4 cách nấu chè đậu ngự thanh mát, giải nhiệt cho cả nhà
Cách nấu chè đậu ngự không phức tạp như bạn nghĩ. Chè đậu ngự là một trong những món chè rất được yêu thích bởi giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Kết hợp cùng các nguyên liệu khác như hạt sen, nha đam, sữa tươi hay chỉ đơn thuần là nấu lá dứa và đường phèn, bạn sẽ có thêm nhiều biến tấu ngon, độc đáo cho món chè đậu ngự rồi đó. Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu chi tiết 4 cách nấu ngay trong chia sẻ dưới đây bạn nhé.
Trước khi học cách nấu chè đậu ngự như thế nào cho ngon, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về loại đậu này cũng như những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại ra sao.
1. Đậu ngự và những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe
1.1. Đậu ngự là đậu gì?
Đậu ngự hay đậu Lima, đậu quyên, đậu bơ, có tên khoa học là Phaseolus lunatus. So với nhiều loại đậu khác, đậu ngự có kích thước lớn hơn, dài khoảng 1 – 3 cm. Đậu ngự có thể có màu trắng, đỏ, nâu, tím, xanh lá cây hoặc đen. Loại đậu ngự ở Việt Nam thường thấy nhất là màu trắng và đỏ.
Đậu ngự có hương thơm và vị ngọt bùi, là nguyên liệu chính của món chè trứ danh xứ Huế rất được yêu thích. Ngoài ra, đậu ngự còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe không phải ai cũng biết đến.
Đậu ngự có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ảnh: Internet 1.2. Bất ngờ trước những lợi ích của đậu ngự với sức khỏe
Đây là một trong những loại đậu giàu giá trị dinh dưỡng và chứa rất ít chất béo. Điều đặc biệt là đậu ngự không chứa cholesterol. Trong 100g đậu ngự cung cấp 113 kcal, 6.84g Protein, 0.86g chất béo, 4.9g chất xơ, 34mg Canxi, 58mg Magie, 467mg Kali, 8mg Natri, 0.78mg Kẽm, 3.14mg Sắt, 136mg Phốt pho, 3.18mg Đồng, 1.8g Selen, 34g Folate, 23.4mg Vitamin C, 0.204mg Vitamin B6,10g Vitamin A (RAE), 0.32mg Vitamin E, 5.6g Vitamin K, 0.217mg Thiamin, 0.103mg Riboflavin, 1.474mg Niacin và 40mg Choline.
Loại đậu này là một thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, việc bổ sung đậu ngự trong khẩu phần ăn sẽ giúp bạn:
Bổ sung năng lượng cho cơ thể;Tốt cho tim mạch;Kiểm soát bệnh tiểu đường ;Kích thích lưu thông tuần hoàn máu;Cải thiện chức năng tiêu hóa;Ngăn ngừa ung thư;Giúp tóc chắc khỏe;Giúp xương chắc khỏe;Giúp da sáng và khỏe hơn.
Với những lợi ích tuyệt vời trên thì không khó hiểu vì sao đậu ngự lại được nhiều người yêu thích. Đậu ngự có thể nấu được rất nhiều món ngon như đậu ngự chiên giòn, canh thịt bò nấu đậu ngự, canh đậu ngự thịt bằm,…. Trong đó không thể thiếu chè đậu ngự, món chè “trứ danh” xứ Huế.
Hôm nay, Chuyên mục Món ngon của Yeutre.vn sẽ giới thiệu đến bạn 4 cách nấu chè đậu ngự rất đơn giản cho cả nhà món chè thanh mát, giải nhiệt.
2. 4 cách nấu chè đậu ngự thanh mát, giải nhiệt cho cả nhà
2.1. Cách nấu chè đậu ngự tươi với hạt sen
Hạt sen béo bùi kết hợp cùng đậu ngự ngọt thơm thì còn gì tuyệt vời hơn. Món chè đậu ngự tươi với hạt sen vừa ngon lại bổ dưỡng rất xứng đáng để bỏ công sức xuống bếp. Để nấu chè đậu ngự hạt sen, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu và nấu như sau.
