4 âm thanh thai nhi thích nhất, yêu con mẹ nhớ cho bé nghe thường xuyên!
Ngay từ quý thứ 2 thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã có thể nghe và nhận biết được những âm thành từ bên ngoài bụng mẹ.
Theo các chuyên gia sản khoa, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần 8 thai kỳ. Đến tuần thai thứ 15-20, thai nhi bắt đầu nghe được, nhưng không nhạy cảm với âm thanh bên ngoài. Đến tuần thứ 24, hình thái của ốc tai trái – phải của bé và sự phân biệt của dây thần kinh thính giác về cơ bản đã hoàn thành.
Thai từ 24-28 tuần đã có đủ khả năng phản ứng với kích thích âm thanh và được thể hiện theo 4 cách, đó là thay đổi chuyển động của thai nhi, nhịp tim thai, xác suất sóng não và phản ứng của phản xạ da.
Như vậy mẹ có thể thấy, sự phát triển hệ thống thính giác của thai nhi chia thành 4 giai đoạn như trên. Lúc đầu những âm thai thai nhi nghe được là không rõ ràng. Từ khoảng 6 tháng, em bé đã có thể nghe được giọng của mẹ, tiếng nhạc, tiếng nước, tiếng ồn ào,…Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để các mẹ bắt đầu quá trình thai giáo sớm cho con như cho con nghe nhạc, trò chuyện cùng con…
Dưới đây là những âm thanh thai nhi thích nghe nhất, mẹ nhớ trò chuyện và cho con nghe thường xuyên:
1. Tiếng nói của mẹ
Nằm trong bụng mẹ suốt 40 tuần, nhịp tim của mẹ là âm thanh quen thuộc mỗi ngày của con. Khi nghe âm thanh này, con sẽ có cái cảm giác an toàn mà không giải thích được.
Ngoài nhịp tim, thai nhi cũng đặc biệt thích giọng nói và giọng hát của người mẹ. Thai nhi cảm thấy rằng mẹ luôn ở bên cạnh và là người thân thuộc nhất của mình. Đó cũng là lý do em bé có thể nhận ra mẹ sau khi chào đời.
Video đang HOT
Các bà mẹ nên trò chuyện cùng con mọi lúc, mọi nơi chẳng hạn như lúc tắm, xem TV, ăn sáng, đi ra ngoài, mua sắm,… Mẹ phải xem bé như một người bạn nhỏ mà mình có thể giao tiếp. Khi nghe giọng nói của mẹ, thai nhi có thể phản ứng lại bằng những chuyển động của mình.
2. Tiếng nói của cha
Âm thanh thích hợp nhất cho thai nhi trong bụng mẹ là có tần số thấp và trung bình, trong khi giọng nói của bố chủ yếu là tần số thấp và trung bình. Do đó, ngoài giọng mẹ thì giọng nói ấm áp của cha cũng là âm thanh thai nhi thích nghe nhất. Nhiều người nghĩ rằng em bé trong bụng thì không thể nghe người khác nói chuyện, đây làquan niệm sai lầm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người cha thường xuyên trò chuyên với thai nhi, đứa trẻ sinh ra có xu hướng hòa đồng, hay cười và có tính cách sôi nổi và vui vẻ hơn.
Người bố thường xuyên trò chuyện, tương tác với em bé trong bụng mỗi ngày không chỉ tăng cường sự gắn kết giữa cha và con mà còn làm cho em bé quen với giọng của cha,có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi và sự ổn định cảm xúc của em bé sau khi chào đời.
3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, người mẹ hát hoặc cho thai nhi nghe nhạc tương đương với một loại “miễn dịch trước khi sinh”, có thể để lại một dấu ấn quan trọng đối với em bé.
Các mẹ bầu có thể nghe hoặc cho thai nhi nghe một số bài hát có tiết tấu nhẹ nhàng, tốt nhất là bài hát không lời. Khi nghe nhạc, các bà mẹ phải để cơ thể mình thật thư giãn, tránh phiền muộn, chọn tư thế thoải mái nhất như nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế, đặt tay lên bụng và im lặng lắng nghe.
Những ca khúc được chọn phải nhẹ nhàng, dịu êm. Tốt nhất nên chọn bài hát có giai điệu tương tự như nhịp tim của mẹ vì đây là âm thanh mà thai nhi thích nghe nhất.
4. Âm thanh của thiên nhiên
Âm thanh của thiên nhiên, bao gồm tiếng ếch, tiếng ong vo ve, tiếng chim và tiếng nước chảy,… Chúng mang đến cảm giác yên tĩnh và thư thái, thai nhi sẽ được thư giãn khi nghe những âm thấy như thế. Vì vậy bà bầu nên ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành nhiều hơn để thai nhi được nghe như âm thanh của thiên nhiên.
3 loại tiếng động thai nhi ghét nhất, thương con mẹ nhớ tránh xa
Ngay từ tuần thứ 24-28 thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã bắt đầu cảm nhận được những âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ.
9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, nhiều bà bầu nghĩ rằng em bé được bao bọc kỹ càng trong tử cung sẽ không thể nghe được những âm thanh bên ngoài. Vậy nhưng mẹ có biết rằng khả năng nghe của con là vô cùng tuyệt diệu. Trên thực tế, cơ quan thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển từ tuần 8 thai kỳ. Đến tuần thai thứ 15-20, thai nhi bắt đầu nghe được, nhưng không nhạy cảm với âm thanh bên ngoài.
Đến tuần thứ 24, hình thái của ốc tai trái - phải của bé và sự phân biệt của dây thần kinh thính giác về cơ bản đã hoàn thành. Thai từ 24-28 tuần đã có đủ khả năng phản ứng với kích thích âm thanh và được thể hiện theo 4 cách, đó là thay đổi chuyển động của thai nhi, nhịp tim thai, xác suất sóng não và phản ứng của phản xạ da.
Như vậy mẹ có thể thấy, sự phát triển hệ thống thính giác của thai nhi chia thành 4 giai đoạn như trên. Lúc đầu những âm thai thai nhi nghe được là không rõ ràng. Từ khoảng 6 tháng, em bé đã có thể nghe được giọng của mẹ, tiếng nhạc, tiếng nước, tiếng ồn ào,...
Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất để các mẹ bắt đầu quá trình thai giáo sớm cho con như cho con nghe nhạc, trò chuyện cùng con... Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh 3 loại tiếng động này vì sẽ có thể khiến bé trong bụng giật mình và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi:
1. Tiếng ồn
Tiếng pháo, tiếng trống, tiếng còi xe,... là những âm thanh mà thai nhi ghét nhất. Những tiếng ồn này sẽ gây bất lợi cho người mẹ và thai nhi. Tiếng ồn truyền qua thành bụng của mẹ bầu đến thai nhi. Tiếng ồn mạnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Bụng của mẹ bầu không phải là một bức tường cách âm, vì vậy để bảo vệ thai nhi, mẹ nên tránh tiếng ồn.
2. Tiếng cãi vã
Tiếng cãi vã của bố mẹ cũng là một trong những âm thanh thai nhi ghét nhất khi ở trong bụng mẹ. Mang thai thực sự là một thử thách trong mối quan hệ vợ chồng. Hầu hết các cặp đôi đều khó tránh khỏi những cuộc cãi vã trong thời gian người vợ mang thai. Không chỉ có bố mẹ buồn mà thai nhi ở bên trong cũng rất buồn khi bố mẹ cãi nhau. Khi nghe thấy bố mẹ cãi vã, thai nhi sẽ có những phản ứng cho thấy rằng con ghét phải nghe âm thanh này. Khi bố mẹ cãi vã, tâm trạng người mẹ cũng bực bội, khó chịu do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến bé.
Nhiều nghiên cứu còn nhận thấy, một em bé khi còn trong bụng mẹ phải thường xuyên nghe những âm thanh cãi vã của cha mẹ, các bé có xu hướng trở nên rụt rè và có thái độ tiêu cực.
3. Tiếng khóc
Do những thay đổi về thể chất sau khi mang thai, các mẹ bầu thường trải qua cảm giác lo lắng không thể giải thích được như dễ mau nước mắt, trầm cảm, giận dữ, đôi khi cười và đôi khi khóc. Thực tế đây là những trạng thái cảm xúc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé yêu và cũng là âm thanh thai nhi chẳng thích nghe.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bà bầu ở trạng thái phấn khích, cảm xúc không ổn định, chẳng hạn như nhịp tim tăng nhanh, căng thẳng thần kinh,... em bé của các mẹ này cũng sẽ ở trong trạng thái không ổn định.
Nếu người mẹ mang thai khóc, thai nhi cũng sẽ khóc theo trong bụng. Điều này không có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, vì vậy mẹ bầu cố gắng điều chỉnh cảm xúc của mình để giúp thai nhi luôn ở trong trạng thái tốt nhất, luôn cảm thấy hạnh phúc.
Bí mật nhỏ về chuyển động của thai nhi không ai nói với mẹ bầu Chuyển động của thai nhi là biểu tượng của sự sống, sức sống và tình trạng của bé trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của những chuyển động này chính là sự phản hồi của em bé muốn thông báo với mẹ bầu: "Con đang ổn". Chuyển động của thai nhi bắt đầu khi nào? Thông thường từ khoảng tuần thứ 18-20 của...