38 tuổi dọn ra biển sống, ‘không nhà – không người thân’ nhưng chấm dứt chuỗi ngày ngột ngạt
Với Thùy Như, chuyển đến Quy Nhơn không chỉ là câu chuyện dọn đến vùng đất mới mà còn là hành trình chấm dứt những chuỗi ngày tổn thương cho hai mẹ con.
Ở tuổi 38, Thùy Như (SN 1984) và con trai (SN 2009) chọn bỏ phố ra biển Quy Nhơn định cư lâu dài khi trong tay có “3 không”: Không nhà – không muốn nhờ vả người thân – không nền tảng tài chính tốt. Tuy nhiên, đây là một trong những quyết định khiến cuộc sống của cô và con trai rẽ sang trang mới.
Thực ra với hai mẹ con, chuyển đến Quy Nhơn không chỉ là câu chuyện dọn đến vùng đất mới mà còn là hành trình chấm dứt những chuỗi ngày tổn thương sau khi gặp nhiều biến cố của quá khứ.
Thùy Như và con trai
Bỏ phố ra biển sống để chấm dứt chuỗi ngày ngột ngạt
Thùy Như sinh ra và lớn lên tại vùng đất ven biển Quảng Ninh. Sau đó, cô đi học, tìm công việc và kết hôn tại thủ đô Hà Nội. Đến đầu năm 2018, Thùy Như và con trai trải qua một biến cố lớn khi chồng cô qua đời.
Thời điểm bấy giờ, hai mẹ con đều phải cố gắng thích nghi với cuộc sống mới và bù đắp tổn thương tinh thần. Nhịp sống của cô và con trôi qua ảm đạm, khiến cả hai đắn đo: “Liệu đây có thực sự là cuộc sống bản thân mong muốn hay không?”
Cô nhớ lại: “Khi còn ở Hà Nội, cuối tuần nếu không có việc ngoài giờ, hai mẹ con sẽ ở nhà và ăn uống loanh quanh thôi. Trước khi mất, ông xã mình đã bị ốm lâu năm nên sau đó kinh tế gia đình không có. Có những tháng cao điểm của công việc, mình gần như đi làm từ sáng sớm đến tối đêm. Hai mẹ con sống cứ lặng lẽ như vậy, trong nhà cũng ảm đạm. Bạn nhà mình từng tâm sự với mẹ: ‘Có nhiều lúc con muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai’”.
Cuộc sống tẻ nhạt tưởng như vẫn lặp đi lặp lại cho đến khi Thùy Như trải qua một biến cố khác. Bấy giờ, cô quyết tâm chấm dứt chuỗi ngày ảm đạm và bó buộc. Thay vào đó, cô muốn sống đời tự do, làm điều bản thân thích. Nghĩ vậy, Thùy Như dự định cùng con chuyển đến một vùng đất mới và cô chọn thành phố biển Quy Nhơn là nơi để bắt đầu lại từ đầu.
Nói về cái duyên biết đến thành phố Quy Nhơn, Thùy Như tâm sự: “Năm 2020, trong một chuyến đi công tác, mình có dịp đi ngang qua Quy Nhơn. Mình bắt đầu để ý vùng đất này vì thành phố nhỏ, yên bình, không khí trong lành và con người còn chất phác. Hai năm tiếp theo, mình đều có cơ duyên quay lại Quy Nhơn và trong mình nảy sinh cảm giác khá thân thuộc với vùng đất này”.
Cứ như thế, câu chuyện nghỉ việc, bỏ phố để dọn ra biển sống của hai mẹ con Thùy Như cũng từ đó mà ra. Cô gọi lần chuyển nhà và nơi ở này là “quyết định đột xuất và bột phát nhất từng có trong cuộc đời”.
Thậm chí, trước khi chính thức chuyển vào Quy Nhơn, gia đình nhà nội và nhà ngoại của cô không biết trước quyết định của hai mẹ con. Sau khi cô tâm sự với bố mẹ ruột, dù ông bà có phản đối nhưng cũng không cản trở con gái và cháu ngoại. Bởi ông bà cho rằng: “Con gái giống như đã trải qua khổ đau của cả một đời rồi”.