2.1.1. Nguyên liệu nấu chè đậu ngự hạt sen
Đậu ngự tươi: 350g
Hạt sen: 250g
Lá dứa: 1 bó khoảng 20g
Đường phèn: 150 – 200g (tùy theo bạn ăn ngọt ít hay nhiều)
Dừa khô nạo: 250g
Dầu chuối: 1 ống
Vani: 1 ống
Muối: 1/4 thìa cà phê.
Nguyên liệu nấu chè đậu ngự hạt sen. Ảnh: Internet
2.1.2. Cách nấu chè đậu ngự hạt sen
Sơ chế đậu ngự, hạt sen và lá dứa
Đậu ngự sau khi mua về, bạn bóc sạch lớp vỏ bên ngoài. Sau đó đem ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút. Ngâm xong, bạn tiếp tục bóc bỏ lớp vỏ lụa bên trong. Rửa lại với nước. Đem hấp cách thủy khoảng cho đậu mềm.Hạt sen sau khi mua về cần bỏ tim sen (phần màu xanh ở giữa hạt sen) vì nó sẽ làm cho món chè của bạn bị đắng. Hạt sen sau khi tách tim nên ngâm khoảng 2 – 3 phút trong nước muối loãng. Vớt ra cho ráo nước.Lá dứa sau khi mua về thì rửa sạch. Sau đó, bạn buộc lại thành bó.
Đậu ngự bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài và rửa lại với nước – Ảnh: Internet
Vắt nước cốt dừa
Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng loại nước cốt dừa lon được bán ở các chợ, cửa hàng hoặc siêu thị. Tuy nhiên cách nấu chè đậu ngự hạt sen sẽ đậm vị béo hơn nếu bạn trực tiếp làm nước cốt dừa từ dừa già. Cách làm nước cốt dừa không khó. Bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1 : Dừa khô nạo bạn cho vào túi vắt, vắt nước cốt nhất. Cho dừa nạo đã vắt vào tô, ngâm ít phút với khoảng 150ml – 250 nước ấm. Nhào và vắt lại chúng ta sẽ có nước dão dừa.
Cách 2 : Bạn cho dừa khô nạo ra thau nhỏ hoặc nồi. Cho thêm khoảng 150ml nước. Nhào mạnh tay nhiều lần. Sau đó vắt lấy nước cốt nhất. Lọc nước cốt qua rây để loại bỏ xác dừa. Tiếp đến, bạn cho thêm khoảng 200 – 250ml nước lọc vào thau xác dừa. Tiếp tục nhào mạnh để vắt lấy nước cốt nhì (nước cốt dão).
Lưu ý : Bạn cho 2 phần nước cốt này ra 2 tô riêng nhé.
Video đang HOT
Nấu chè đậu ngự hạt sen
Cho hạt sen vào nồi cùng với ít nước. Nấu ở lửa vừa cho đến khi hạt sen chín mềm. Tiếp theo, bạn cho bó lá dứa vào nấu cùng. Sau khoảng 1 phút, lá dứa bắt đầu dậy mùi thơm, bạn cho đậu ngự và đường phèn vào nồi trên. Khuấy đều để đậu và hạt sen ngấm đường. Sau đó, bạn cho phần nước cốt nhì (nước dão) vào nấu. Khuấy đều và chỉnh ở lửa nhỏ.Cuối cùng cho dầu chuối và vani vào. Đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm chè đậu ngự hạt sen. Ảnh: Internet
Nấu nước cốt dừa
Bạn cho phần nước cốt dừa nhất ra nồi. Cho thêm một ít muối. Khuấy đều. Bắc lên bếp đun ỏ lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp. Nếu thích ăn nước cốt dừa đặc hơn, bạn có thể hòa tan 1/2 thìa bột năng với nước lạnh và cho vào nồi nước cốt dừa. Sau khi chuẩn bị xong nước cốt dừa, bạn múc chè ra bát hoặc ly. Rưới nước cốt dừa lên trên cùng. Dùng nóng hoặc cho thêm đá lạnh đều ngon.
