4 bệnh về mắt cần cẩn trọng khi trời nắng nóng
TS Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cảnh báo một số bệnh về mắt đang gia tăng trong mùa xuân, hè.
Bệnh viện Mắt Trung ương, lúc cao điểm, có gần 3.000 bệnh nhân/ngày. TS Hoàng Cương thông tin nhiều bệnh nhân tới khám trong tình trạng viêm kết mạc. Đây là dạng bệnh về mắt do nhiễm khuẩn hay còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ, có thể khiến người bệnh khó chịu, đỏ mắt hay kích thích mắt. Đa số viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra.
Số bệnh nhân tới khám gia tăng khi vào hè.
Bên cạnh đó, khi vào mùa hè, người dân cũng mắc hội chứng khô mắt. Hội chứng này xuất hiện ở tất cả lứa tuổi với các biểu hiện như cay mắt, cảm giác buốt như kim châm, dụi mắt, chói mắt, có các vệt sáng qua mắt thất thường, trào nước mắt. Nó gây đau, xước giác mạc, chảy nước mắt, khô khốc.
Vì luôn cảm thấy khó chịu trong mắt, người khô mắt giảm tập trung công việc, hay than phiền về bệnh tật, giảm năng suất lao động. Nếu không dược điều trị, các triệu chứng trên sẽ xuất hiện thường xuyên, nặng hơn, làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng sinh hoạt, học tập và lao động của người bệnh.
Theo TS Cương, hiện, Việt Nam có khoảng 4-6 triệu người bị khô mắt ở các mức độ khác nhau. 60% người làm việc văn phòng mắc các bệnh về mắt, đặc biệt là căn bệnh này.
Đặc biệt, nắng ấm là thời điểm côn trùng sinh sôi, phát triển mạnh nên các trường hợp đau mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc) do côn trùng bay vào mắt cũng đang gia tăng.
Video đang HOT
Các tai nạn chủ yếu là côn trùng tiết túc (loại có dịch tiết, chân có đốt và sắc). Khi dụi, ngạnh ở chân sắc nhọn gây chấn thương mắt, sẽ gây đau đớn. Đốt chân gãy ra còn xiên thủng các mô mắt. Đặc biệt, khi bị day dụi, công trùng sẽ tiết dịch (tương tự axit) khiến mắt cảm giác phải bỏng, rát, phù nề mi, sưng tấy.
“Khi khám, bác sĩ còn thấy các mảnh chân, vòi của côn trùng trong lòng đen (giác mạc) gây trợt bong từng mảng. Bệnh nhân đau đớn, nước mắt chảy giàn giụa, giảm thị lực. Khi nhuộm màu, hiện các vết thương, vết loét rất rõ”, bác sĩ Cương chia sẻ.
Bác sĩ cảnh báo sai lầm thường gặp của người bệnh là đưa tay lên dụi mắt khi thấy ngứa do tiếp xúc với côn trùng. Do chà xát liên tục và quá mạnh đã dẫn đến biến chứng viêm, ảnh hưởng đến thị lực.
Theo TS.BS Hoàng Cương, một số bệnh về mắt hay chấn thương mắt có thể để lại hậu quả lâu dài. Vì vậy khi mắc bệnh, người dân cần khám bác sĩ chuyên khoa mắt, điều trị đúng liều lượng và dứt điểm, đồng thời có biện pháp phòng ngừa đơn giản.
Ông Cương khuyến cáo việc đầu tiên phải tạo thành thói quen, đó là vệ sinh tay, mắt bằng nước sạch, cần ý thức rõ ràng làm sạch mắt là điều cần thiết, quan trọng để phòng bệnh.
Khi bị bụi hoặc nước bẩn bắn vào mắt, bạn có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt. Hàng ngày, chúng ta làm sạch mắt bằng cách 6-8 tiếng một lần, nhỏ nước muối sinh lý hoặc tối thiểu một ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Biện pháp này cũng rất hiệu quả trong phòng tránh bệnh khô mắt.
Bác sĩ cũng lưu ý khi tẩy trang, chị e nên dùng nước muối để rửa trôi những chất ăn mòn hoặc vi khuẩn lọt vào trong mắt. Đây chính là một trong các nguyên nhân gây tình trạng đau mắt mà ít người để ý.
