33 người bình thường hưởng trợ cấp… tàn phế
Ngày 27/3, ông Nguyễn Văn Chi, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Tân Hưng (Long An) cho biết, vừa phát hiện 33 trường hợp còn khả năng lao động nhưng lại được hưởng trợ cấp dành cho đối tượng không tự lực được trong sinh hoạt.
Theo hồ sơ của Phòng LĐ-TB&XH Tân Hưng, tính đến nay, trên địa bàn huyện đã giải quyết 117 trường hợp con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Anh Lâm Văn Giàu vẫn lao động được bình thường nhưng lại được hưởng mức dành cho người không tự lực được trong sinh hoạt
Trong số 52 trường hợp đang hưởng mức trợ cấp con đẻ bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt mức trợ cấp là 1.110.000 đồng/tháng, có 19 trường hợp không tự lực được trong sinh hoạt, 33 trường hợp vẫn còn khả năng lao động và tự phục vụ được.
Trong hồ sơ có anh Lâm Văn Giàu (con đẻ của ông Lâm Văn Lũy đang được hưởng trợ cấp người bị nhiễm chất độc hóa học trong thời kỳ kháng chiến) đang được hưởng trợ cấp dành cho con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tỉ lệ 81% trở lên (tức không tự lực được trong sinh hoạt).
Video đang HOT
Tuy nhiên khi trao đổi với PV Dân trí, anh Giàu cho biết, hiện sức khỏe của anh bình thường, ngoài việc sửa chữa và mua bán điện thoại và có một cửa hàng chuyên dịch vụ internet ngay gần ủy ban xã, hàng ngày anh còn đi làm ruộng và các công việc khác.
Ông Mai Văn Cảm, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, cho biết, về đối tượng được hưởng chế độ là đúng nhưng về mức độ thì sai một số trường hợp. Khi làm chế độ cho con em của người hoạt động kháng bị nhiễm chất độc hóa học, xã chỉ lập danh sách gửi lên trên, còn mức độ hưởng trợ cấp là do ở trên xét.
Lý giải về nhầm lẫn này, theo ông Nguyễn Văn Chi là sai sót ở “mức hưởng trợ cấp”. Việc xác định tỉ lệ thương tật là do trạm y tế xã xác nhận, huyện chỉ tổng hợp lại rồi gửi lên Sở LĐ-TB&XH để xét cho hưởng trợ cấp.
“Khi Nghị Định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì có hai mức hưởng trợ cấp là có khả năng lao động và tự phục vụ được và không tự lực được trong sinh hoạt. Khi chuyển đổi qua Nghị định 54 đã không giám định lại cho phù hợp với mức được hưởng trợ cấp” – ông Chi nói.
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Phòng LĐ-TB&XH Tân Hưng đã gửi văn bản lên Sở LĐ-TB&XH Long An xem xét và tổ chức cho giám định sức khỏe những đối tượng nêu trên để cho hưởng trợ cấp đúng quy định.
Theo Dantri
Nông dân có thêm thu nhập từ ốc bươu vàng
Ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa), đến thời điểm này có thể khẳng định mùa lũ 2012 mực nước thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Do vậy, nguồn lợi thủy sản không phong phú như mọi năm.
Lũ nhỏ, bắt ốc bươu vàng tạo thêm thu nhập cho người dân nghèo vùng lũ.
Người dân vùng lũ vẫn chủ động tìm kiếm công ăn việc làm để tạo thu nhập. Ngoài việc giăng - câu lưới, đặt lợp- lờ..., vớt ốc bươu vàng cũng giúp người dân có thêm thu nhập...
Lũ nhỏ là điều kiện để ốc bươu vàng bùng phát vì không bị nước cuốn trôi. Ốc bám vào những nhành cây, ngọn cỏ sinh sản nhân mật số rất nhanh.
Tận dụng thời gian nhàn rỗi trong mùa lũ, vợ chồng bà Huỳnh Thị Thủy ở xã Vĩnh Bửu (huyện Tân Hưng) kiếm thêm được cả trăm ngàn đồng mỗi đêm từ việc vớt ốc bươu vàng để bán. Hôm mưa nhiều bắt được ít ốc cũng bán được bốn năm chục ngàn đồng.
Theo bà Thủy, cứ khoảng 18 - 19h mỗi ngày, vợ chồng bà chèo xuồng đi vớt ốc. Chồng thì bơi, còn bà Thủy dùng vợt để vớt. Thường thì vớt đến khoảng 22 - 23h, 2 vợ chồng kiếm được khoảng vài chục ký, đến sáng hôm sau đem ốc nấu và lễ ra lấy mài. Thương lái đến tận nhà thu mua với giá 8.500 đồng/kg.
Bắt ốc bươu vàng mùa nước nổi thu nhập khá nên số người tham gia bắt ốc ngày càng nhiều. Gia đình bà Nguyễn Thị Xem ở xã Vĩnh Đại (huyện Tân Hưng) cũng tập trung vào việc bắt ốc.
Theo bà Xem, năm nay nước đổ về không nhiều, nhưng bà con vùng lũ kiếm ăn từ việc bắt ốc thu nhập không thua những năm nước bao nhiêu thậm chí những hộ gia đình có nhiều công lao động kiếm được vài trăm ngàn đồng mỗi đêm. Bà con chủ yếu đi bắt ốc bươu vàng vào ban đêm vì ban đêm mát trời, ốc nổi lên mặt nước nên dễ bắt.
Còn anh Trần Văn Được ở xã Tuyên Bình Tây (huyện Vĩnh Hưng) có nghề chính là bán hàng rong trên các tuyến kênh, thời điểm này cũng kiếm thêm mỗi ngày vài chục ngàn đồng từ nghề phụ: Mua lại ốc của bà con rồi bán lại cho thương lái từ TPHCM xuống mua gom.
Ông Lê Thanh Lê - Phó Chủ tịch UBND xã Tuyên Bình Tây - cho biết: Mùa lũ, người dân vớt ốc bươu vàng để bán cũng góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương, giúp bà con nghèo có thêm thu nhập trong mùa lũ. Dù công việc khá vất vả, song đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân nghèo.
Công việc này còn có ý nghĩa quan trọng: Góp phần giảm số lượng ốc bươu vàng gây hại trên lúa nên ngành NNPTNT khuyến khích bà con tăng cường bắt ốc trong mùa nước nổi. Hằng năm, ốc bươu vàng gây hại lúa, nông dân mất chi phí mua thuốc phun diệt ốc. Vì vậy, việc bà con tham gia bắt ốc góp phần hạn chế tác hại mùa màng do ốc gây ra...
Theo laodong
Chưa giải quyết 498 hồ sơ nhiễm chất độc hóa học Tỉnh Khánh Hòa đã hai lần đề nghị Bộ LĐ-TB&XH bỏ công văn hướng dẫn để những người nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ nhưng chưa được hồi âm. Hiện tỉnh Khánh Hòa đang tồn đọng 498 hồ sơ xin hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) chưa được giải quyết. Tỉnh...