4 bệnh trẻ em hay mắc vào mùa thu
Phấn hoa, vi sinh vật, nấm mốc,… là một trong rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh trẻ em vào mùa thu.
Vào mùa thu, dưới sự thay đổi của nhiệt độ cũng như sự phát triển nhanh chóng của nấm mốc hay virus và vi khuẩn thì trẻ em rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp hay hệ miễn dịch. Các bệnh trẻ em vào mùa thu thường gặp có thể kể đến như hen phế quản, viêm phế quản, cảm cúm, sốt phát ban,…
1. Cẩn thận với các cơn hen ở trẻ bị hen suyễn
Hen phế quản là bệnh dễ phát sinh do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật. Vào mùa thu, các dị nguyên này gặp gió hanh rất dễ phát tán trong không khí ở diện rộng và gây ra bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến là hen phế quản.
Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời rất dễ bị khởi phát cơn hen nếu như trẻ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Trẻ sẽ có các biểu hiện như ho, khó thở hay thở khò khè – đặc biệt là các cơn ho kéo dài vào buổi tối.
Cơn hen có thể khởi phát ở trẻ có tiền sử hen suyễn vào mùa thu (Ảnh: Internet)
Không chỉ vậy, với trẻ bị viêm mũi dị ứng không được điều trị dứt điểm thì điều này còn làm tăng nguy cơ cao hơn. Nếu như cơn hen suyễn không được kiểm soát hiệu quả thì trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Viêm mũi dị ứng là bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến
Video đang HOT
Dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ, dị nguyên trong không khí sẽ khiến những trẻ có niêm mạc mũi nhạy cảm bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, mệt mỏi, ngạt mũi khi hít phải. Đây là biểu hiện phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng – một loại bệnh dị ứng ở đường hô hấp phổ biến khi vào thu.
Viêm mũi dị ứng không chỉ là bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến mà còn là bệnh phổ biến ở cả người lớn. Nếu hắt hơi liên tục có thể khiến trẻ bị ngứa mắt, mắt bị đỏ và nặng mí.
3. Bệnh cảm cúm
Cũng phổ biến không kém so với hen suyễn và viêm mũi dị ứng, cảm cúm là bệnh gây ra do virus, vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch thông qua đường hô hấp khi vô tình tiếp xúc với dịch nhầy của người mang bệnh.
Do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ bị lây nhiễm.
Cảm cúm ở trẻ là do virus và vi khuẩn tấn công (Ảnh: Internet)
Khi trẻ vui chơi ở trường, những nơi đông người rất khó để kiểm soát vấn đề này nếu như cha mẹ không cho trẻ đeo khẩu trang hay rửa tay đúng cách, hoặc không cho trẻ đưa tay lên mặt.
Dấu hiệu cảm cúm ở trẻ là sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo các cơn ho, hắt hơi, sổ mũi; cả người mệt mỏi và chán ăn. Một số trường hợp khác trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn và buồn nôn.
Trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Nếu như trẻ được chăm sóc y tế đúng cách thì bệnh trẻ em vào mùa thu phổ biến này có thể chấm dứt sau 5 – 7 ngày mắc. Tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan do cảm cúm ở trẻ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như viêm phổi, rối loạn điện giải hay viêm thanh khí phế quản,… Nếu như trẻ có các dấu hiệu như khó thở, thở gấp hay khò khè nặng và đi chảy liên tục cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để được điều trị sớm.
Cảm cúm gây sốt, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi ở trẻ (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin do thuốc này có tác dụng phụ gây ra hội chứng Reye đặc biệt nguy hiểm. Tốt nhất cha mẹ nên tham khảo các cách giảm đau, hạ sốt không dùng thuốc; chú ý vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ. Nếu muốn dùng thuốc thì cần phải có tư vấn của bác sĩ.
4. Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus
Rotavirus là một loại virus phổ biến gây tiêu chảy vào các tháng mùa lạnh như thu – đông. Virus có thể bị nhiễm nếu như tiếp xúc với các dịch của người bệnh. Biểu hiện khi nhiễm Rotavirus thường là sốt, ho, sổ mũi, nôn mửa và tiêu chảy (phân thường không có máu).
Tiêu chảy cấp do Rotavirus nếu không được can thiệp sớm có thể khiến trẻ bị mất nước và bị rối loạn điện giải trầm trọng. Lúc này cha mẹ cần cho trẻ bù nước thông qua nước uống, oresol theo liều chỉ định để bù lại lượng dịch mà cơ thể trẻ đã mất.
Lưu ý, không được cho trẻ uống nước ngọt có ga khi bị tiêu chảy do có thể khiến tình trạng mất dịch trở nên nặng hơn.
Viêm mũi dị ứng lúc giao mùa: Chuyên gia nói về dấu hiệu và cách điều trị
Chị Hương - Hoài Đức, Hà Nội cho biết gia đình chị đã khổ sở vì viêm mũi dị ứng. Chị và 2 con gái cứ đến giao mùa là bị viêm mũi dị ứng rất khó chịu.
Ban đầu, chị Hương sợ bị xoang nhưng khi kiểm tra sức khỏe thì chỉ là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên,bệnh lai rai lâu khỏi. Khổ nhất là con chị, đi học phải mang theo hộp khăn giấy, bị bạn bè xung quanh tránh xa. Có lần, cô giáo còn gọi điện cho chị vì sợ cháu bị cúm lây cho bạn bè chị Hải phải đưa xét nghiệm cúm của con cô mới tin.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Trao đổi về hiện tượng này, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng.
Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong thời tiết giao mùa. Khi mới khởi phát, người bị viêm mũi dị ứng có thể cảm thấy ngứa ở mũi, họng, mắt hay ống tai. Tiếp theo sẽ là những cơn hắt hơi, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong. Nếu bệnh nhân là trẻ em thì có thể không hắt hơi mà chỉ ngạt mũi và chảy mũi nước trong. Các cơn dị ứng thường đến đột ngột, sau đó hết rất nhanh và cơ thể trở về trạng thái bình thường. Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân.
Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng và cách điều trị
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Theo PGS An khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết như hiện nay chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Mặt khác, triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự mua thuốc về uống. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh như mọi người vẫn nghĩ.
"Hiện môi trường sống của chúng ta chứa chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.
Để bệnh viêm mũi dị ứng không tái phát hoặc tấn công sang các thành viên khác trong gia đình, bạn cần giữ nhà cửa luôn khô sạch và thoáng khí. Trong nhà người bệnh không nên nuôi chó, mèo, thú cưng, trồng hoa tươi... Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, để phòng thông thoáng, tránh nấm mốc", bác sĩ Bệnh viện An Việt cho hay..
Ngoài ra, PGS Nguyễn Thị Hoài An còn khuyên, khi bị viêm mũi dị ứng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị chứ không nên tự ý mua thuốc hay nghe theo các mẹo trên mạng để tránh tiền mất tật mang.
Bác sĩ bật mí bí quyết để phụ nữ luôn có "vùng kín" sạch sẽ, thơm tho và tươi trẻ trong mùa hè nóng bức Thời điểm mùa hè cũng là lúc chị em phải "vật lộn" với những mùi hôi đáng ghét khắp cơ thể. Nếu đã thử mọi cách điều trị thông thường mà mùi hôi, đặc biệt là ở khu vực vùng kín vẫn còn thì chị em nên tìm hiểu nguyên nhân thực sự để điều trị tận gốc. Cứ đến mùa hè, chị...