Đặc biệt, mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng, kể cả nước muối sinh lý để tránh lây chéo, nhiễm khuẩn các bệnh về mắt cho nhau.
Theo Zing
Gần 200 bệnh nhân đau mắt đỏ mỗi ngày, cảnh báo vào mùa dịch
Những ngày gần đây số lượng bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt Trung ương khám tăng mạnh, đặc biệt khi thời tiết nóng nực, oi bức.
Bệnh dễ lây lan
TS.BS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, vào dịp hè số lượng bệnh nhân khám mắt tăng từng ngày, có ngày bệnh viện tiếp nhận, khám cho 1.600 người, cao điểm có thể lên tới gần 3.000 người/ngày.
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 150 - 200 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị.
Thực chất thì, đau mắt đỏ là bệnh viêm kết mạc cấp do adeno virus. Triệu chứng ban đầu của bệnh thông thường là đau họng, sốt nhẹ, gai rét, mệt, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai. Bệnh nhân nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, chói, mi mắt sưng nhẹ, chảy nước mắt. Khi bệnh toàn phát, biểu hiện mắt đỏ, khó mở vào buổi sáng do có dử mắt dính chặt hai mi. Kết mạc cương tụ đỏ ở cùng đồ và nhạt dần ở vùng rìa.
Dịch đau mắt đỏ dễ lây lan nên việc cả gia đình đều mắc thường xảy ra ở các mùa dịch. Ngoài ra, lớp học, cơ quan, xí nghiệp, công sở cũng là môi trường khiến dịch bùng phát.
"Một cái dụi mắt của người bệnh rồi cầm, nắm các vật dụng sinh hoạt chung như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, ga đệm... có thể mang virus ra ngoài. Người chưa mắc bệnh khi tiếp xúc với virus từ các vật dụng sinh hoạt này, đưa tay lên mũi, mắt là có thể bị nhiễm bệnh", BS Hoàng Cương cảnh báo.
Số bệnh nhân đến khám đang gia tăng
Giữ vệ sinh để phòng bệnh
Để chủ động phòng bệnh, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang... Bên cạnh đó, vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị đau mắt đỏ.
Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần được nghỉ học, nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người chung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Thực tế, qua khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương, BS Hoàng Cương cũng cho hay, không ít bệnh nhân đến viện khám, dù ban đầu chỉ bị các phản ứng đơn giản ở mắt nhưng do sử dụng thuốc nhỏ mắt một cách tùy tiện, dùng thuốc không đúng cách, dùng phải sản phẩm không an toàn... dẫn tới bệnh diễn biến nặng.
BS Cương cảnh báo, hiện nay trên thị trường còn nhiều sản phẩm nước muối sinh lý, nước nhỏ mắt nhân tạo, thậm chí cả thuốc nhỏ mắt sản xuất thủ công, chứa chất bảo quản rẻ tiền... Trong khi đó, đa phần người bị bệnh về mắt thời gian đầu chưa đi khám ngay mà tự ra hiệu thuốc mua thuốc nhỏ mắt về tra. Đây chính là nguyên nhân gây khô mắt, đau mắt mãn tính, thậm chí dẫn tới mù lòa.
"Người dân khi mắc bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh trên thị trường, cần phải sử dụng thuốc có chất lượng theo chỉ định của bác sĩ, khi có dấu hiệu đau mắt có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Khi mắc bệnh về mắt, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, không tự kê đơn, tự mua thuốc điều trị", BS Cương chỉ rõ.
Thảo Nguyên
Theo congly
Bệnh nhân dọa bác sĩ "tôi sẽ cho chị sáng nhất mạng xã hội hôm nay" "Tôi sẽ cho chị sáng nhất mạng xã hội hôm nay" đó là lời của một bệnh nhân nói với bác sĩ Thẩm Trương Khánh Vân - Phó khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt trung ương trong tua trực cấp cứu ngày 20/4 do chị điều hành. Ảnh minh họa. Bác sĩ Vân chia sẻ, kíp trực cấp cứu của bác sĩ nhãn...