4 biện pháp bảo vệ sức khỏe khi quan hệ đồng giới nữ
Nếu bạn không biết đến những vấn đề sức khỏe khi quan hệ đồng giới nữ thì bạn có khả năng sẽ gặp rủi ro bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục, trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng các chất kích thích…
Bạn hãy nhận biết sớm những tác hại của quan hệ đồng giới nữ để có biện pháp bảo vệ sức khỏe nhé.
Theo Healthline, quan hệ tình dục đồng giới nữ không chỉ có nghĩa là tình dục xảy ra giữa hai người phụ nữ mà trường hợp này cũng có thể xảy ra khi một người có quan hệ song tính luyến ái, toàn tính luyến ái, dị tính luyến ái hoặc người vô tính. Điều này có nghĩa là một người đàn ông nếu xác định mình có giới tính nữ, đã phẫu thuật để thay đổi bộ phận sinh dục mà có tình cảm với người đồng giới với mình thì cũng gọi là đồng tính nữ.
Quan hệ đồng giới thường không được xã hội công nhận nên bạn có thể gặp tình trạng trầm cảm và mắc các bệnh lây qua đường tình dục nếu quan hệ với nhiều người. Vì thế, bạn nên có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh được những nguy cơ mắc bệnh khi quan hệ nhé.
1. Bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn
Quan hệ đồng giới nữ thường phải đối mặt với rất nhiều trở ngại tâm lý. Vì thế, bạn có thể gặp rủi ro mắc các bệnh về tâm lý khi gặp các tình trạng dưới đây:
Bị bạo hànhBị xã hội xa lánhBị phân biệt đối xửLạm dụng rượu, biaBị người thân từ chốiPhải che giấu mối quan hệ của mìnhKhó khăn khi hòa nhập với mọi ngườiThiếu sự trợ giúp từ người thân và xã hội
Tỷ lệ trầm cảm ở đồng tính nữ thường cao hơn so với những người bình thường. Nếu bạn nghĩ rằng mình có dấu hiệu bị trầm cảm thì có thể điều trị bệnh bằng những phương pháp từ tự nhiên hoặc đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh về tâm lý. Bạn cũng có thể tâm sự với người mà bạn tin tưởng nhất. Chia sẻ cảm xúc là những bước đầu tiên giúp bạn điều trị bệnh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 lợi ích sức khỏe khi bạn chia sẻ tâm sự.
2. Phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục
Bạn có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu quan hệ với người bị mắc bệnh về tình dục.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn có thể gặp là:
Viêm âm đạo do vi khuẩnVirus u nhú ở người (HPV)Viêm bộ phận sinh dục do nhiễm trùng roi âm đạo…
Bạn có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục khi oral sex hay thực hiện các hành vi có liên quan đến tình dục nữ như tiếp xúc tay với âm đạo, hậu môn hoặc dùng chung đồ chơi tình dục…
Quan hệ đồng giới nữ cũng có thể khiến bạn bị nhiễm HIV, một virus gây ra AIDS. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa trị HIV/AIDS hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV hay mụn rộp sinh dục. Vì thế, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giữ sức khỏe tốt hơn.
Bạn thực hiện những cách dưới đây khi quan hệ để bảo vệ bản thân khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Video đang HOT
Biết cách tự kiểm tra âm đạo: Bạn nên học cách tự kiểm tra âm đạo tại nhà để biết bản thân hoặc người phối ngẫu với mình có mắc bệnh liên quan đến tình dục hay không.
Khám phụ khoa 6 tháng/1 lần: Bạn và người ấy nên đi khám phụ khoa định kỳ (mỗi 6 tháng/1 lần) khi quan hệ tình dục không an toàn để chắc chắn mình không bị mắc các bệnh lây truyền qua tình dục.
Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ: Bạn có thể sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh những rủi ro mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nếu thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường miệng thì bạn nên dùng tấm màng chắn miệng để bảo vệ sức khỏe.
Hạn chế quan hệ với nhiều người: Bạn chỉ nên duy trì mối quan hệ với một người duy nhất để không làm gia tăng những nguy cơ mắc bệnh.
Làm sạch đồ chơi tình dục: Bạn nên làm sạch đồ chơi tình dục bằng xà phòng và nước nóng sau khi quan hệ và không dùng chung dụng cụ này với người khác. Bạn cũng có thể bọc đồ chơi tình dục bằng bao cao su để tránh những vi khuẩn từ đồ chơi làm nhiễm khuẩn âm đạo.
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích: Bạn có thể không tỉnh táo khi sử dụng rượu bia và các chất kích thích dẫn đến việc quan hệ tình dục không an toàn.
Tiêm vắc-xin: Nếu không tiêm chủng, bạn có thể mắc một số loại bệnh lây qua đường tình dục là viêm gan A, viêm gan B hoặc nhiễm trùng gan. Phụ nữ dưới 26 tuổi cũng nên tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
3. Tìm trợ giúp khi lạm dụng chất kích thích
Phụ nữ có quan hệ đồng tính thường có xu hướng tìm đến thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích do dễ dàng mắc các bệnh về tâm lý. Vì thế, nếu bạn đang có dấu hiệu lạm dụng các chất kích thích, bạn hãy thử những biện pháp sau để khắc phục những tình trạng này:
Cách bỏ thuốc lá: Bạn có thể sử dụng những phương pháp tự nhiên cai thuốc lá bằng đồ uống như nước ép gừng, nước ép nho, nước ép củ cải, nước mật ong… Bạn cũng có thể dùng đồ ăn để cai thuốc lá là ngậm cam thảo, nhai cà rốt, ăn yến mạch…
Cách hạn chế rượu bia: Bạn nên hạn chế hoặc bỏ rượu bia bằng cách uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây, tập luyện thể dục hay ăn no để giảm cảm giác thèm muốn bia, rượu…
Cách phòng ngừa các chất kích thích: Bạn hãy phòng tránh ma túy và các chất kích thích bằng cách tìm kiếm một hoạt động giải trí hay sở thích thay thế giúp bạn vui hơn như xem phim hài, vẽ tranh, tập thể dục, chơi game…
Việc tìm đến các chất kích thích có thể là do bạn có nhiều tâm sự nhưng không thể chia sẻ với ai, dễ buồn chán và phải đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý. Vì thế, nếu bạn đã thử nhiều cách mà tình trạng lạm dụng các chất kích thích vẫn không thuyên giảm thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ người thân. Bạn cũng có thể đến các trung tâm về giới tính hay cộng đồng những người đồng tính luyến ái để tâm sự thay vì tìm đến rượu, bia, thuốc lá…
4. Bảo vệ bản thân khỏi nạn bạo hành
Bạn có thể sẽ giấu kín những vấn đề liên quan đến bạo hành vì lo ngại kẻ bạo hành sẽ tiết lộ xu hướng tình dục của bạn. Hành động sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ xã hội sẽ làm bạn chán nản, lo lắng và vô vọng. Nếu bạn không muốn tiết lộ mối quan hệ đồng tính của mình, bạn có khả năng sẽ thấy khó khăn khi tìm kiếm sự trợ giúp.
Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nạn bạo hành là bạn hãy hành động càng sớm càng tốt. Bạn chỉ cần chia sẻ điều này với những người mà bạn tin cậy nhất như bạn thân, người yêu, ba mẹ để nhận được sự giúp đỡ. Bạn cũng nên cân nhắc rời xa kẻ bạo hành càng sớm càng tốt hoặc gọi tới đường dây nóng chuyên hỗ trợ về nạn bạo hành để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Các bác sĩ thường khá tâm lý với bệnh nhân của mình và sẽ không chia sẻ những vấn đề của bạn cho bất cứ ai khi bạn đi khám bệnh. Vì thế, bạn hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên, theo dõi ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay bệnh lây qua đường tình dục. Việc thực hiện biện pháp bảo vệ sức khỏe khi quan hệ đồng giới nữ sẽ giúp bạn có đời sống tình dục lành mạnh đấy!
Theo Hellobacsi.
Vạch mặt thủ phạm gây nên tinh hoàn nhỏ ở nam giới
Tinh hoàn nhỏ khiến không ít cánh mày râu lo lắng bởi sợ sẽ ảnh hưởng đến phong độ giường chiếu hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tinh hoàn có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, hiện tượng tinh hoàn bên to, bên nhỏ cũng là điều khá phổ biến và bình thường. Nếu bạn đang lo lắng liệu tinh hoàn nhỏ đáng lo hay không thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tinh hoàn nhỏ có ảnh hưởng gì không?
Nhìn chung, kích thước của tinh hoàn không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên cho thấy kích thước tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến lượng tinh trùng mà nam giới sản xuất.
Một biện pháp để đánh giá kích thước tinh hoàn là đo chiều cao từ trên xuống dưới, kích thước trung bình thường từ 4,5 đến 5,1 cm.
Nguyên nhân của tinh hoàn nhỏ
Một số thủ phạm khiến tinh hoàn của nam giới có kích thước khá khiêm tốn gồm:
1. Nồng độ testosterone thấp
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy bên cạnh chỉ số khối cơ thể (BMI) thì kích thước tinh hoàn có thể là một yếu tố dự báo mức độ testosterone. Trung bình, những người tham gia vào trong nghiên cứu có chỉ số testosterone thấp hơn cũng như sở hữu tinh hoàn nhỏ.
