4 bước nặn đúng để diệt tận gốc giặc mụn đáng ghét
Theo chuyên gia làm đẹp Renee Rouleau, có 4 bước để nặn mụn không để lại vết thâm mà bạn nên làm.
Chúng ta thường xuyên nặn mụn sai cách (ảnh minh họa)
Khi bị mụn, hầu như ai cũng nhớ tới lời khuyên: Đừng nặn mụn. Tuy nhiên thực tế, nặn mụn đúng cách còn giúp vết mụn nhanh lành hơn. Điều đáng buồn là chúng ta thường xuyên nặn mụn sai cách và nhiều trường hợp khiến mụn bị nhiễm khuẩn, sưng viêm đau đớn. Theo chuyên gia làm đẹp Renee Rouleau, có 4 bước để nặn mụn không để lại vết thâm mà bạn nên làm. Đó là:
Làm sạch da hoàn toàn
Một làn da thật sạch sẽ là bước tiền đề hoàn hảo cho việc nặn mụn. Da sạch cũng chống nguy cơ nhiễm khuẩn từ vùng da thường sang vùng da bị mụn. Đầu tiên, bạn phải tẩy trang toàn bộ lớp trang điểm và làm sạch vùng da mụn bằng nước muối sinh lý. Sau đó, bạn nhẹ nhàng lấy bông y tế thấm nước ấm (không phải nước nóng) đắp lên vùng da mụn trong khoảng 2 – 5 phút để làm mềm vùng da này. (Nếu bông nguội thì tiếp tục nhúng vào nước ấm để đắp).
Châm nốt mụn
Khi mụn đã lên ngòi, bạn cần một dụng cụ đầu nhọn đã được sát trùng cẩn thận châm lên nốt mụn để tạo một cái lỗ. Không nên làm mạnh tay để chảy dịch mụn gây viêm nhiễm.
Nặn và bóp
Video đang HOT
Bạn hãy dùng miếng bông sạch quấn quanh ngón tay để nặn mụn (hoặc dùng tăm bông), không dùng ngón tay bởi sẽ gây hỏng, sưng mô da. Việc đầu tiên nên làm là nắn bóp lên tục sát gần vùng mụn, sau đó mới bóp nhẹ vào vùng mụn, rất từ từ. Nếu mụn khó nặn, Renee khuyên bạn đừng quá cố bóp chúng gây hỏng mô da, hãy thử vào lúc khác, khi mụn thật chín.
Chấm dung dịch chuyên dùng cho da mụn hoặc dung dịch sát khuẩn
Bạn chấm dung dịch này lên vùng mụn vừa nặn để tránh nhiễm khuẩn. Vết mụn sẽ sớm se lại và không để lại vết thâm lâu.
Theo Danviet
Cách chăm sóc bộ phận lớn nhất trên cơ thể
Nếu muốn đẹp, bạn cần học cách chăm sóc da. Đây là nơi thẩm thấu dưỡng chất và đảo thải độc tố của cơ thể.
Làn da là bộ phận lớn nhất trên cơ thể. Các vấn đề xuất hiện trên da như mụn, vảy nến hay nếp nhăn thường cảnh báo tình trạng sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy căn cứ vào da để nuôi dưỡng, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Bệnh về da chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và môi trường. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể chủ động để có một làn da đẹp hơn bằng các biện pháp chăm sóc hợp lý.
Nếp nhăn
Nếp nhăn không chỉ là dấu hiệu của tuổi già. Ảnh: ShutterStock.
Những đường kẻ chỉ trên gương mặt chính là lời nhắc nhở không ai có thanh xuân vĩnh hằng. Khi chúng ta già, cơ thể sản sinh ra ít collagen hơn. Nhưng, bạn vẫn có cách ngăn cho nếp nhăn phát triển.
Cháy nắng, hút thuốc hay tình trạng mất nước làm tăng tốc độ xuất hiện nếp nhăn. Chìa khóa giải quyết vấn đề này là tránh xa tia cực tím, bỏ thuốc lá và uống nhiều nước.