Thành phẩm : Chè đậu ngự hạt sen nấu với đường phèn ngọt thanh, không gắt quyện với nước cốt dừa béo ngậy, ăn là nghiện.
2.2. Cách nấu chè đậu ngự nước cốt dừa
Không cần đến hạt sen, công thức chè đậu ngự nước cốt dừa với sữa tươi vẫn đủ để mang đến cho bạn món chè giải nhiệt vừa ngon vừa bổ dưỡng.
2.2.1. Nguyên liệu làm nấu chè đậu ngự nước cốt dừa với sữa tươi
Đậu ngự khô: 500g
Lá dứa: 1 bó khoảng 20g
Sữa tươi: 250 ml
Nước cốt dừa: 200ml
Đường cát trắng: 50g
Đường cát vàng: 150g
Bột năng: 100g
Muối: 1/4 thìa cà phê.
Nguyên liệu nấu chè đậu ngự với sữa tươi. Ảnh: Internet
2.2.2. Nấu chè đậu ngự nước cốt dừa với sữa tươi
Sơ chế nguyên liệu
Đậu ngự khô sau khi mua về, bạn nhặt bỏ hạt hỏng. Để đậu nở mềm, bạn đem ngâm với nước ấm. Sau đó nhặt bỏ vỏ. Rửa lại sạch với nước. Cho vào nồi với 1l nước và luộc khoảng 30 phút ở lửa nhỏ. Bạn đừng vội cho nồi xuống bếp. Hãy tiếp tục đậy nắp. Cách này giúp đậu tự mềm mà không bị nhũn.
Lá dứa sau khi mua về thì rửa sạch. Sau đó, bạn buộc lại thành bó.
Đậu ngự khô sau khi ngâm nước ấm, bạn nhặt bỏ hết lớp vỏ bên ngoài – Ảnh: Internet
Nấu chè đậu ngự nước cốt dừa với sữa tươi
Bắc nồi lên bếp. Cho thêm 500ml nước, đường cát vàng và lá dứa vào nồi. Chỉnh lửa vừa.Đun sôi đến khi lá dứa dậy mùi thơm thì vớt lá dứa ra ngoài.Trong thời gian chờ sôi, bạn đem bột năng hòa tan với khoảng 200 – 250ml nước. Cho phần bột năng hòa tan vào nồi trên. Bạn nhớ khuấy đều để tránh bị bột năng bị vón cục. Tiếp đến, bạn cho đậu ngự luộc vào nồi. Đun sôi trong 5 – 7 phút là được.
Các bước nấu chè đậu ngự với sữa tươi – Ảnh: Internet
Nấu nước cốt dừa
Cho nước cốt dừa lon sữa tươi đường trắng 1/4 thìa cà phê muối vào nồi. Khuấy để hỗn hợp tan đều.Bắc nồi lên bếp. Đun ở lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp. Trong quá trình đun, bạn nhớ khuấy để đường tan đều
.Hoàn thành và thưởng thức
Múc chè đậu ngự ra tô hoặc bát. Cho thêm nước cốt dừa vào là thưởng thức được rồi nhé. Với công thức chè này, bạn dùng nóng hay lạnh đều vẫn ngon.
Thành phẩm chè đậu ngự nấu với sữa tươi – Ảnh: Internet
2.3. Cách nấu chè đậu ngự với nha đam
Cũng như đậu ngự, nha đam có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, nha đam còn nhiều công dụng làm đẹp, đặc biệt là làn da. Sự kết hợp này cho bạn món chè vừa thanh mát lại vừa tốt cho sức khỏe và làn da. Nếu như gia đình đã quá quen với chè đam đường phèn thanh nhiệt hay chè đậu xanh nha đam hoặc chè hạt sen nha đam , bạn có thể đổi vị với chè đậu ngự nha đam nhé.
