4 bộ phận của con lợn ăn cực ngon, ai cũng thích nhưng đừng nên ăn nhiều kẻo thừa chất, rước bệnh vào người
Ngoài phần thịt thì xương, da lợn, móng giò… của con lợn đều có thể đem lại những món ăn hấp dẫn được tất cả mọi người yêu thích. Tuy nhiên, 4 bộ phận này của con lợn ăn thì ngon nhưng bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều kẻo bị thừa chất và mắc bệnh.
Trong cuộc sống hàng ngày, bên cạnh các loại rau củ quả, thịt lợn và những sản phẩm từ lợn là một trong các loại thực phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ hàng ngày trong nhiều gia đình. Từ xương lợn, da lợn cho đến móng giò… gần như tất cả các bộ phận của lợn đều có thể được chế biến thành các món ăn ngon, khiến bạn ăn không ngớt miệng.
Dù vậy, có 4 bộ phận của con lợn bạn nên lưu ý khi ăn. Bởi chúng chứa nhiều một số loại chất nhất định, nếu ăn nhiều, không kiểm soát lượng ăn thì rất có thể bạn sẽ bị thừa chất và gây bệnh cho cơ thể.
1. Gan lợn
Gan lợn chắc hẳn rất quen thuộc với mọi người, nó đặc biệt tốt đối với những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Gan lợn rất giàu chất sắt, dễ hấp thu, chứa vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Bên cạnh đó, gan lợn khi được chế biến cũng có thể mang lại những món ăn khiến bạn phải mê mệt.
Nhiều người nói gan lợn là cơ quan chuyển hóa chất độc, có nhiều chất độc. Trên thực tế, vì là nội tạng nên hàm lượng kim loại nặng trong gan lợn cao hơn một chút so với trong cơ, thịt, nhưng cũng không cao hơn quá nhiều.
Tuy nhiên, điều chúng ta cần quan tâm ở gan lợn là vitamin A. Vitamin A rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị tích tụ và thậm chí gây ngộ độc, với trẻ nhỏ, bổ sung quá nhiều vitamin A trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương ngay cả khi trẻ ăn với liều lượng không lớn. Do đó, thông thường bạn chỉ nên ăn gan lợn mỗi tuần một lần.
Video đang HOT
2. Lòng lợn
Bản thân ruột già của lợn là bộ phận chứa nhiều nội tiết tố, tuy nhiên những gì chúng ta ăn vào đều đã được nấu chín và mất hoạt tính, bạn không cần quá lo lắng. Kể cả phân, cặn thức ăn, vi khuẩn… có trong đó, nếu rửa sạch và nấu chín thì cũng có thể ăn được.
Tuy nhiên, hàm lượng chất béo trong ruột già của lợn rất cao, do đó, từ quan điểm dinh dưỡng, nó thường không được khuyến khích tiêu thụ nhiều. Ngoài ra, cần chú ý rằng nếu không được chế biến đúng cách, lòng lợn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Do đó, lời khuyên vẫn là bạn không nên ăn thường xuyên lòng lợn, khi ăn nên chế biến lòng lợn thật kĩ lưỡng và nấu chín rồi mới tiêu thụ.
3. Thận lợn
Thận lợn hay còn gọi là hoa thận, so với các cơ quan nội tạng khác, nó có hàm lượng selen cao hơn rất nhiều, vitamin B1, B2 và hàm lượng sắt cũng cao hơn. Bên cạnh đó, mùi vị của thận lợn cũng không tồi, là món ăn yêu thích của nhiều người với các cách chế biến đa dạng.
Tuy nhiên, chất béo và cholesterol trong thận lợn không hề thấp, vì vậy tốt hơn là bạn chỉ nên thỉnh thoảng ăn nó. Đối với lời truyền miệng rằng ăn thận có thể bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới thì nó không có cơ sở khoa học, do đó đừng nên tin.
4. Óc lợn
Món óc heo được nhiều bạn mê mẩn. Sở dĩ óc heo tươi và mềm là do 3/4 khối lượng của nó là nước, không chứa chất bột đường và chất xơ, có 10% chất đạm và khoảng 10% chất béo nên mùi vị tự nhiên của nó rất thơm ngon, mềm mịn.
Nói óc lợn không tốt chủ yếu là do nó có hàm lượng cholesterol cao, trong 100g óc lợn có hơn 2500mg cholesterol. Do đó, nếu ăn quá nhiều óc lợn sẽ tương đương với việc bạn đang nạp lượng lớn cholesterol vào cơ thể và như chúng ta đều biết, cholesterol cao là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh về tim mạch – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bộ phận bẩn nhất trên cơ thể lợn, ăn vào càng nhiều càng lắm vi khuẩn gây hại sức khỏe
Nhiều người không thể ngờ thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virus, ký sinh trùng...
Thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virus, ký sinh trùng... dù nấu ở nhiệt độ cao cũng không diệt được, nếu ăn phải hạch không những có mùi hôi khó chịu mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.
Cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Nếu hấp thu quá nhiều hormone thyroxine thì con người sẽ bị ảnh hưởng tới nội tiết và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Vì có giá rẻ nên nhiều người bán hàng thường xay chung thịt này với các loại thịt ngon để bán giá cao hoặc bán cho nhà hàng để làm các món như nem, bánh bao, nhân các món nhồi... Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, chị em nên tự tay chọn thịt tươi, nguyên miếng và không mua thịt xay sẵn và các món chế biến sẵn từ thịt mà không rõ nguồn gốc của chúng.
Ngoài ra, 2 bộ phận khác cũng không nên ăn:
Gan lợn
Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên chính bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Để giảm độc tố của gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố còn tích tụ lại.
Tuy vậy, nếu bạn thường xuyên ăn gan lợn thì nên hạn chế dần đi vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.
Óc lợn
3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn - Ảnh 2.
Mặc dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol lại rất cao.
Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.
Vì vậy, hãy cân nhắc khi ăn óc lợn và nên ăn bao nhiêu là đủ.
Khi đi ăn lẩu có 5 món chỉ người "ngây thơ" mới gọi nhiều, càng ăn càng hại sức khỏe Lẩu là món ăn rất ngon và nhiều người thích, tuy nhiên không phải món nào khi đi ăn lẩu cũng nên gọi nhiều. Lẩu luôn là món ăn được nhiều người yêu thích vì có thể một ăn lúc được nhiều thực phẩm, rau xanh khác nhau. Không chỉ thế, vừa ăn lẩu, vừa nhâm nhi vừa nói chuyện vô cùng hấp...