4 bệnh phụ khoa thường gặp trong mùa đông
Do thời tiết thất thường trong mùa đông, nữ giới rất dễ bị mắc các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, viêm vùng chậu…
Nếu không có biện pháp phòng ngừa hoặc chữa trị kịp thời trong mùa lạnh này, các viêm nhiễm này sẽ nghiêm trọng hơn và thậm chí còn có thể gây vô sinh.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Vào mùa đông, nhất là các dịp lễ, phái đẹp thường thích mặc đồ mỏng manh để giữ vẻ quến rũ và gợi cảm mà quên giữ ấm cho cơ thể. Thế nhưng, ít ai biết rằng nếu cơ thể không được giữ ấm thường xuyên thì sẽ rất dễ khiến buồng trứng bị sớm lão hóa.
Cơ quan sinh sản của phụ nữ rất kị lạnh bởi nếu bị lạnh thì hệ thống mao mạch vùng bụng dưới thường tắc nghẽn, quá trình tiết dịch nhờn cũng khó khăn và chậm chạp hơn. Nếu để lâu sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Đặc biệt nếu không giữ ấm trong những ngày đèn đỏ thì các bạn gái còn bị đau bụng kinh dữ dội hơn ngày thường.
2. Viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung
Nếu thường xuyên để vùng kín bị khô lạnh sẽ dẫn đến sự gia tăng của huyết trắng và giảm độ PH trong môi trường cân bằng của âm đạo, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ quan sinh dục và gây ra các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung,viêm nhiễm vùng chậu, cổ tử cung, viêm âm đạo…
Video đang HOT
3. Viêm vùng chậu
Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm. Viêm vùng chậu là nhiễm trùng hệ sinh dục nữ. Nhiễm trùng lan rộng từ cố tử cung đến tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các cấu trúc lân cận.
Vi trùng có thể làm nhiễm trùng vòi trứng và gây ra viêm. Khi đó, các cấu trúc bình thường có thể có sẹo và ngăn cản đường đi của trứng gây vô sinh. Nếu vòi trứng chỉ bị tắc một phần và trứng làm tổ ở bên ngoài tử cung thì sẽ gây ra tình trạng rất nguy hiểm là có thai ngoài tử cung.
Cổ tử cung là một bộ phận quan trọng để ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Vào mùa đông, khí lạnh làm mất cân bằng môi trường kiềm vốn có của cổ tử cung nên nó rất dễ bị viêm nhiễm và các vi khuẩn sẽ có cơ hội thâm nhập sâu vào tử cung gây các tác hại khác.
Ngừa bệnh phụ khoa mùa lạnh
- Chú ý đặc biệt đến việc duy trì sự ấm áp cho cơ thể và quan trọng nhất là vùng bụng dưới, cùng kín.
- Sinh hoạt tình dục điều độ và an toàn.
- Chú ý giữ vệ sinh vùng kín thường xuyên hơn bởi nguy cơ vi khuẩn thâm nhập là rất cao. Chị em có thể vệ sinh bằng nước ấm và khăn sạch thấm nước, mặc đồ lót bằng cotton mềm.
- Đặc biệt chú ý đến những triệu chứng bất thường của vùng kín và cơ thể như ra nhiều huyết trắng, khô rát, đau bụng kinh dữ dội, lạnh chân tay…
- Và nếu gặp phải bất cứ một triệu chứng nào như thế hoặc có liên quan thì tuyệt đối không nên tự mua thuốc chữa trị mà nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo PLXH
Thận trọng khi dùng chất giữ ẩm da
Nước ta có hai vùng khí hậu khác nhau, trong lúc trời rét lạnh ở phía Bắc thì trong Nam, nắng nóng ban ngày và trời khô mát ban đêm. Sự khác biệt nhiệt độ ngày và đêm cũng như tình trạng hạ thấp nhiệt độ mùa thu - đông có thể gây ra một số bệnh da. Sử dụng các chất giữ ẩm da vì thế đã được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, cần phải biết rõ thành phần, cũng như cơ chế tác dụng của sản phẩm. Không phải sản phẩm nào cũng vô hại và không phải ai cũng có thể xài.
Có thể chia các bệnh da do thời tiết gây ra thành những nhóm sau: bệnh da do dị ứng với thời tiết (mề đay...) bệnh da có diễn biến nặng thêm do thời tiết lạnh (da khô, vảy cá, viêm da tiết bã, chàm...) các biểu hiện da có cơ chế bệnh liên quan đến sự co mạch khi gặp lạnh (cước, hội chứng Raynaud...) Các vùng da bị ảnh hưởng của không khí lạnh là những vùng phơi bày như: mặt, môi, vành tai, bàn tay, bàn chân. Khi đó da sẽ trở nên khô ráp, tróc vảy, có thể ửng hồng hoặc khô sạm. Ngứa cũng có thể xảy ra với mức độ ít, nhiều tuỳ người.
Vai trò của chất giữ ẩm
Chất giữ ẩm là những chất giúp da duy trì độ ẩm, chúng không phải là những chất thêm nước vào da, mà là các chất giúp da ngăn ngừa hoặc làm giảm đi sự bay hơi nước bằng cách này hoặc cách khác. Trên da chúng ta cũng có những yếu tố làm ẩm tự nhiên, có thể là các chất béo hoặc các chất có chứa nitơ hoặc các thành phần điện giải. Tuy nhiên khi bị một số tác nhân như: bệnh da (chàm, vảy nến, da lão hoá...), một số bệnh lý tổng quát (suy giáp hoặc do tác động của môi trường: máy lạnh, thời tiết, gió...), sau dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc isotretinoin trị mụn...), sử dụng nhiều chất tẩy rửa, ảnh hưởng của yếu tố di truyền... các chất giữ ẩm đó sẽ bị phá huỷ, lớp sừng của da không còn đảm bảo chức năng của một hàng rào bảo vệ nữa, sự giữ nước trên da bị giảm và da sẽ mất nước. Lúc này cần phải cầu viện đến các các chất giữ ẩm.
Người ta chia chất giữ ẩm làm nhiều loại, theo cách thức mà chúng thực hiện cho da như chất làm mềm (emollients, cung cấp một lớp dầu trên bề mặt da, hút nước, trữ nước vào lớp sừng và khoá lại), chất làm ẩm (humectants, thực hiện hút ẩm từ môi trường và thúc đẩy sự giữ nước qua công thức hoá học chứa gốc OH, rất ái nước), chất che bít (occludents, giới hạn bốc hơi nước trên da bằng cách tạo một lớp "phim" cân bằng trên da).
Không tuỳ tiện dùng chung
Sẽ tuỳ vào mục đích sử dụng, vị trí dùng, mức độ khô da nhiều ít, tuổi tác và các bệnh da đang có... Những chất giữ ẩm có thể dùng đơn độc một mình hoặc đã được cho kết hợp trong thành phần của các sản phẩm chăm sóc da, tóc như kem phấn trang điểm, kem dưỡng, sữa rửa mặt, sữa tắm, son môi, dầu gội... Chúng cũng được trình bày với nhiều hình thái như dạng sữa, dạng kem, dạng sáp... Kem giữ ẩm sẽ được thoa trên vùng da sạch, sau khi tắm hoặc lúc có nhu cầu. Không chỉ dùng cho vùng da bệnh mà các vị trí da lành cần giữ ẩm cũng nên được chăm sóc. Bạn cũng nên nhớ thoa chúng cho các vị trí có thể bị lãng quên như môi, vành tai. Trẻ em cần được dùng kem giữ ẩm riêng.
Kem giữ ẩm tốt sẽ là những chất chứa thành phần giống với lipít của da nhằm giúp chỉnh sửa hàng rào bảo vệ da, phải được hấp thu tốt qua lớp sừng và lưu giữ được lâu, ít bị tẩy trôi bởi nước. Ngoài ra, chúng còn phải được giới hạn các nguy cơ gây dị ứng cho da (dành cho các cơ địa có làn da nhạy cảm), giảm nguy cơ sinh nhân trứng cá để không gây mụn hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn đang có sẵn... Chính vì vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng cùng một loại kem dưỡng da với người khác, như thói quen nhiều thành viên trong gia đình hay làm hoặc mượn của bạn bè, đồng nghiệp sử dụng trong những trường hợp đột xuất. Tốt hơn hết, trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ về những điều đã nói trên và nếu có điều kiện thì nên liên hệ với các bác sĩ da để được tham vấn đầy đủ.
BS VÕ THỊ BẠCH SƯƠNG
Theo SGTT
Đối phó với bệnh đau mắt đỏ Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, cộm mắt, nhìn mờ,... 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virus adeno gây...