2.3.1. Nguyên liệu nấu chè đậu ngự nha đam
Đậu ngự tươi: 500g
Nha đam: 400g
Lá dứa: 30g
Đường: 300g (bạn có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt)
Chanh: 1/2 quả
Muối: 1 thìa canh.
Nguyên liệu nấu chè đậu ngự hạt nha đam. Ảnh: Internet
2.3.2. Cách nấu chè đậu ngự nha đam
Sơ chế nha đam
Đầu tiên hãy vắt chanh lấy nước và pha với muối. Nha đam sơ chế không kỹ rất dễ bị nhớt và đắng. Sau khi mua về, bạn hãy gọt vỏ và rửa sạch nha đam dưới vòi nước lạnh. Vớt ra ráo nước và thái thành hạt lựu. Sau đó ngâm khoảng 45 phút trong hỗn hợp nước muối chanh đã chuẩn bị ở trên. Vớt ra rửa lại với nước sạch.Ướp nha đam với 150g đường. Để ngấm đường khoảng 30 – 45 phút.
Gọt sạch vỏ và ngâm nha đam với hỗn hợp nước muối chanh để khử nhớt và đắng. Ảnh: Internet
Sơ chế đậu ngự, lá dứa
Đậu ngự sau khi mua về nhặt bỏ hạt hư, bóc sạch lớp vỏ bên ngoài.Rửa lại với nước. Vớt ra cho ráo.Lá dứa sau khi mua về thì rửa sạch. Sau đó, bạn buộc lại thành bó.
Nấu chè đậu ngự nha đam
Cho đậu ngự và lá dứa vào nồi cùng với 250ml nước lọc. Nấu ở lửa vừa cho đến khi đậu chín.Tiếp tục cho thêm 150g đường. Khuấy nhẹ. Đun thêm khoảng 4 – 5 phút để đậu ngấm đều đường.Cho thêm 200ml nước và nha đam vào nồi. Tiếp tục đun ở lửa nhỏ đến khi sôi trở lại thì tắt bếp.
Các bước nấu chè đậu ngự nha đam – Ảnh: Internet
Hoàn thành và thưởng thức
Múc chè ra ly hoặc bát.Bạn có thể cho thêm đá hoặc ăn nóng đều ngon.2.4. Cách nấu chè đậu ngự với nếp
Thêm một cách nấu chè đậu ngự tươi ngon mà bạn không nên bỏ qua. Đó là món chè đậu ngự với nếp dẻo, ăn một lần nhớ mãi. Đây là món chè ngon có thể thay thế đổi vị cho món chè đậu trắng phổ biến.
2.4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nếp: 200g
Đậu ngự: 350g
Dừa khô nạo: 250g
Đường cát trắng: 200 – 250g (Bạn có thể điều chỉnh tùy sở thích ăn nhạt, ngọt hay vừa phải)
Bột năng: 2 thìa canhLá dứa: 20g
Gừng: 1 củ
2.4.2. Cách nấu chè nếp đậu ngự với nếp
Nếu đã quen thuộc với chè nếp đậu trắng hay chè đậu đen nấu nếp, bạn hãy thử đổi vị với món chè nếp đậu ngự theo cách làm sau.
Nấu nếp
Nếp sau khi mua về, ban vo thật sạch. Ngâm với nước lạnh 1 – 2 tiếng trước khi nấu. Sau đó cho vào nồi với lượng nước khoảng gấp ba lượng nếp. Nấu ở lửa nhỏ cùng với lá dứa. Đến khi nếp chín mềm thì vớt lá dứa ra ngoài. Khi nếp chín mềm, bạn cho khoảng 200g đường vào nồi. Tiếp tục đun ở lửa nhỏ để đường tan hoàn toàn.
