4 cách giúp bé giảm ho mà không cần dùng thuốc
Nhiều bé ho khi bị bệnh, dị ứng hoặc phản ứng với chất kích thích trong không khí. Nếu là những cơn ho thông thường thì có vài biện pháp khắc phục tại nhà giúp bé giảm ho hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
1. Cho bé tắm nước ấm
Nước ấm giúp nới lỏng tắc nghẽn đường hô hấp, góp phần giảm ho. Các bác sĩ khuyên cha mẹ nên xả nước nóng trong nhà tắm, khi hơi nước bay đầy nhà tắm thì tắt vòi nước nóng, đưa bé vào rồi dùng nước ấm tắm cho bé.
Cách này cũng rất hiệu quả với bé bị nghẹt mũi. Sau khi tắm xong, có thể dùng dụng cụ hút sạch mũi cho bé. Khi mũi bé thông thoáng và bớt đờm thì những cơn ho cũng sẽ giảm theo.
2. Máy tạo ẩm
Chạy máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng để tăng lượng hơi ẩm trong không khí, nhất là khi phòng bé chạy máy lạnh vào mùa hè, giúp đường hô hấp không bị khô, tránh được ho.
Chạy máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ còn có tác dụng giúp bé ngủ ngon. Nên ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn tăng trường bằng cách thay nước hàng ngày và làm sạch máy theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tránh dùng nước nóng cho máy vì nó có thể gây bỏng.
3. Cho bé bú
Cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên để giúp bé tránh bị mất nước, đồng thời, nguồn chất lỏng này giúp làm ấm cổ họng bị kích thích và giảm được ho. Các bé bị viêm đường hô hấp thường khó khăn khi bú, do đó nên làm sạch mũi hay đờm trong cổ của bé sẽ giúp bé bú tốt.
Video đang HOT
4. Dùng nước muối sinh lý
Nhỏ vài dung dịch nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi cho bé. Chờ 30-60 giây để nước muối nới lỏng tắc nghẽn, sau đó, bạn có thể dùng máy hút mũi có bầu hình bóng đèn để hút hết dịch mũi cho con, khiến đường thở thông thoáng, làm giảm ho cho bé. Nên nhỏ mũi trước giờ đi ngủ để tránh những cơn ho về đêm cho bé.
Theo VNE
Dùng thuốc cần biết hỏi
Đã trải qua vài năm "nằm vùng" tại các nhà thuốc ở Việt Nam nên tôi hiểu rằng chẳng có hoặc rất hiếm người mua thuốc chịu đặt câu hỏi với dược sĩ.
Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe củaEva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa... của mẹ và bé.
Khi có nhu cầu sử dụng thuốc, trách nhiệm của bệnh nhân là phải hỏi cho rõ ràng về loại thuốc mà mình sẽ sử dụng.
Chọn mặt gửi... sức khỏe
Thông thường tại các phòng mạch tư nhân ở Việt Nam, bác sĩ kê toa xong rồi thì "tự xử" luôn, vì quá đông bệnh nhân chờ nên bác sĩ không thể giải đáp chi tiết cho bệnh nhân về loại thuốc mà họ sẽ sử dụng. Tuy nhiên, cũng có bác sĩ không màng "kinh doanh", chỉ ra toa thuốc cho bệnh nhân, còn bệnh nhân tự cầm toa thuốc ra nhà thuốc. Riêng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện thì "sướng" hơn vì không phải chịu cảnh bác sĩ "vừa đá bóng vừa thổi còi". Trong những trường hợp này, khi đến nhà thuốc, bệnh nhân có quyền đặt câu hỏi về tất cả loại dược phẩm mà dược sĩ sẽ cung cấp.
Cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và dược sĩ là một cuộc đối thoại hai chiều. Cả hai bên đều phải lắng nghe, đặt câu hỏi qua lại nhằm nắm bắt thông tin. Dược sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về những thông tin có liên quan tới thuốc như tiền sử bệnh, nói cho bệnh nhân nghe về dược phẩm mà họ sẽ sử dụng và trả lời những câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra. Bệnh nhân cần hỏi dược sĩ những thông tin cần thiết về dược phẩm. Bệnh nhân cũng cần chọn mặt dược sĩ để gửi sức khỏe. Điều này cũng quan trọng không kém việc chọn bác sĩ. Hãy tìm đến một nhà thuốc Tây mà dược sĩ có kiến thức rộng, sẵn sàng lắng nghe và trả lời tất cả câu hỏi về thuốc mà bệnh nhân muốn hỏi.