Video đang HOT
Con trai cô nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới và yêu thích vùng biển Quy Nhơn
Dĩ nhiên, bên cạnh những trăn trở của người mẹ về ý định dọn ra biển sống còn có nỗi niềm của cậu con trai. “Trước đây vì hoàn cảnh gia đình nên bạn ấy sống rất khép kín, hơi rụt rè và thiếu chính kiến. Bấy giờ, có lẽ giống mình, cuộc sống ở Hà Nội đối với bạn cũng đã ngột ngạt và buồn tẻ. Chính con trai là người ủng hộ và động viên mình can đảm để hai mẹ con rời đi”, Thùy Như kể lại.
Khi biết Thùy Như chọn ra biển Quy Nhơn sống, có nhiều người từng hỏi cô rằng tại sao không chọn quay về quê nhà Quảng Ninh? Bởi lẽ đây cũng là mảnh đất vùng biển và bên cạnh cô còn có gia đình. “Thế nhưng, mình không còn quen với cuộc sống ở Quảng Ninh nữa. Thêm vào đó, mình còn muốn thay đổi môi trường sống hoàn toàn mới cho hai mẹ con”, Thùy Như trải lòng.
Cái kết cho hành trình bỏ phố
Cuối tháng 8/2022, Thùy Như và con hoàn thành công tác chuẩn bị và chính thức dọn đến Quy Nhơn định cư lâu dài. Theo chia sẻ của chính chủ, sau khi bỏ phố về biển, phần lớn công việc đều được cô giải quyết online. Được biết, cô đang làm freelancer về mảng giáo dục và du lịch, đồng thời có nghề tay trái là kinh doanh trực tuyến. Hiện tại, hai mẹ con đang đi thuê nhà chung cư 50m2, có 2 phòng ngủ với tổng chi phí khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Giờ đây, sau khi trải qua hơn một năm sống tại Quy Nhơn, cả cô và con đã quen với nhịp sống của vùng đất mới. Cuộc sống của họ gói gọn trong mấy chữ: “Bình yên và tận hưởng hạnh phúc mỗi ngày”. Cô cũng rút ra vài gạch đầu dòng về sự khác biệt giữa vùng biển và thành phố lớn:
- Về khí hậu: Từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1, Quy Nhơn trải qua mùa mưa rất lớn. Tuy nhiên, cô cho rằng ở đâu cũng có mưa nên hai mẹ con không để ý vấn đề này. Còn đến mùa nóng thì nắng rất gắt. Bù lại, vùng đất này nằm cạnh biển nên vẫn có gió thổi để làm dịu thời tiết và đến chiều tối, không khí đã mát mẻ rồi.
“Từ khi chuyển vào đây, hai mẹ con thường đi tắm biển, dạo bộ vào mỗi buổi chiều của mùa nóng. Cuối tuần, mình và bạn ấy đi loanh quanh các bãi biển vắng hoặc làng chài để xem đá cuội, san hô, nhặt vỏ ốc, vỏ sò… Mình nghĩ việc thăm thú hoặc ngắm nhìn cuộc sống của dân địa phương cũng khá thú vị đấy”, Thùy Như nói thêm.
- Về môi trường sống: Sau thời gian dài sống tại Quy Nhơn, cô đánh giá người dân nơi đây thân thiện, chất phác và cô đánh giá cao điều này.
- Về chi phí sinh hoạt: Hiện tại mức chi tiêu của hai mẹ con ở Quy Nhơn thấp hơn nhiều so với Hà Nội. Thực phẩm ở đây khá phong phú, tươi ngon và được bán với giá cả phải chăng.
- Về cơ hội việc làm: Theo Thùy Như, Quy Nhơn là thành phố biển phát triển trọng tâm du lịch nên cơ hội việc làm và mức lương nhìn chung không bằng so với Hà Nội. Nhất là ở độ tuổi của cô và đặc thù công việc thì con đường tìm việc càng ít hơn so với các ngành nghề đang phổ biến tại Quy Nhơn như xây dựng, bán hàng, kinh doanh bất động sản, sản xuất (thủy hải sản và gỗ)… Tuy nhiên, cô cho rằng nếu con người chăm chỉ và biết tận hưởng thì ở đâu cũng có thể sống tốt.