Một số loại thực phẩm chống nếp nhăn tốt là cà chua, quả mọng, trà xanh, sữa chua, bơ. Gần đây, các loại nước xương cũng đang được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Dùng xương để nấu canh là cách tổ tiên loài người khai thác giá trị sử dụng triệt để của con mồi. Ngày nay, đun sôi xương và gân được coi là liệu pháp làm đẹp, bởi quá trình này giải phóng những hợp chất có lợi như collagen, proline, glycine, glutamine. Collagen chính là yếu tố làm tăng độ đàn hồi của da, giúp bạn giữ được vẻ ngoài tươi tắn.
Mụn
Nếu bạn đang phải đau đầu vì mụn hay cố tránh mụn, hãy ăn nhiều quả óc chó, cá hồi, bơ và dầu lanh - những thực phẩm giàu omega-3. Ảnh: ShutterStock.
Mụn xuất hiện chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone khi bị hội chứng tiền kinh nguyệt PMS hay stress. Đôi khi, nó cũng là dấu hiệu cho biết bạn đang có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Những yếu tố này khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều sebum - chất dầu đẩy các tế bào da chết lên bề mặt. Khi sebum tăng, lỗ chân lông bị bít kín và mụn hình thành.
Nếu bạn đang phải đau đầu vì mụn hay cố tránh mụn, hãy ăn nhiều quả óc chó, cá hồi, bơ và dầu lanh - những thực phẩm giàu omega-3. Omega-3 giúp ngăn ngừa viêm, một trong những yếu tố chính dẫn đến mụn. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn hoa quả và rau củ có chứa nhiều beta-carotene như cà rốt, dưa vàng, khoai lang. Cơ thể sẽ biến beta-carotene thành vitamin A - loại vitamin quan trọng giúp làm sạch da và giữ cho da khỏe mạnh.
Vảy nến
Theo Tổ chức phi lợi nhuận chuyên về sức khỏe nổi tiếng của Mỹ Mayo Clinic, mỗi năm có hơn 3 triệu người mắc bệnh vảy nến. Đây là căn bệnh về da không mấy dễ chịu, do hệ miễn dịch sản sinh tế bào da quá nhanh. Thông thường, da được tái tạo sau 21 đến 28 ngày, nhưng quá trình này ở những người bị bệnh vảy nến chỉ mất 2-6 ngày, gây ra chứng phát ban. Nguyên nhân có thể do nhiễm bệnh, stress và thậm chí là cảm lạnh thông thường.
Vảy nến là một dạng viêm, vì vậy, tuân thủ chế độ ăn uống chống viêm sẽ giúp cải thiện tình trạng. Những thực phẩm chống viêm tốt như dầu olive, hạt lanh, hạt bí, và quả óc chó.
Da khô
Môi trường (thời tiết lạnh, gió khô) hay các thói quen thường ngày (tắm nước quá nóng) cũng có thể gây khô da. Ảnh: ShutterStock.
Da khô là do bạn đang mất nước, nên hãy nhanh chóng nạp cho đủ nước vào cơ thể.
Môi trường (thời tiết lạnh, gió khô) hay các thói quen thường ngày (tắm nước quá nóng) cũng có thể gây khô da. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 giúp da mềm mại và mịn màng hơn.
Đặc biệt, hạt lanh là một nguồn thực phẩm giàu omega-3. Bạn có thể dùng hạt lanh nấu canh hay dùng cùng các loại quả khác làm sinh tố.
Phương Ly
Theo Zing
Những sai lầm khi dưỡng da khiến làn da của bạn đã mụn lại còn đen Chắc chắn nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao người ta dưỡng da lại đẹp lên còn mình thì càng dưỡng càng xấu đi. Vậy hãy liệt kê xem mình có mắc phải những sai lầm dưới đây không nhé. Cùng điểm danh những sai lầm trong chăm sóc da khiến làn da của bạn không đẹp lên như mong muốn mà càng...