4 băn khoăn của cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV
Gỡ nút thắt cho các gói hỗ trợ người dân khó khăn; Giải pháp đột phá cho tiêm vắc xin; Tháo gỡ bất cập cơ chế, chính sách để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2021; và Sức khoẻ, tâm sinh lý trẻ em trong dịch COVID-19, là những vấn đề khiến các cử tri, người dân còn băn khoăn, được gửi đến kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá XV.
Mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất – Quốc hội khóa XV, sáng 22/7, Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày trước Quốc hội Báo cáo tóm tắt tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới kỳ họp.
Báo cáo cho biết, cử tri và nhân dân tiếp tục bày tỏ niềm vui mừng, phấn khởi về kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp cả về nội dung và công tác nhân sự, mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước. Cử tri và nhân dân đồng thuận rất cao với chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 rất phức tạp, từ đầu năm 2021 đến nay, song với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân, bước đầu chúng ta đã khoanh vùng, cơ bản kiểm soát được tình hình. Cùng với kết quả phòng, chống dịch, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 5,64%, được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín nâng hạng triển vọng tín nhiệm quốc gia từ “ổn định” lên “tích cực”; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của Nhân dân cơ bản ổn định.
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, tập trung của Đảng và Nhà nước; hành động kiên quyết, với quyết tâm chính trị cao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiếp tục theo dõi, đôn đốc giải quyết rốt ráo các vụ án, vụ việc; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục đạt được kết quả đáng ghi nhận: thật sự không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngừng, nghỉ, rõ đến đâu, xử lý nghiêm đến đó, đúng như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
4 băn khoăn về những vấn đề lớn
Video đang HOT
Tuy nhiên, cử tri vào người dân cả nước vẫn còn những băn khoăn về những vấn đề lớn và nóng hổi hiện nay.
Đó là trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu, vắc xin trong nước chưa sản xuất được, phải có giải pháp thật sự đột phá, khả thi thì mới đạt được tỷ lệ tiêm chủng 75% dân số của cả nước như kế hoạch của Bộ Y tế. Nếu không đạt được kế hoạch tiêm chủng vắc xin thì kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế – xã hội sẽ có độ trễ, đời sống của Nhân dân tiếp tục khó khăn.
Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có tính thời điểm, giải quyết tình huống cấp bách. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện còn lúng túng, xác định đối tượng thụ hưởng chưa phù hợp với bối cảnh, tình hình, do vậy giải ngân kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đạt tỷ lệ thấp, không đạt được mục tiêu như dự kiến. Đề nghị các bộ, ngành, chính quyền các cấp, cơ quan liên quan cần phải đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm để triển khai tốt hơn gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp và người dân một cách thực chất, thiết thực hơn.
Ngoài ra, cử tri, nhân dân và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sau hơn 3 tháng kể từ kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa XIV đến nay. Tuy nhiên, chỉ còn 5 tháng nữa kết thúc năm 2021 mà một số vướng mắc, bất cập, chồng chéo về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật đã tồn tại từ lâu, chưa được khắc phục, nếu Chính phủ, Quốc hội không tháo gỡ kịp thời các “nút thắt” này thì khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2021 sẽ rất khó khăn.
Và cuối cùng, trong bối cảnh phải cách ly, giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn dịch bệnh, một bộ phận trẻ em không được đến trường lớp, không được vui chơi tương thích với lứa tuổi trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý, nhất là ở các khu đô thị, khu chung cư. Việc này cần sớm được các cơ quan chức năng nghiên cứu để có giải pháp giải quyết phù hợp, không thể xem thường.
Các đại biểu cần gắn bó “máu thịt” với nhân dân
Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đưa ra kiến nghị về các nội dung chính, trong đó, nổi bật là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội: “Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội khóa XV đề cao trách nhiệm, cố gắng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chương trình hành động và lời hứa với cử tri trong quá trình vận động bầu cử; tích cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hoạt động đại biểu; gương mẫu, bản lĩnh, thật sự gắn bó “máu thịt” với Nhân dân; nỗ lực hành động theo phương châm: tận tụy để dân mến, trách nhiệm để dân thương, kỷ cương để dân trọng, năng động để dân nhờ” – ông Đỗ Văn Chiến phát biểu báo cáo.
Bản báo cáo cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 05 năm 2021-2025; nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với nền kinh tế số, nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết công việc, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Một vấn đề nóng được cử tri và người dân kiến nghị qua báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đó là Chính phủ chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm minh bạch, bình đẳng trong việc tiếp cận vắc xin của người dân; quản lý chặt chẽ và công khai các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống COVID-19, nhất là nguồn tài trợ, quyên góp ủng hộ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Việt Nam "xóa sổ" mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 Việt Nam sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Sáng 22/7, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo trước Quốc hội về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và dự kiến Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Bất thành 5 chỉ tiêu Quốc hội giao
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 5 năm 2016-2021, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt khoảng 6% (giai đoạn 2016-2019 đạt bình quân 6,8%), thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trên thế giới, khu vực; chất lượng tăng trưởng được cải thiện, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Quy mô nền kinh tế năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, tăng 1,4 lần so với cuối năm 2015.
Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, thu ngân sách Nhà nước vượt kế hoạch; bội chi, nợ công giảm mạnh; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục, năm 2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 545 tỷ USD. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả tích cực, đúng hướng, thực chất. Hệ thống pháp luật cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị lớn...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn: Quốc hội giao 21 chỉ tiêu theo Nghị quyết số 142/2016/QH13 thì có 16 chỉ tiêu đạt và vượt, 5 chỉ tiêu không đạt.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ảnh: Quốc Chính).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức chống chịu và cạnh tranh, tính độc lập tự chủ của nền kinh tế chưa cao. Kết quả thực hiện 3 đột phá chiến lược chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu. Liên kết vùng còn lỏng lẻo.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ những hạn chế nêu trên có nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; năng lực nội tại của nền kinh tế còn thấp; thiên tai, dịch bệnh... tác động mạnh và thường xuyên hơn, đặc biệt đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020.
Trong khi đó, một số cơ chế, chính sách còn bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn yếu kém, chưa chặt chẽ, hiệu quả; phẩm chất, năng lực, uy tín của một bộ phận cán bộ, nhất là người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự ngang tầm nhiệm vụ; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; công tác phân tích, dự báo còn hạn chế.
Kỳ vọng bức tranh kinh tế mới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025 ghi nhận tác động của đại dịch Covid-19, những thay đổi chiến lược, chính sách kinh tế của một số nước cũng như khả năng tận dụng các cơ hội phát triển sau đại dịch... đến khả năng tăng trưởng và phục hồi kinh tế thế giới, trong nước. Quan điểm của Chính phủ là bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Mục tiêu tổng quát của Chính phủ là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước.
"Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết và nhấn mạnh tới việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường. Một số chỉ tiêu quan trọng là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi NSNN bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm bám sát và cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đã được Đại hội XIII của Đảng thông qua.
Đổi mục tiêu vắc xin, "nới" hạn tiêm phòng 70% dân số sang nửa đầu năm 2022 Chiến lược vắc xin phòng Covid-19 đặt ra ban đầu là phấn đấu cuối năm 2021 tiêm phòng được cho 70% dân số để tạo miễn dịch cộng đồng. Với khó khăn thực tế, mục tiêu này được chuyển sang nửa đầu 2022. Sáng 22/7, tại Quốc hội, lãnh đạo Chính phủ báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng...