4 bệnh nan y có thể đẩy lùi nhờ “chuyện ấy” điều độ
“Chuyện ấy” được khoa học chứng minh là tốt cho sức khỏe về nhiều mặt, thậm chí đẩy lùi một số bệnh không thuốc chữa và 1 dạng ung thư có tỉ lệ mắc cao ở quý ông.
Thời gian qua, y học thế giới đã “điểm mặt” một số căn bệnh nan y có thể được đẩy lùi bằng cách hạnh phúc nhất quả đất: “yêu” chăm chỉ.
Tháng 6-2019, Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (thuộc Đại học Harvard, Mỹ) đã gây chấn động khi công bố đầy đủ trên website của mình kết quả của cuộc nghiên cứu 18 năm, chứng minh rằng quý ông nên yêu 21 lần/tháng để đẩy lùi ung thư tuyến tiền liệt – căn bệnh mà theo các thống kê có đến 1/8 đến 1/9 quý ông trên thế giới phải đối diện, tỉ lệ tử vong khá cao, dễ biến chứng rối loạn cương dương và tiểu không tự chủ khi điều trị.
Theo nghiên cứu này, nam giới xuất tinh 4-7 lần/tháng lại giảm 36% nguy cơ mắc dạng ung thư này so với người chỉ xuất tinh 2-3 lần/tháng. Người xuất tinh đến 21 lần/tháng lại giảm thêm 31% nguy cơ so với người xuất tinh 4-7 lần/tháng. Nếu không tìm kiếm được bạn tình, quý ông có thể lựa chọn biện pháp thủ dâm để bảo vệ sức khỏe.
“Chuyện ấy” đủ thường xuyên rất có lợi cho sức khỏe, phòng được nhiều bệnh tật – ảnh minh họa từ internet
Trước đó, cuối năm 2018, nghiên cứu quy mô lớn, khảo sát hơn 55.000 người của Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng nêu ra 3 điều quý ông nên ghi nhớ để đẩy lùi ung thư tuyến tiền liệt: “yêu” 2-4 lần/tuần, không quan hệ lần đầu quá sớm và không nên có quá nhiều bạn tình.
2. Mất trí nhớ
Nghiên cứu công bố trên Springer Archives of Sexual Behavior của Đại học Wollong (Úc) chứng minh “chuyện ấy” điều độ trong suốt cuộc đời sẽ giúp bạn giữ gìn vùng hippocampus (còn gọi là hồi hải mã) – một cấu trúc nằm ở thùy thái dương của não trước. Vùng não này liên quan mật thiết đến Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác. Giữa năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng mất trí nhớ là nhóm bệnh gây tử vong sớm hàng thứ 5 thế giới, chưa có thuốc chữa và đang gia tăng chóng mặt.
3. Cao huyết áp
Video đang HOT
Nghiên cứu đầu năm 2019 của Đại học Bang Georgia (Mỹ) cho thấy “chuyện ấy” thỏa mãn có thể giúp huyết áp giảm đến 13%, tương đương giá trị một viên thuốc hạ huyết áp. Theo các tác giả, tác dụng tuyệt vời đó có thể nhờ hormone oxytocin – “hormone hạnh phúc” – được giải phóng khi quan hệ tình dục, giúp giảm căng thẳng và giảm áp lực trong mạch máu.
4. Parkinson
Công trình mới công bố tháng 7-2019 của Imperial College London (thuộc Đại học London, Anh) và Đại học Salerno (Ý) khuyên các bác sĩ nên kê toa “chuyện ấy” cho bệnh nhân Parkinson. Đây là tin mừng bởi Parkinson hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Nếu siêng quan hệ tình dục, bệnh sẽ chậm tiến triển hơn, giảm được các triệu chứng, từ đó giúp chất lượng sống của người bệnh được tốt hơn. Tình dục còn giúp tăng tiết một hormone hạnh phúc khác là dopamine, có tác dụng chống lại trầm cảm – vấn đề rất hay gặp ở người Parkinson.
Anh Thư
Theo The Sun, Harvard University, Medical XPress/nguoilaodong
Bé trai 8 tuổi khỏe mạnh vẫn bị bắt mổ ung thư 13 lần, sự thật phía sau khiến nhiều người căm phẫn lên án ác mẫu tàn độc
Trong vòng 8 năm, bé trai đáng thương ấy luôn phải làm theo mệnh lệnh của mẹ, giả vờ ốm đau, lên bàn mổ 13 lần, đến bệnh viện 323 lần và "bị giam cầm" trên chiếc xe lăn.
Sự việc bị phát giác từ năm 2017 nhưng gần đây, người phụ nữ nhẫn tâm ấy mới chính thức cúi đầu nhận tội và sẽ bị kết án vào tháng 10 tới. Cô phải đối mặt với án tù từ 2 đến 20 năm vì phạm vào trọng tội cấp độ 2.
Chân dung Kaylene Bowen, mẹ của bé Christopher.
Theo The Sun, cậu con trai Christopher (nay đã lên 10 tuổi) ở Dallas, bang Texas (Mỹ) vốn hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc các bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, từ khi Christopher mới sinh ra vào năm 2009, mẹ của cậu bé, cô Kaylene Bowen, đã khẳng định rằng con mình mắc bệnh nan y khó chữa, thậm chí còn công khai thông tin này lên Facebook để mọi người thương xót, quyên góp tiền hỗ trợ.
Bé Christopher không hề bị bệnh.
Trên trang Facebook cá nhân của mình, Bowen than thở rằng con trai mình bị ung thư giai đoạn cuối. Qua điều tra, các nhà chức trách phát hiện Christopher đã phải làm tới 13 cuộc phẫu thuật lớn, hầu hết đều được thực hiện tại Trung tâm y tế trẻ em Dallas.
Bowen cũng bị cáo buộc đã ép con trai mình phải đeo ống đưa thức ăn trực tiếp vào ruột non và dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng, theo thông tin trên tờ Fort Worth Star-Telegram.
Suốt 8 năm, Christopher trở thành công cụ kiếm tiền của mẹ.
Bowen ta nói dối với y tế rằng con trai cô ta sẽ nôn ra mỗi khi cậu uống sữa vì dị ứng. Thậm chí, cô ta còn đăng ký ghép phổi cho con trai.
Tổng cộng, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã phải đến các bệnh viện và trung tâm nhi khoa ở Dallas và Houston 323 lần và trải qua 13 cuộc phẫu thuật lớn, trong khoảng từ năm 2009 đến 2016.
Sau đó Bowen đã bị phát hiện là dựng chuyện về bệnh tình của con trai của mình để lợi dụng lòng tốt của mọi người. Cô ta công khai tình trạng sức khỏe của cậu bé rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội, tung ra các trang gây quỹ cộng đồng để trả tiền cho các phương pháp điều trị, bao gồm một trang gây quỹ đã thu về 6.000 bảng (gần 170 triệu đồng).
Kiếm được tiền dễ dàng nên Bowen không chịu dừng lại mà tiếp tục đẩy mọi chuyện đi quá xa khiến các bác sĩ đã bắt đầu nghi ngờ cô ta vào thời điểm năm 2015. Họ đã liên lạc với Dịch vụ bảo vệ trẻ em và cả hai bên sau đó đã cùng xác nhận rằng Christopher không hề bị bệnh.
Bowen đã mất quyền nuôi dưỡng Christopher và hai anh chị em cùng cha khác mẹ của cậu bé vào tháng 11 năm 2017.
Các bác sĩ và cánh sát cho rằng Bowen mắc phải một hội chứng gọi là MSBP - một loại rối loạn hành vi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), hội chứng gọi là MSBP còn được gọi là Bệnh bịa đặt hoặc xui khiến (Fabricated or Induced Illness - FII) là một dạng lạm dụng trẻ em hiếm gặp.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc, thông thường là mẹ của đứa trẻ, sẽ phóng đại hoặc cố tình gây ra các triệu chứng bệnh tật ở trẻ. Các dấu hiệu của hội chứng này có thể bao gồm việc họ thuyết phục các chuyên gia chăm sóc sức khỏe rằng con họ bị bệnh khi chúng hoàn toàn khỏe mạnh hoặc nói dối về các vấn đề sức khỏe của con mình và kiểm tra các kết quả xét nghiệm để chứng minh sự hiện diện của bệnh.
Điều này có thể bao gồm, ví dụ, đưa glucose vào mẫu nước tiểu để chứng minh trẻ bị tiểu đường.
Một nghiên cứu vào năm 2000 ước tính có 89 trường hợp MSBP trong số 100.000 người trong khoảng thời gian hai năm.
Hơn 90% các trường hợp được báo cáo là liên quan đến mẹ của đứa trẻ. Nhiều trường hợp được chẩn đoán có liên quan đến sự bất ổn về cảm xúc, và các vấn đề tâm lý và hành vi chưa được giải quyết như tiền sử tự làm hại bản thân, hoặc lạm dụng ma túy, rượu.
(Nguồn: The Sun)
Theo Helino
Mắc bệnh từ trong bụng mẹ bé trai khóc thảm thiết Con được sinh ra đời, nhưng không may mắn vì bệnh đã có từ trong trứng nước. Khối u ngày một lớn dần, khiến đầu con bị biến dạng. Cơ thể nhỏ bé của con quá yếu ớt để chống chọi với căn bệnh quái ác. Tiếng khóc suốt ngày đêm của con làm đau lòng tất cả những ai chứng kiến. Giọng...