37 tuổi đã sinh 10 con
Vào thời điểm hiện nay, việc một bà mẹ mới 37 tuổi đã sinh 10 đứa con như trường hợp của chị Phạm Thị Năm ở H.Vũng Liêm (Vĩnh Long) quả là lạ.
Ngoài đứa con trai lớn đi học sửa xe ở xa, mỗi ngày, gia đình anh Tùng đông đủ 10 người
Do vậy, khi đến xã Trung Hiếu, hỏi về “ gia đình đông con”, mọi người sẽ chỉ ngay đến nhà của vợ chồng chị Phạm Thị Năm và anh Nguyễn Văn Tùng (39 tuổi). Căn nhà lá trống trước trống sau nằm sâu trong khu nghĩa địa từ thiện ở ấp An Thành Tây này là tổ ấm của 11 thành viên trong gia đình từ nhiều năm qua.
Anh Tùng bộc bạch: “Nhà đông con, khổ lắm mấy anh ơi. Suốt ngày hai vợ chồng vừa phải đi làm mướn để kiếm tiền đong gạo, vừa phải chia nhau đi mò cua, bắt ốc hay tát cá để làm thức ăn cho bầy trẻ”. Hỏi về những đứa con của mình, anh Tùng chỉ nhớ được tên thường gọi, còn chữ lót và năm sinh của từng đứa thì anh không nhớ nổi.
Theo anh Tùng, những người con của anh được sinh ra tại nhiều địa phương như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Đồng Tháp… khi hai vợ chồng tha phương làm thuê kiếm sống. Nhìn vào cuốn sổ hộ khẩu của gia đình, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi giữa lần sinh thứ nhất và thứ hai chỉ cách nhau một năm, sau đó cứ đều đặn 2 năm sinh con một lần. Chị Năm tươi cười cho biết anh chị cưới nhau năm 1995. Trong 18 năm chung sống, chị đã 9 lần sinh được 10 đứa con. Đứa trai đầu lòng tên Nguyễn Thanh Tình đã 17 tuổi và đứa gái nhỏ nhất tên Nguyễn Thị Yến Ngọc mới 2 tuổi. Trong cặp con sinh đôi năm 2009, nay chỉ còn lại Nguyễn Thị Yến Vy, còn Nguyễn Thị Thảo Vy đã bị bệnh chết lúc mới 6 tháng tuổi. “Tài sản duy nhất của vợ chồng tôi hiện giờ là… 9 đứa con. Do nhà nghèo nên đứa lớn phải nghỉ học giữa chừng và đang học sửa xe. Hiện cả hai vợ chồng đều ráng sức làm lụng để lo cho 5 đứa con lớn học hành đàng hoàng, nhưng không biết có lo nổi không nữa”, chị Năm nói.
Hiện các con của anh chị vừa học vừa phải đi bán vé số để kiếm tiền phụ lo quần áo, sách vở… Ông Trần Quang Nhơn, Trưởng ban nhân dân ấp An Thành Tây (xã Trung Hiếu), cho biết: “Gia đình anh Tùng ở đậu trên mảnh đất của một người quen tại địa phương từ nhiều năm nay. Thấy gia đình anh chị đông con nên cán bộ dân số đã đến vận động triệt sản”.
Video đang HOT
Theo Xahoi
"Dị nhân" ngủ nhiều giờ trên mặt nước
Tình cờ đọc... trên mạng về một trường hợp tự nổi được nhiều giờ trên mặt nước, anh Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1977) mới biết khả năng tương tự mình đang sở hữu là cực kỳ đặc biệt.
Không những tự nổi được từ... ngày này sang ngày khác một cách đơn thuần, "dị nhân" nổi tiếng nhất thôn Anh Trỗi, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình này còn có thể ngủ, co duỗi chân tay hay bê bất kỳ vật nặng gì khi nằm trên mặt nước.
Khả năng đặc biệt có từ thuở nhỏ
Nắm được những thông tin gây xôn xao về khả năng của anh Nguyễn Ngọc Dũng, chúng tôi tò mò tìm về tận thôn Anh Trỗi, mong tìm hiểu rõ thực hư. Qua con đường làng sau cơn mưa lớn còn sũng nước, chẳng mấy khó khăn chúng tôi hỏi địa chỉ nhà "dị nhân" nổi tiếng này. Theo bác Lê Văn Lâm (một người dân trong làng - PV), thì: "Dân làng Anh Trỗi ai cũng biết nó (anh Dũng - PV) cả. Từ hồi nhỏ, nó đã có khả năng tự nổi đặc biệt rồi. Nhưng mãi sau này, khi nó nhiều lần sử dụng khả năng ấy để cứu nạn nhân đuối nước, thì "tiếng lành đồn xa", người làng bên rồi ngoài huyện cũng biết tiếng. Có hôm, chúng tôi đi làm đồng về thấy gia đình nó nườm nượp người ra vào. Hỏi ra mới biết ra, mấy người được nó cứu khỏi chết đuối mang quà cáp đến cảm ơn".
Anh Dũng biểu diễn khả năng tự nổi trên mặt nước suốt hơn một giờ đồng hồ. Ảnh: T.G
Tìm đến căn nhà cấp bốn nằm sát mặt đường, nơi "dị nhân" Dũng đang sinh sống, chúng tôi cất tiếng gọi lớn. Đang lúi húi dưới bếp, chợt thấy có khách đến nhà, anh Dũng chạy ra niềm nở mời chúng tôi vào. Khi biết phóng viên đến tìm hiểu về khả năng đặc biệt của mình, anh cười xòa cất lời: "Tôi chẳngbao giờ nghĩ rằng khả năng mình sở hữu là cao siêu cả. Ngược lại, nó rất bình thường, diễn ra một cách tự nhiên thôi".
Nhớ về quá khứ, anh Dũng kể, bản thân vốn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Là con thứ ba trong gia đình, ngay từ nhỏ, anh cũng phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với các anh em. "Thời thơ ấu, sức khỏe tôi không tốt vì căn bệnh viêm phổi cấp. Bởi thế, dù rất ham học, nhưng theo đến hết lớp 5, tôi đành phải xin nghỉ học ở nhà tự điều trị. Mãi sau này, căn bệnh quái ác bình phục thì giấc mơ con chữ cũng đành dang dở. Lớn lên, tôi phụ cha mẹ làm nông nghiệp mưu sinh rồi lập gia đình như bao thanh niên bình thường khác", anh nói với giọng trầm buồn.
Bị viêm phổi cấp, cơ thể luôn ốm yếu, nhưng trong những dòng ký ức tuổi thơ gắn liền với những buổi trăn trâu bên bờ sông, anh không nén nổi xúc cảm khi nhớ lại lần đầu tình cờ phát hiện bản thân có khả năng tự nổi trên mặt nước. Anh tâm sự: "Lên mười tuổi, căn bệnh viêm phổi không còn hành hạ nữa. Ngày ngày cùng đám bạn lội sông tắm mát, cả bọn lại rủ nhau thi bơi, từ bên này sông qua bên kia sông. Rồi có lúc mệt quá, mấy đứa lại thách nhau thi nằm ngửa trên mặt nước. Cả nhóm chăn trâu có gần chục đứa, nhưng chỉ duy nhất một mình tôi có thể tự nổi trên mặt nước từ sáng đến chiều. Có người làng nghe chuyện kỳ lạ bèn thách tôi tự nổi trên mặt nước từ ngày này sang ngày khác, tôi cũng thực hiện dễ dàng, không hề thấy mệt mỏi".
Tuổi nhỏ không biết ý thức, nhưng sau này lớn lên, mỗi lần nghĩ đến chuyện mình tự nổi trên mặt nước nhiều giờ mà chẳng hề hấn gì, anh Dũng lại nghĩ vơ vẩn rồi sinh phiền não. "Một dạo, tôi thử bê miếng bê tông nặng cả chục ký (kg) theo người rồi thả mình xuống nước. Lạ thay, người tôi vẫn cứ nổi lềnh bềnh, dù chẳng cần làm động tác gì. Tự nghĩ cũng thấy bất thường, tôi lại đâm lo không biết có phải mình bị bệnh. Nhưng lên bệnh viện huyện, bác sĩ khám sức khỏe tổng thể rồi bảo tôi chẳng làm sao cả. Thời gian trôi qua, lấy vợ sinh con, lại vất vả mưu sinh nên tôi cũng chẳng để ý làm gì nữa".
"Dị nhân" Dũng (bên phải) khẳng định khả năng lạ thường của mình có từ thuở nhỏ. Ảnh: T.G
Mục sở thị khả năng kỳ lạ
Sức khỏe phi thường Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Văn Tùng, cán bộ xã Quỳnh Lưu cho biết: "Anh Dũng là người nổi tiếng tại địa phương nhờ khả năng tự nổi nhiều giờ đồng hồ trên mặt nước. Bên cạnh đó, không biết có phải do thể trạng khác thường, nên anh Dũng cũng rất khỏe. Sức làm việc của anh ấy có thể bằng 3-4 người bình thường cộng lại. Chính tôi đã từng tận mắt chứng kiến, anh Dũng hai tay nhấc bổng chiếc xe máy hoặc vật nặng gấp vài lần cân nặng cơ thể của mình".
Câu chuyện trà dư tửu hậu rồi cũng vãn, chúng tôi đặt vấn đề mời anh Dũng trổ tài, với hy vọng tận mắt chứng kiến những gì được nghe qua lời đồn đại. Không chút ngần ngại, anh Dũng gật đầu rồi kéo tay chúng tôi ra ngoài cổng làng. Dọc đường đi, "dị nhân" này tấm tắc kể lại: "Chắc nhà báo chưa tin những gì tôi nói phải không. Thực ra, tâm lý ấy cũng dễ hiểu thôi. Chính gia đình tôi thời xưa cũng nói rằng tôi ba hoa, bịa chuyện. Tức khí, tôi bèn đòi biểu diễn cho cả bố mẹ lẫn anh em họ hàng xem thì bị phản đối cực lực. Mọi người ai cũng sợ, bởi đầm nước duy nhất của xã Quỳnh Lưu sâu cả chục mét, lỡ có chuyện gì thì hối không kịp. Thế nhưng, khi thấy tôi quyết tâm nhảy xuống rồi nằm nổi một cách tự nhiên cả tiếng đồng hồ, thì chẳng ai nói gì nữa. Hôm đó, tôi thay đổi đủ tư thế nằm trên nước, từ nằm ngửa bất động, hai chân, hai tay duỗi thẳng cho đến giơ tay, chân lên cao hoặc gối hai tay lên đầu, lên bụng..., thì cơ thể vẫn nổi bồng bềnh".
Câu chuyện vừa dứt thì cũng vừa lúc đến bờ đầm nước mà năm xưa anh từng biểu diễn. Để ra được điểm nước sâu, anh Dũng mượn chiếc thuyền nhỏ của một gia đình sống ven đầm. Nhẹ nhàng dùng tay khua mái chèo, anh Dũng chợt khựng lại. Với tay dùng cây sào chuẩn bị sẵn, anh Dũng cắm thẳng xuống "tăm" độ sâu. Nhìn con sào cao gấp ba đầu người cắm lút tay mà chưa thấy đáy, tôi nhẩm tính mực nước khu vực này ít nhất cũng phải sâu đến 5-6m. Trong lúc tôi còn đang miên man suy nghĩ, anh Dũng đã cởi áo nhảy xuống, lặn một hơi rồi nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Giữa buổi chiều nắng gắt, tôi kiên nhẫn quan sát. Quả thực, "dị nhân" này không hề có bất kỳ một động tác khua nước để tạo lực nổi nào. Thỉnh thoảng mỏi chân, mỏi tay, anh lại co duỗi hoặc chắp tay lên ngực. Vậy mà hơn một giờ đồng hồ "khảo nghiệm", người đàn ông này không hề bị nước nhấn chìm.
Ngồi trên thuyền chứng kiến con trai biểu diễn, ông Nguyễn Ngọc Đạ (bố đẻ anh Dũng - PV) cho biết: "Ban đầu, tôi cũng rất ngạc nhiên về khả năng kỳ lạ của Dũng. Vợ chồng tôi sinh được bốn người con, nhưng những anh em khác của Dũng thì hoàn toàn bình thường, không có bất cứ biểu hiện khác lạ hay bệnh tật gì cả. Chỉ có nó (chỉ anh Dũng - PV) ngay từ nhỏ đã bộc lộ nhiều khả năng kỳ lạ. Chuyện tự nổi trên nước thì anh đã thấy. Ngoài ra, dù không hề qua trường lớp đào tạo mà chỉ cần tự học qua loa là có thể sửa được máy tính, cài đặt các ứng dụng trên laptop một cách thành thạo". Nói về khả năng đặc biệt của con trai, ông Đạ tự hào: "Tôi nhớ dạo trưa hè nóng nực, nó cầm tờ báo ra sông, nằm trên nước đọc cho mát mẻ rồi... ngủ quên luôn. Mãi đến khi dòng nước đưa đẩy suýt chui tọt vào ống cống, nó mới giật mình tỉnh dậy. Nhưng điều khiến người làm cha mẹ như chúng tôi thấy nở mày nở mặt, là Dũng biết dùng khả năng đặc biệt của mình để cứu người".
Theo ông Đạ, thì hàng chục năm qua, anh Dũng đã cứu sống rất nhiều đứa trẻ bị đuối nước ở đầm, ở sông trong làng, xã. Sau này, để giúp bọn trẻ tránh được nguy cơ tiềm ẩn từ nước sâu, anh chàng "dị nhân" còn tập hợp các em biểu diễn khả năng tự nổi của mình. Rồi trước sự thán phục của chúng, anh đứng ra tổ chức dạy các em bơi lội. "Chuyện cứu sống người bị đuối nước, tôi coi là việc nên làm. Để yên tâm hơn, tôi còn dạy cho các cháu tập bơi, hy vọng có thể tự giải cứu mình nếu chẳng may gặp nạn", anh Dũng khiên tốn nói.
Những "dị nhân" tự nổi trên nước từng phát hiện Thực tế, anh Dũng không phải trường hợp đầu tiên có khả năng tự nổi trên mặt nước tại Việt Nam từng được biết đến. Trước đó, vào tháng 4/2013, dư luận đã xôn xao khi phát hiện anh Huỳnh Công Lịnh (32 tuổi), trú tại ấp Tân Thành A, xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, cũng có khả năng nằm trên nước nhiều giờ không bị chìm. Trước đó nữa, cũng tại ấp Tân Thới B, xã Tạ An, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, người ta từng nhắc nhiều về ông Hứa Hoàng Cương (50 tuổi). Ông Cương cũng tuyên bố có khả năng tự nổi và nhiều lần biểu diễn trước đông đảo người xem.
Theo Hồng Kỳ
Nhân viên dâng ôsin lấy lòng sếp Hết đưa phong bì, tặng quà nghìn đô... để kết thân, "bôi trơn" mối quan hệ trong công việc, nhiều người còn đem cả ôsin đang làm việc tại nhà mình làm quà biếu. Thời buổi khó khăn, để giữ việc, nhiều người còn mang ôsin nhà mình sang "làm quà" biếu sếp (ảnh minh họa). Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Tùngvà...