Từng khóc vì thương con phải chuyển đến vùng biển sống, nhưng…
Khi bước sang môi trường hoàn toàn khác, điều Thùy Như băn khoăn nhất không phải vấn đề của bản thân mà là cậu con trai. Trước khi đến Quy Nhơn, đã có nhiều thời điểm cô khóc vì thương con và cảm thấy áy náy. Bởi cô cho rằng con trai vốn đã thiệt thòi mà nay còn chuyển trường từ thủ đô về thành phố nhỏ, cậu sẽ phải chia tay với bạn bè và nhịp sống vốn đã theo từ nhỏ.
Tuy nhiên, mọi việc không hề khó khăn như cô từng tính toán. Giờ đây, con trai không chỉ quen thuộc với cuộc sống ở Quy Nhơn mà còn thích từ môi trường khí hậu, cảnh quan thiên nhiên cho đến những con người ở đây. Thậm chí, cậu bạn còn tuyên bố không có dự định quay lại Hà Nội.
Cô kể: “Từ khi vào Quy Nhơn, bạn ấy có sự thay đổi khác hoàn toàn: Vui vẻ hơn, nói nhiều hơn, thích nói chuyện với mẹ và kể với mẹ về trường lớp, bạn bè, hoặc đôi khi là bày tỏ quan điểm sống rõ ràng, có chính kiến hơn. Bạn ấy thích tham gia các hoạt động của trường lớp mà trước đây mình chưa từng thấy con hứng thú như vậy.
Một điều may mắn cho mình đó là bạn đang học tại ngôi trường công bình thường, đảm bảo cả về việc học tập và tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị. Cô giáo chủ nhiệm năm ngoái và thầy chủ nhiệm năm nay cùng các bạn trong lớp giúp đỡ con rất nhiều trong việc làm quen với môi trường học tập mới. Giờ con đã có hội bạn thân và cả mình cũng có hội bạn thân là một số phụ huynh trong lớp con”.
Dĩ nhiên với thành phố nhỏ như Quy Nhơn thì số lượng trường đại học sẽ không có nhiều như ở Hà Nội, nhưng cô nghĩ đó là việc của mấy năm sau. Khi con trai đủ 18 tuổi, cô sẽ cho cậu tự đưa ra lựa chọn nên học tiếp tại vùng biển này hay đến các thành phố lớn khác như Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Sài Gòn.
Sau cùng, cô cho rằng với những gia đình có dự định chuyển đến vùng biển sinh sống, bạn nên trả lời được 3 câu hỏi sau: “Thứ nhất, gia đình có sẵn tâm lý tích cực, sẵn sàng đón nhận và hòa nhập với cuộc sống ở nơi ở mới hay không? Tiếp theo, bạn có nền tảng tài chính và định hướng công việc rõ ràng sau khi đến đây không? Và cuối cùng, với gia đình có con thì điều kiện học tập của những đứa trẻ tại nơi ở mới là điều quan trọng không kém”.
Xin lỗi các con, bố và mẹ không thể sống với nhau được nữa
Hôm nay, gái út của mẹ lấy bằng đại học, trai lớn đi xem ngày đẹp để tổ chức đám cưới, mẹ xin phép được thông báo tin này.
Ngày mai, bố mẹ sẽ ra tòa chấm dứt cuộc hôn nhân này. Chắc hẳn, các con sẽ rất sốc. Khoan vội phán xét, hai con hãy ngồi lại và đọc những tâm sự của mẹ sẽ phần nào hiểu được.
Mẹ đợi ngày này đã hơn 10 năm. Nói đúng hơn, cả bố và mẹ đều cố gắng nhịn nhau, vì hai con mà chấp nhận sống chung một mái nhà suốt 10 năm qua.
Con gái có còn nhớ từng hỏi mẹ: Bố có người bên ngoài đúng không, con thấy cô hàng xóm nói bóng nói gió về chuyện bố ngoại tình?
Lúc ấy mẹ đã bao che cho bố, phủ nhận tất cả, cố gắng thể hiện tình cảm với bố trước mặt con để gái ngoan của mẹ được yên tâm hoàn thành năm cuối đại học. Nhưng đó là sự thật. Bố đã có người mới từ lâu.
Tình cảm bố mẹ dành cho nhau nguội lạnh từ trước đấy rất lâu. Theo lẽ thường, ngày biết bố ngoại tình, mẹ sẽ không cảm thấy buồn. Thế nhưng không phải thế!
Cảm giác thất vọng, bất lực, thấy bản thân không được tôn trọng và hơn hết mẹ biết rằng, tia hy vọng mong manh để hàn gắn cùng bố cuối cùng cũng không còn.
Ads (0:03)
Xin lỗi, mẹ không thể giữ gia đình mình nguyên vẹn cho các con. (Ảnh minh họa: Freepik).
Từ lúc tìm hiểu nhau, mẹ đã biết bố là người khá lạnh lùng, vô tâm. Nhưng mẹ nghĩ ai cũng có ưu và nhược điểm, hy vọng về chung nhà sẽ cùng nhau thay đổi mỗi ngày.
Nhưng mẹ đã nhầm. Ngoài việc kiếm tiền giỏi, bố không biết chia sẻ với mẹ bất cứ việc gì, dù là nhỏ nhất. Sự vô tâm ăn sâu vào bản tính của bố dần giết chết tình cảm trong mẹ.
Bố chỉ việc đi làm rồi về nhà, nằm dài đợi cơm, mặc định mọi việc trong nhà đều là của mẹ. Trong khi mẹ cả ngày cũng phải đi làm, chỉ có điều kinh tế mẹ làm ra không thể bằng bố.
7 ngày trong tuần, bố bù khú với bạn bè hết 3 ngày đến tận khuya, không thèm báo với vợ con. Dăm bữa nửa tháng, bố lại xách xe đi phượt với bạn bè ít hôm, không quan tâm mẹ ở nhà xoay xở với hai con như thế nào.
Những ngày hai con khỏe mạnh thì không nói. Nhớ lại ngày ấy, gái út của mẹ mới được 5 tháng tuổi, đang lên cơn sốt vì viêm phổi, trai lớn của mẹ mới 2 tuổi cũng đang khóc ngặt đòi mẹ.
Một mình mẹ gói ghém đồ đạc, bế hai con lên viện trong đêm mưa tầm tã. Bố nhậu nhẹt cùng bạn bè, gọi đến cháy máy cũng không phản hồi.
Nhìn gái út mệt phờ vẫn không thể ngủ được vì cơn ho dồn dập, anh lớn nước mũi chảy ròng vì khóc bám chân mẹ nhưng chưa được bế. Khoảnh khắc ấy, mẹ thực sự quá thất vọng về bố.
Những cuộc cãi vã của bố và mẹ diễn ra ngày càng nhiều, nhưng các con hầu như không biết. Bởi bố mẹ có một quy tắc là không mâu thuẫn trước mặt các con. Có lẽ, đây là điểm cộng duy nhất trong tư tưởng giáo dục con của bố mà mẹ trân trọng.
Cuộc hôn nhân này cứ kéo dài mãi cho đến khi bố có người mới bên ngoài. Mọi chuyện vỡ lở, bố mẹ thống nhất ly thân nhưng vẫn chung nhà, đợi các con ra trường sẽ ly hôn.
Tổn thương càng nhiều, tình cảm càng nguội lạnh. Bố sống cuộc sống của bố, chu cấp đầy đủ kinh tế để các con ăn học. Mẹ sống trong thế giới của mẹ, chăm lo cho các con, buông bỏ sân si, thù hận, tư tưởng cũng dần thoải mái hơn.
Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Một khi tình cảm đã cạn, buông tay là điều nên làm để cả hai dễ thở hơn, cũng là chấm dứt những chuỗi ngày lừa dối người thân yêu của mình.
Đến giây phút này, mẹ chỉ mong hai con của mẹ hiểu rằng, bố mẹ đã sống vì các con hết 2/3 quãng đời. Giờ đây, hãy cho phép bố mẹ được sống cuộc sống riêng của mình.
Vẫn biết đây sẽ là tin khó chấp nhận được, nhưng các con đã khôn lớn, có cuộc sống riêng, hãy thông cảm cho sự lựa chọn của bố mẹ. Dù từ mai không còn sống chung nhà, bố mẹ vẫn mãi là bố mẹ của các con.
Mâu thuẫn với mẹ chồng, tôi bỏ nhà đi sau khi cưới 4 ngày Tình cảm, hạnh phúc và niềm vui trong tôi đã chấm dứt chỉ sau 4 ngày kể từ ngày chúng tôi trở thành vợ chồng. Lý do gây ra tất cả là mẹ chồng của tôi. Ảnh minh họa. Trước đó, chúng tôi đã yêu nhau suốt 2 năm và quyết định bước vào đời hôn nhân. Tuy gia đình chồng tôi đã...