Một số dấu hiệu cho thấy cholesterol thấp bao gồm:
Mệt mỏiTỏ ra phiền muộnHam muốn tình dục thấpGặp khó khăn khi cương cứngKhó duy trì trạng thái cương cứngThường thay đổi tâm trạng, cáu kỉnhCơ bắp lỏng lẻo dù thường xuyên tập thể thao.2. Giãn tĩnh mạch thừng tinh ( Varicocele)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch trong bìu bị sưng phồng. Nam giới khi mắc phải tình trạng này có thể thấy đau hoặc sưng trong khi số khác lại không cảm nhận được sự bất thường nào cả.
Ngoài ra, một vài bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh có vấn đề với khả năng sinh sản, chẳng hạn như vô sinh cũng như phát hiện tinh hoàn của bản thân co lại hoặc đột nhiên nhỏ hơn, bìu bị đau nhức.
Phẫu thuật có thể điều trị hầu hết tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh và đa phần các trường hợp sau khi tiến hành phẫu thuật thì tinh hoàn sẽ trở lại kích thước bình thường.
3. Rối loạn bẩm sinh
Rối loạn bẩm sinh là một tình trạng hiện diện ngay khi trẻ vừa chào đời. Một số rối loạn bẩm sinh hiếm gặp khiến tinh hoàn có kích thước rất nhỏ.
Một trong những rối loạn như vậy là hội chứng Klinefelter khiến một người đàn ông có hai hoặc nhiều nhiễm sắc thể X thay vì chỉ một.
Hội chứng Klinefelter cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não và vận động. Trẻ em mắc bệnh này có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp vận động và trong học tập. Ở tuổi dậy thì, một số bé trai sẽ nhận thấy ngực to bất thường.
4. Teo tinh hoàn
Teo tinh hoàn là tình trạng "hòn ngọc" của nam giới bị co lại. Một nguyên nhân nổi tiếng của teo tinh hoàn đến từ việc phẫu thuật để chữa chứng thoát vị bẹn. Ngoài ra, các lý do khác khiến tinh hoàn nhỏ do bị teo gồm:
Tuổi tácXơ gan do rượuMắc các bệnh chẳng hạn như quai bịNhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như giang mai và HIV.5. Ung thư tinh hoàn
Kích thước tinh hoàn giảm sau khi bị xoắn tinh hoàn (xoắn thừng tinh) có thể là một nguy cơ của ung thư tinh hoàn. Nếu nhận thấy rằng tinh hoàn của mình đột nhiên nhỏ hơn, bạn nên đến bệnh viện có khoa nam khoa để khám.
Mặt khác, có thể khó phân biệt giữa triệu chứng ung thư tinh hoàn với các loại ung thư khác. Tuy nhiên, dấu hiệu tinh hoàn bị ung thư bao gồm:
Khó thởNgực to lênTinh hoàn nổi hạtTrong bìu có dịch lỏngTinh hoàn to lớn bất thườngCơn đau âm ỉ ở lưng hoặc bụngCảm giác nặng nề ở tinh hoàn hoặc bìu.Cách đo tinh hoàn
Nam giới nên kiểm tra tinh hoàn của mình ít nhất một lần mỗi tháng để xác định xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không.
Thời điểm tốt nhất cho việc kiểm tra là sau khi tắm bởi lúc này, phần da của bìu trở nên mềm mại nhất, giúp bạn dễ dàng cảm nhận tinh hoàn bên trong.
Hiệp Hội tiết niệu Hoa Kỳ đã gợi ý một số mẹo nhỏ để tự kiểm tra tinh hoàn:
Đứng thẳngTìm kiếm xem bìu có vết sưng hay khôngNhẹ nhàng chạm vào túi bìu để tìm một trong hai tinh hoànNhẹ nhàng cuộn tinh hoàn giữa ngón cái và ngón tay trỏ để cảm nhận toàn bộ bề mặt của bộ phận nàyLặp lại quá trình với tinh hoàn còn lại.
Kiểm tra cẩn thận nếu như tinh hoàn:
Có nốt u nhỏ, sưng hoặc cứng
Quá mềm hoặc quá cứngTinh hoàn sưng, đauThay đổi kích thước.
Hello Bacsi tin rằng với những chia sẻ ở trên, phái mạnh đã có nhiều thông tin bổ ích về tình trạng tinh hoàn nhỏ. Các quý ông biết cách đo kích thước và kiểm tra "hai viên ngọc quý" của mình nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Theo Hellobacsi.
Hồi xuân ở phụ nữ Hồi xuân là một hiện tượng phổ biến của cơ thể phụ nữ, trước khi quá trình lão hóa xảy ra. Khi bước vào thời kỳ hồi xuân, người phụ nữ thấy tinh thần phấn khởi, hoạt bát, sức khỏe tốt hơn, ham muốn tình dục cũng tăng cao hơn.Sự thay đổi nội tiết sinh dục chính là nguyên nhân của hiện tượng...