350 triệu cổ phiếu Vinafor (VIF) chào sàn Hà Nội
Sáng 3/2, 350 triệu cổ phiếu VIF của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam ( Vinafor) đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá tham chiếu 20.500 đồng/cổ phiếu, thuộc Top các doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất HNX.
Vinafor hiện có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn, cổ đông chiến lược – Công ty cổ phần Tập đoàn T&T nắm giữ 40% vốn, còn lại 9% vốn bán ra công chúng. Sau cổ phần hóa, Tổng công ty quản lý, sử dụng khoảng 45.000 ha đất rừng.
Sau 3 năm cổ phần hóa, tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân năm trên vốn điều lệ của Tổng công ty đạt 18,7%, bằng 3,2 lần bình quân 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa và bằng 2,7 lần theo phương án cổ phần hóa được duyệt.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 được công bố cho biết, năm 2019, Vinafor đạt doanh thu 1.782 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 593 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến cổ tức tối thiểu 18%.
Ông Phí Mạnh Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinafor cho biết, chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 là phát triển lâm nghiệp làm nòng cốt, tập trung vào mở rộng quy mô, cải tạo giống cây lâm nghiệp, đầu tư thâm canh cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt phục vụ cho chế biến sâu, xây dựng các trung tâm chế biến gỗ gắn liền với vùng nguyên liệu, sản phẩm gắn kết với thị trường của khu vực và các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.
Video đang HOT
Đồng thời, tiếp tục duy trì quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư miền núi sống gần vùng sản xuất nguyên liệu và máy chế biến các nhà gỗ, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán HNX, cổ phiếu VIF đã giảm kịch sàn xuống 18.500 đồng với chỉ 6.000 đơn vị được khớp.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tại sao nhà đầu tư vẫn do dự với cổ phiếu VIF?
Cổ phiếu VIF của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, UPCoM: VIF) có biến động khá thất thường trong thời gian qua.
Kết thúc phiên giao dịch 11/11, cổ phiếu VIF đóng cửa ở mức 20.900đ/cp
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VIF đạt hơn 1.295 tỷ đồng, giảm 7,4% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 384 tỷ đồng, giảm hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải trình của VIF, sở dĩ lợi nhuận hợp nhất 9 tháng đầu năm nay giảm mạnh là do tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa quý 3/2019 của một số công ty có vốn góp của VIF không thuận lợi, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty này sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết, VIF có 19 công ty con, 18 công ty liên kết và 11 công ty liên doanh. Trong đó, Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam- liên doanh giữa VIF và Tập đoàn Yamaha Motor, hàng năm mang về cho VIF khoản cổ tức đáng kể.
Ông Phí Mạnh Cường-Tổng Giám đốc VIF cho biết, ngoài Yamaha Motor Việt Nam, Công ty MDF Vinafor Gia Lai cũng đang mang lại lợi nhuận rất tốt cho VIF. Một số liên doanh khác đang gặp khó khăn nhưng cơ bản không bị mất vốn, đảm bảo bảo toàn vốn của các cổ đông.
Ngoài ra, ông Cường cho biết các đơn vị 100% vốn của VIF chủ yếu là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Với đặc thù của hoạt động lâm nghiệp thì hiệu quả đầu tư trồng rừng thâm canh cao có được sau 8-10 năm. Trong thời gian tới, VIF tiếp tục đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp để mở rộng quỹ đất trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu cho hoạt động chế biến sâu của doanh nghiệp.
VIF là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, cổ đông chiến lược T&T nắm 40%, phần vốn Nhà nước chiếm 51% đã được Bộ NN&PTNT chuyển giao về cho Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp.
ược biết, theo phương án cổ phần hóa VIF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì Nhà nước nắm giữ tỷ lệ chi phối 51%. Như vậy, Nhà nước sẽ chưa thoái vốn tại VIF cho đến khi có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Dù đã lên kế hoạch từ năm 2017 và chốt lịch chuyển lên sàn HNX vào tháng 9/2019, nhưng đến nay kế hoạch này của VIF vẫn chưa được thực hiện.
Theo ông Nguyễn Đình Thanh- Chuyên viên kiểm toán AVA, thì VIF có cơ cấu nợ vay thấp, hiện tổng nợ của doanh nghiệp hơn 1.196 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 1.163 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu lên tới 5.020 tỷ đồng. Do vậy, rất nhiều nhà đầu tư "ngó nghiêng" VIF, nhưng chưa mạnh dạn xuống tiền bởi cổ phiếu VIF lên xuống thất thường, có phiên tăng gần kịch trần (15%), có phiên lại giảm đến 15% thị giá.
Kết phiên giao dịch ngày 11/11, cổ phiếu VIF tăng lên 20.900 đồng/cp với giao dịch rất nhỏ giọt, chỉ 1.600 đơn vị/phiên. Theo dự báo của một số Công ty chứng khoán, với lợi nhuận giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm nay, cổ phiếu VIF có thể sẽ điều chỉnh, không ngoại trừ khả năng về mức 15.000 đồng/cp trong thời gian tới.
Việc chậm chuyển sàn, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm sụt giảm mạnh, cổ phiếu giao dịch nhỏ giọt... là những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư do dự chưa dám xuống tiền với cổ phiếu VIF.
Hà Long
Theo Enternews.vn
Vinafor thắng kiện hủy nghị quyết của Formach Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) đạt được phán quyết của tòa án tuyên bố hủy bỏ các nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường lần 2, lần 3, lần 4 năm 2017 của Công ty cổ phần Formach phần nội dung về tăng vốn điều lệ. Theo Báo cáo tài chính năm 2018, Vinafor sở hữu 27,78%...