Khi có nhu cầu sử dụng thuốc, trách nhiệm của bệnh nhân là phải hỏi cho rõ ràng về loại thuốc mà mình sẽ sử dụng. (Ảnh minh họa)
Vì sức khỏe của bản thân, bạn ngại gì mà không hỏi dược sĩ?
Các câu cần hỏi
Để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần đặt những câu hỏi sau đây với dược sĩ:
1. Thuốc này gọi là gì?
Cần nhớ rằng mỗi loại thuốc bao giờ cũng có hai tên: tên chung hay tên hóa học và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên mà hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch. Còn tên chung là tên của chất làm thuốc. Mỗi hãng dược phẩm lấy tên biệt dược khác nhau nhưng tên chung thì chỉ có một. Chẳng hạn, loại thuốc paracetamol là tên chung. Tuy nhiên, hãng GlaxoSmithKline thì lấy tên là Panadol trong khi McNeil Consumer Healthcare (công ty con của Johnson & Johnson) thì lại lấy tên là Tylenol. Cho nên trên hộp thuốc bao giờ cũng ghi rõ hai tên: tên biệt dược và tên chung.
2. Công dụng của thuốc là gì?
Một số loại thuốc có tác dụng chữa bệnh. Chẳng hạn các loại thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc khác thì có tác dụng kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn các loại thuốc giảm đau. Cần biết rõ công dụng của thuốc để biết rằng thuốc sẽ làm gì cho sức khỏe bệnh nhân.
3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?
Thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để sử dụng loại dược phẩm ấy. Có nhiều loại dược phẩm cần phải dùng chính xác cùng thời điểm cho mọi ngày, thí dụ sáng nay uống thuốc 7 giờ thì sáng mai cũng phải uống lúc 7 giờ.
4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?
5. Nếu thuốc dùng đường miệng thì có thể bẻ hay nghiền rồi uống không?
6. Tôi phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?
7. Làm sao tôi có thể biết thuốc này có tác dụng hay không? Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Và nếu tôi cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì tôi phải làm gì?
Cần hỏi dược sĩ về loại thuốc mà mình sẽ uống (Ảnh minh họa)
8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?
Có nhiều loại thuốc chỉ dùng được trong một thời gian ngắn, có loại phải dùng suốt đời. Nếu biết thời hạn dùng của loại dược phẩm sẽ giúp bạn chuẩn bị nhằm thay đổi lối sống cần thiết để tiếp nhận thuốc. Có nhiều loại thuốc, như kháng sinh thì phải uống cho hết theo liều lượng bác sĩ cho, không nên ngưng nửa chừng cho dù bệnh nhân cảm thấy khỏe hẳn.
9. Trong lúc dùng thuốc này, tôi phải kiêng cữ thực phẩm, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào và tôi phải tránh những hoạt động nào?
Rất nhiều hoạt động bị ảnh hưởng bởi thuốc, chẳng hạn lái xe, vận hành máy móc, tập thể dục... có thể bị ảnh hưởng do tác động của thuốc. Đã có một số tai nạn giao thông và tai nạn lao động do dược phẩm gây ra.
10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì? Tôi phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra? Tác dụng phụ nào thì cần phải đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời?
11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?
12.Tôi phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?
Theo VNE
Dùng thuốc thu hẹp âm đạo, coi chừng vô sinh Các thuốc được quảng cáo thu hẹp âm đạo không có trong danh mục thuốc dùng cho sản phụ khoa, chưa có cơ quan chức năng nào kiểm định về chất lượng. Sản phẩm (SP) được quảng cáo có tác dụng "se khít âm đạo" hiện bán tràn lan trên thị trường. Tại một điểm bán dụng cụ hỗ trợ trên đường Cao...