Bạn ngâm nếp 1 – 2 tiếng trước khi nấu chè. Ảnh: Internet
Nấu đậu ngự
Đậu ngự sau khi mua về, bạn rửa lại sạch với nước và ngâm khoảng 1 – 2 tiếng để nấu nhanh chín mềm.Cho đậu vào nồi luộc đến khi mềm là được. Tránh luộc quá lâu làm đậu bị nát. Bạn có thể nêm thêm một chút muối vào nồi nước luộc đậu.Đậu sau khi chín mềm đạt yêu cầu thì vớt ra ngoài. Sau đó cho vào nồi nếp ở trên. Khuấy đều. Đun ở lửa nhỏ thêm vài phút thì tắt bếp.
Nấu nước cốt dừa
Cho dừa khô nạo ra thau nhỏ. Cho thêm khoảng 200 – 250ml nước ấm. Nhào mạnh tay nhiều lần. Vắt lấy nước. Lọc qua rây để loại bỏ xác dừa.
Bạn vắt và lọc qua rây để bỏ xác dừa – Ảnh: Internet
Cho phần nước cốt dừa vừa lọc được vào nồi. Cho thêm khoảng 1/4 thìa cà phê muối và 50g đường. Bắc nồi lên bếp. Đun ở lửa nhỏ. Khuấy để đường và muối tan đều.Bạn hòa tan bột năng trong 1/3 bát nước lọc. Cho bột năng vào nồi nước nước cốt dừa trên. Tiếp tục khuấy đều và đun ở lửa nhỏ đến khi nước cốt dừa hơi đặc lại và sánh mịn thì đạt yêu cầu.
Chè nếp đậu ngự vừa dẻo lại vừa thơm lừng mùi lá dứa và gừng. Ảnh: Internet
Hoàn thành và thưởng thức
Múc chè nếp đậu ngự ra bát. Rưới nước cốt dừa lên mặt. Dùng khi còn nóng sẽ thơm và ngon hơn.
Trên đây là 4 cách nấu chè đậu ngự vừa ngon lại tốt cho sức khỏe. Hãy cùng lưu lại công thức nấu chè thanh mát này để giải nhiệt cho cả nhà, bạn nhé. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều cách nấu chè tại Yeutre.vn để thực đơn tráng miệng cho cả nhà luôn thật phong phúc nhé. Chúc bạn thành công!
Thưởng thức những món chè ngon ở Sài Gòn
Nhiều người thường có tâm lý thích ăn ngon nhưng giá phải rẻ. Nói vậy không có nghĩa những món ngon, mắc tiền thì thường ế khách. Hãy thử những hương vị chè ngon, lạ... và hơi mắc ở Sài Gòn thử xem sao nhé!
1. "Chè ma"
Nằm ở 476 - 478 Trần Hưng Đạo B, Q. 5, chè ma hay còn gọi là chè âm phủ hay chè nhà đèn. Quán do bà Phùng Hạnh đã mở ra cách đây đã 76 năm (1938). Quán có đến 20 món chè, được chế biến với mùi vị riêng biệt đến nỗi người ăn quen có thể phân biệt được chè hột gà, chè bạch quả của quán và chè hột gà hay bạch quả của những quán khác, dù công thức và nguyên liệu không khác nhau.
Mỗi chén chè ở đây có giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng. Giá tuy không gọi là mắc, nhưng muốn ăn chè ở quán bạn phải đi gởi xe ở gần đó với giá 5.000 đồng. Đây chính là chi phí phát sinh mắc nhất khi đi ăn ở các quán chè ngon tại Sài Gòn.
2. Chè mâm - Sư Vạn Hạnh
Chè mâm 14 món.
Đây chỉ là một quán chè nhỏ ở trên đường đường Sư Vạn Hạnh (gần chung cư Sư Vạn Hạnh). Mỗi chén chè ở đây chỉ có giá chừng 5.000 đồng. Nhưng chè Mâm được liệt và danh sách mắc là vì nếu bạn gọi một mâm chè thì giá cả lên đến 74.000 đồng. Nhưng ngược lại bạn có thể thưởng thức khoảng 14 chén chè đủ lại. Không mắc nhưng mà "mắc" đúng không?
Các loại chè có ở đây là: bà ba, táo xoạn, khoai môn, mè đen, trôi nước, đậu xanh, xôi đậu xanh, chè bắp, chè ĩ, chè đậu xanh hạt, đậu đen, chè chuối, rau câu dừa.
3. Chè Hà Ký
Đây là một quán chè người Hoa nổi tiếng, thường bán đến tận nửa đêm. Món chè đặc sắc ở quán này là hột gà trà. Vị trà đắng đắng được chưng cất với hột gà khiến bạn có cảm giác vô cùng lạ miệng khi thưởng thức. Giá chè ở đây dao động từ 15.000 đồng đến 33.000 đồng.
Quán nằm ở đường Châu Văn Liêm (Q.5)
4. Chè Đường Bá Hổ
Hiện nay có ba địa điểm là: 185 Võ Văn Tần (Q.3), 721 Nguyễn Trãi (Q.5), 400B Lê Văn Sỹ (Q.3).
Đây là quán chè được thiết kế và tổ chức giống như phim cổ trang Trung Hoa. Các món chè được đặt tên theo những chiêu thức võ thuật hay những truyền tích như: Thập hương nhuyễn cân tán, Dương chi kim lộ phục linh, Hắc minh châu, Bảng phong thần, Tứ đại tài tử...
Ngay cả đến nhân viên phục vụ cũng mặc đồ tiểu nhị và gọi bạn là đại hiệp, khách quan, đại ca....
Đến ăn chè ở đây bạn nên dằn túi 35.000 đồng/món. Quán mở cửa từ 16 giờ đến 22 giờ.
Món chè "độc dược thập hương nhuyễn cân tán" nổi tiếng trong... giang hồ.
5. Chè Thanh Tâm
Đậu hũ hạnh nhân, hột gà lạnh, là những món nên thử khi bạn đến quán này.
Đậu hủ hạnh nhân gồm có thạch đậu hủ thơm lừng mùi hạnh nhân được dùng với đường phèn. Và được dùng thật lạnh. Thích hợp cho những buổi trời oi nồng.
Quán nằm ở Bùi Hữu Nghĩa (Q.5), giá từ 18.000 đồng đến 44.000 đồng.
6. Chè Nhật
Bạn có thể ăn chè Nhật tại nhà hàng Ohashi (33 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3), kem MOF (30 Lê Lợi, Q.1), nhà hàng Kuru kuru sushi (129 Nguyễn Du, Q.1).
Tuy nhiên mỗi món chè Nhật có giá khá đắt, 75.000 đồng/món.
Nhưng bù lại cảm giác ngon "đến dễ chịu" của những món chè này thì không có gì để bàn cãi. Đó là sự béo mềm của từng hạt đậu, ngọt thanh thanh dịu nhẹ của nước chè... Một điều khiến cho chè Nhật đặc biệt và "đặc biệt mắc" là do các món chè luôn đi cùng với món kem được chế biến từ sữa tươi chính gốc của Nhật.
Quán chè Sài Gòn hơn 40 năm luôn đông khách Bánh flan trái bí đỏ, mì trứng, chè hạt mít... là những món khiến thực khách tìm đến quán chè có thâm niên hơn 40 năm tại Sài Gòn. Nằm trong khu chợ Campuchia hẻm 374 Lê Hồng Phong, quận 10 TP HCM, quán chè Cô Có hay còn gọi là quán chè Miên thu hút nhiều thực khách "hảo ngọt" từ hơn...