nhà, không khí trong nhà vẫn rất nóng bức.
Gió muốn vào thì phải có lối ra. Vì vậy, gia chủ lưu ý đến thiết kế các khe, cửa sao cho hướng được dòng không khí lưu thông tự nhiên suốt công trình, thậm chí khi không mở cửa.
Gia chủ và kiến trúc sư cần nắm rõ vấn đề để thiết kế các chi tiết kỹ thuật giúp thoát gió tốt nhưng vẫn đảm bảo không bị tạt khi mưa gió.
Mái kính nhà Wall house (CTA | Creative Architects) sử dụng sỏi rải trên mái để hạn chế nắng, tọa bóng đổ tự nhiên.
Che nắng
Kính là vật liệu dễ hấp thụ nhiệt nên nếu phơi diện lớn ra môi trường thì việc hấp thụ nhiệt là điều khó tránh.
Vậy nên chọn những vị trí có bóng râm để che mát cho bề mặt kính nhưng vẫn đảm bảo lấy sáng như bên dưới hiên, mái che...
Kính cũng có thể kết hợp với hệ lam đứng, tấm đục lỗ để làm nhiệm vụ lấy sáng nhưng vẫn che nắng tốt hơn giải pháp kết hợp các hệ rèm. Hệ kính mái cũng có thể phủ các vật liệu tạo được hiệu quả che nắng, tạo bóng đổ tự nhiên như rải sỏi.
Muốn phòng khách đẹp, phải đủ 4 tiêu chí Không gian, ánh sáng, giao thông và nội thất là bốn tiêu chí chủ nhà cần đặt lên hàng đầu nếu muốn có phòng khách ưng ý. Phòng khách là không gian vô cùng quan trọng trong ngôi nhà, là nơi tiếp đón khách đến thăm, nơi tụ họp các thành viên trong gia đình. Các chủ nhà luôn quan tâm làm sao...