393 trường hợp mắc sởi, Bạc Liêu tăng cường phòng chống bệnh sởi trong trường học
Bạc Liêu đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch sởi, không để lây lan, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
Ngày 14/11, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu cho biết, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 393 ca mắc sởi, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 16 ca, tập trung nhiều tại thị xã Giá Rai với 113 ca, thành phố Bạc Liêu 81 ca.
Tr.ẻ e.m là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi. ( Ảnh minh họa)
Tại thành phố Bạc Liêu gần đây nhất xuất ca bệnh được phát hiện là một học sinh đó là cháu C.H.P. học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Đồng ở phường 3, thành phố Bạc Liêu.
Ngày 8/11, cháu C.H.P. có biểu hiện sốt, ho nhiều, nổi phát ban đỏ ở tay… Ngay sau đó, gia đình đưa cháu đến cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán sốt phát ban bệnh sởi.
Ông Trần Bằng Phi – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc Liêu cho biết, ngay sau khi phát hiện ca mắc bệnh sởi ở trường tiểu học Kim Đồng, lực lượng y tế địa phương đã kích hoạt quy trình điều tra và xử lý, tăng cường tuyên truyền để người dân nắm bắt các triệu chứng của bệnh sởi, cách phòng tránh bệnh sởi…Bên cạnh đó, hướng dẫn học sinh thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi đến trường, lớp và sau khi ra về; Lập danh sách học sinh, gửi thông báo đến từng gia đình về ngày tiêm phòng cho trẻ.
Môi trường lớp học đông đúc, dễ lây truyền mầm bệnh, cần vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu nhận định, dịchbệnh Sởi đang có xu hướng tăng. Dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu Phạm Văn Tùng cho biết, Sởi và Rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút rubella gây ra, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đ.e dọ.a tính mạng của trẻ như viêm phổi, viêm màng não,… Việc triển khai tiêm phòng diện rộng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho tr.ẻ e.m mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng.
Ngành y tế Bạc Liêu đang triển khai tiêm chủng vaccine sởi thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả.
“Ngành y tế đang triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi; vận động các gia đình đưa tr.ẻ e.m đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch”, ông Tùng cho biết thêm.
Gia Lai tăng tốc tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh sởi
Là 1 trong 7 địa phương có nguy cơ bùng phát dịch sởi cao nhất cả nước nên ngành Y tế tỉnh Gia Lai đang tăng tốc tiêm vắc xin phòng bệnh và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10-2024.
Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận trên 40 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 6 trường hợp dương tính xác định sởi tại huyện Đức Cơ, Chư Sê và TP. Pleiku; 4 trường hợp dương tính Rubella tại huyện Đức Cơ, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku.
Nhân viên Trạm Y tế phường Yên Đỗ (TP. Pleiku) tiêm vắc xin cho trẻ tại Trường Mầm non Sao Mai. Ảnh: N.N
Bệnh sởi và Rubella là những bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi và Rubella gây ra. Bệnh sẽ lây lan nếu tiếp xúc gần khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi.
Trẻ bị nhiễm bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm màng não... Đối với trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp nhiều dị tật như: bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần sau này.
Vắc xin sởi và Rubella đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cao trong việc phòng bệnh. Trước đại dịch Covid-19, tỷ lệ tiêm mũi 1 vắc xin sởi trên toàn quốc đạt trên 95% và tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-Rubella (MR) cho trẻ 18 tháng tuổ.i đạt trên 90%.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới chương trình tiêm chủng khiến nhiều trẻ bị lỡ mũi tiêm, trong đó có vắc xin sởi-Rubella dẫn đến nguy cơ các bệnh phòng được bằng vắc xin quay trở lại.
Phó Giám đốc Sở Y tế Đinh Hà Nam nhìn nhận: Tình hình dịch bệnh trên thế giới gia tăng, khả năng bùng phát thành đại dịch. Tại Gia Lai, thời gian qua, tình hình cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trong giai đoạn 2022-2023 bị gián đoạn, số trẻ được tiêm đầy đủ các loại vắc xin thấp, trong đó có vắc xin sởi-Rubella nên nguy cơ bệnh bùng phát rất cao. Do đó, việc tổ chức tiêm vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng là rất cần thiết.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng
Mới đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cấp 52.330 liều vắc xin sởi-Rubella cho tỉnh Gia Lai để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa dịch sởi năm 2024. Sau khi có vắc xin, trung tâm y tế của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã triển khai tiêm phòng theo kế hoạch của chiến dịch.
Gia lai được cấp 52.330 liều vắc xin Sởi-Rubella để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch Sởi năm 2024. Ảnh: Như Nguyện
Sau khi được cấp 8.800 liều vắc xin sởi-Rubella, từ ngày 6-10, Trung tâm Y tế TP. Pleiku đã triển khai tiêm phòng, dự kiến hoàn thành trong tháng 10 và tiêm vét trong tháng 11-2024. Ngoài tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ sở y tế, TP. Pleiku còn tổ chức tiêm cho trẻ ngay tại các trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ.
Bà Trần Thị Liên-Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai (phường Yên Đỗ, TP. Pleiku) cho biết: Theo kết quả rà soát, toàn trường có 60 cháu chưa tiêm đầy đủ vắc xin sởi-Rubella. Nhà trường vận động phụ huynh cho trẻ tập trung tại trường để tiêm phòng đầy đủ.
Bà Võ Thị Ái Dung (tổ 2, phường Yên Đỗ) chia sẻ: "Cháu ngoại tôi năm nay 3 tuổ.i, tiêm đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng thiếu mũi sởi. Được nhà trường thông tin nên tôi đưa cháu đến tiêm vắc xin".
Tại huyện Đức Cơ, chiến dịch tiêm phòng vắc xin được triển khai từ ngày 14-10. Ông Rơ Mah Thương-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện-thông tin: Đợt này, huyện được cấp 2.150 liều vắc xin sởi-Rubella.
Ngoài tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ sở y tế, chúng tôi còn tổ chức các điểm tiêm chủng tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận; thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị bỏ sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.
Sau khi tiếp nhận 3.290 liều vắc xin sởi-Rubella, huyện Đak Đoa cũng nhanh chóng triển khai công tác tiêm phòng.
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vũ Chí Hùng cho hay: "Đến nay, gần 90% nhân viên y tế và gần 40% trẻ trong độ tuổ.i được tiêm vắc xin theo chiến dịch. Dự kiến công tác tiêm phòng sẽ hoàn thành trong tháng 10 năm nay".
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và t.ử von.g do bệnh sởi. Mục tiêu cụ thể là có từ 95% đối tượng chưa được tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin sởi-Rubella.
Đối tượng tiêm là trẻ 1-5 tuổ.i trên địa bàn, bao gồm cả trẻ vãng lai đang có mặt tại địa phương; nhân viên y tế tại các cơ sở khám-chữa bệnh, điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.
Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Tổng số mũi tiêm trong chiến dịch của tuần 37 (từ ngày 9/9 - 15/9 tiêm được 30.770 mũi) đã tăng 1,8 lần so với tuần 36 (từ ngày 2/9 - 8/9 tiêm được 16.887 mũi). Tổng cộng, đến ngày 17/9,...