4 bí mật để không bao giờ bị “bắt bệnh”
Một vài bí quyết từ các chuyên gia hàng đầu và các nghiên cứu dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn có một sức khỏe thật tốt, ngay cả khi bạn đang bị bao quanh bởi các vi trùng.
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao tình trạng sức khỏe của bạn luôn có vẻ đi xuống trong một giai đoạn nào đó, nhất là khi thời tiết thay đổi, trong khi những phụ nữ khác mà bạn biết lại trải qua một mùa mới mạnh khỏe và vui vẻ? Một vài bí quyết từ các chuyên gia hàng đầu và các nghiên cứu dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn có một sức khỏe thật tốt, ngay cả khi bạn đang bị bao quanh bởi các vi trùng.
Bí mật đầu tiên là hãy chủng ngừa cúm càng sớm càng tốt. Sau đó, hãy làm theo các bước đơn giản để tăng cường bảo vệ chống virus cho bạn nhiều hơn nữa.
Kết bạn với không khí trong lành
“Tập thể dục dẫn đến sự gia tăng các tế bào tự nhiên, bạch cầu trung tính và đơn bào, mà cuối cùng là làm tăng chức năng miễn dịch” Ather Ali, ND, MPH, trợ lý giám đốc Nghiên cứu Y học bổ sung / thay thế tại Trung tâm nghiên cứu dự phòng Yale-Griffin nói. Chính vì thế, dành thời gian cho việc đi dạo, tản bộ trong một bầu không khí trong lành không chỉ giúp cho sức khỏe của bạn được tăng cường đáng kể mà tâm trạng cũng được sảng khoái, phấn chấn hơn hẳn.
Biết cách thư giãn
Có một nghìn tỷ lý do tại sao bạn cần có thời gian thư giãn và biết cách thư giãn mà không nên để nó là mục cuối cùng trong danh sách công việc phải làm của bạn.
Video đang HOT
Điều đó có thể được bởi vì trong thời gian dài làm việc hay hoạt động thể chất mà không thư giãn sẽ dẫn đến sự sản sinh các kích thích tố căng thẳng, chẳng hạn như glucocorticoid. Nó còn cản trở khả năng sản xuất phân tử tế bào, tín hiệu được gọi là cytokine giúp kích hoạt một phản ứng chống lại bệnh tật từ hệ miễn dịch của bạn. “Bạn cũng ít có khả năng chăm sóc bản thân, có được giấc ngủ thoải mái, ăn uống đúng giờ, tập thể dục khi bạn đang căng thẳng” ông Ali nói, điều đó rất quan trọng để tăng miễn dịch của bạn.
Cảm lạnh và cúm có thể lây lan dễ dàng thông qua liên lạc. Giữ ngón tay của bạn đi từ mắt, mũi và miệng càng nhiều càng tốt, và chắc chắn rằng bạn “làm chủ” việc rửa tay. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh thì xà phòng và nước vẫn là công cụ hiệu quả nhất dành cho bạn.
Vi trùng có thể phát triển trên bánh xà phòng, vì vậy sử dụng loại bơm tốt hơn, và nhớ chọn loại kháng khuẩn tốt nhé! Rửa kỹ khoảng 20 giây trước khi rửa sạch với nước và phải chắc chắn là lau khô hoàn toàn. “Bàn tay ẩm có khả năng lây lan vi khuẩn hơn so với bàn tay khô”, Dana Simpler, MD, một bác sĩ chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore nói.
Giấc ngủ – “Viên đạn ma thuật”
Một đêm làm việc hay vui chơi không ngừng nghỉ có thể không khiến bạn lo lắng nhiều, nhưng thiếu ngủ liên tục có thể cản trở khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Mặc dù các chuyên gia thường nói rằng các cá nhân thì có các yêu cầu ngủ khác nhau. Nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon năm 2009 đã tìm thấy rằng bất cứ giấc ngủ nào ít hơn bảy tiếng thì bạn sẽ có nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh gấp 3 lần thông thường.
Nhiều người có thói quen ôm công việc lên giường ngủ, thật không may, giải quyết những vấn đề trên giường cản trở giấc ngủ của bạn, ông Leslie Swanson, tiến sĩ, chuyên gia tâm thần học tại Đại học Michigan, Ann Arbor phát biểu.
Theo PNO
Mẹo hay điều trị viêm họng tại nhà
Thời tiết thay đổi, lại thêm một chút se lạnh khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Một số phương pháp điều trị tại nhà có khi lại rất hiệu quả.
Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên cầu khuẩn streptococcus gây ra. Streptococcus cũng có thể là một virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Một số yếu tố khác gây ra đau họng có thể là do viêm xoang, bệnh bạch hầu, bệnh sởi hoặc bệnh bạch cầu ở một số trường hợp hiếm. Bất cứ ai cũng có thể bị đau họng, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa và khí hậu se lạnh như thời điểm này.
Có một số triệu chứng thường thấy khi bị đau họng. Những người bị đau họng cấp tính thường bị kích ứng, đau và viêm họng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi bị ớn lạnh, viêm thanh quản, sốt, khàn giọng. Các tuyến bạch huyết bị sưng và đau. Cổ họng được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng xám và trở nên rất đỏ. Nuốt thức ăn và chất lỏng trở nên đau đớn. Trong một số trường hợp, viêm họng còn khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, khó nuốt, và đau dạ dày.
Các biện pháp điều trị đau họng tự nhiên tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm giúp làm dịu cổ họng bị kích thích và làm giảm sưng trong các mô. Đây là cách điều trị an toàn nhất, ít tốn kém nhất và có lẽ hiệu quả nhất của viêm họng. Súc miệng nước muối ấm 3 - 4 giờ một lần.
- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng: Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp làm giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.
- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.
- Hạn chế nói: Tránh nói nhiều trong thời gian dài, không la hét hoặc nói to để tránh không khí vào họng nhiều hơn.
- Ngưng hút thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm: Hút thuốc lá có thể gây ra đau họng, hoặc có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau, viêm họng vì nó gây kích thích cổ họng.
- Giữ ẩm cho họng bằng cách uống nước, xông họng: Độ ẩm sẽ giữ cho cổ họng bạn thoải mái hơn. Nó có thể làm giảm khô cổ họng, nguyên nhân gây đau họng. Không khí khô, nóng sẽ làm họng bạn càng khô và tình trạng viêm họng càng trầm trọng hơn.
Một số lưu ý về các chất cần bổ sung cho cơ thể khi bị đau họng:
- Vitamin: A, C (liều lượng lớn thường xuyên)
- Khoáng sản: Muối, kẽm, Kali Clorua Phosphate, sắt
- Thảo mộc: Cỏ cà ri, cây cải ngựa, tỏi...
Các chất dinh dưỡng đề cập ở trên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các điều trị y tế. Nếu bệnh lâu khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh của mình.
Theo PNO
7 bệnh tấn công vào mùa đông Đối với một số người, mùa đông không chỉ đem lại không khí lạnh giá và những trở ngại thời tiết khi đi ra ngoài. Mùa đông cũng đem đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm cả chứng trầm cảm và những cơn đau tim. Sau đây là 7 bệnh thường tấn công vào nửa sau bán cầu não trong mùa...