32 tuổi rồi mà nỗ lực thoát nghèo của tôi vẫn dang dở
Tôi mới khởi nghiệp, chưa có nhà cửa đất đai, bản thân lại hiếm muộn, nhiều bệnh, khát vọng thoát nghèo của tôi vẫn dang dở.
Tôi căng thẳng và tuyệt vọng khi xâu chuỗi các thất bại do khách quan, nếu biết trước tôi cứ thả trôi cuộc đời để không phải mệt mỏi như bây giờ. Ngày xưa nhà nghèo và tôi luôn có tên trong danh sách học sinh nghèo. Học tiểu học tôi đi chân đất với quần cộc, ngày lên huyện thi học sinh giỏi mẹ phải mượn quần dài của bạn cho tôi mặc. Càng lớn tôi càng mâu thuẫn với bố, đỉnh điểm là trận đòn chí mạng ngay thời khắc quan trọng cuối năm học 12. Tôi học căng thẳng, quyết tâm đậu đại học. Sau trận đánh này tôi bỏ nhà đi lang thang, sau một tháng tôi tiếc công 12 năm học nên lại quay về thi tốt nghiệp. Kỳ thi này không làm khó tôi. Ở nhà 3 tuần tôi phải đối diện với lối sống “nay có ta cứ no say, ngày mai hết lại đi cày tiếp” của bố. Cũng sợ bị đánh nên tôi xin tiền mẹ với lý do đi thi đại học. Bà đi vay mượn một triệu nhưng chỉ được 800 nghìn đồng cho tôi, đến vụ mùa trả một triệu, cùng với lời khuyên ăn không đủ ăn tiền đâu mà đại học.
Tôi lên Sài Gòn một mình, tìm đến các sinh viên tình nguyện, tìm việc làm phục vụ quán cơm. Tôi thi đại học rớt, buồn và bế tắc. Không khuất phục, tôi xét tuyển vào trường dân lập với quyết tâm có bằng đại học. Thời gian học tôi xin vào lò bánh mỳ chỉ làm đêm, làm nhiều việc nữa để tự trang trải chi phí. Học xong tôi tìm các cơ hội việc làm để có lương cao, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu ứng tuyển, có điều tôi bị viêm gan siêu vi B nên nhiều nơi không nhận tôi, ngay cả muốn đi xuất khẩu lao động cũng bị loại. Tôi làm việc lương thấp, chi tiêu tiết kiệm, sau 3 năm cũng có gần 100 triệu. Bạn gái tôi nhà cũng khó khăn nhưng không quan trọng vì tôi đủ tiền để cưới cô ấy.
Sau khi cưới vợ chồng tôi ra làm riêng, rất bận, có điều ở bên nhau suốt. Chuyện vợ chồng của chúng tôi đều đặn, không kiêng cữ gì vậy mà 2 năm sau vẫn chưa có tin vui, tôi biết có điều không ổn. Chúng tôi đi khám, kết quả tinh trùng tôi yếu, không đủ số lượng, tâm hồn tôi bất động theo kết quả. Tôi biết điều trị hiếm muộn rất tốn kém, có thể thành công cũng có khả năng thất bại. Hàng năm tôi còn phải tốn thêm khoản tiền tầm soát virut trong người nữa. Công việc lại mới khởi nghiệp, chưa có nhà cửa đất đai, khát vọng thoát nghèo của tôi vẫn dang dở. Tôi hay cáu gắt, vợ là người hứng chịu. Tôi yêu vợ nhưng không cho cô ấy hạnh phúc làm mẹ, có lúc muốn đẩy vợ xa cuộc đời mình.
Gần đây tôi còn phát hiện mình bị thoái hóa cột sống, có những ngày đau mà vẫn phải cố đi làm. Ở tuổi 33, còn quá trẻ mà tôi không biết hướng đi tiếp của cuộc đời như thế nào.
Video đang HOT
Khang
Theo vnexpress.net
Sinh viên tổ chức xem bóng đá, bán cờ gây quỹ từ thiện
Nhiều hội, nhóm sinh viên Hà Nội tổ chức các hoạt động để cổ vũ Việt Nam tại AFF Cup và gây quỹ ủng hộ người nghèo.
Ngày 11/12, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên, Câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện Đại học Thủy lợi thông báo tổ chức xem trận chung kết AFF Cup giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia tại hội trường T45 vào 19h ngày 11/12 và trận lượt về ngày 15/12.
Sinh viên biểu diễn cổ vũ đội tuyển Việt Nam ở giải U23 châu Á hồi tháng 1. Ảnh: Hoàng Táo
Anh Nguyễn Đình Trinh, Bí thư Đoàn trường, thông tin buổi xem bóng nhằm gây quỹ ủng hộ chiến dịch Mùa đông ấm được tổ chức tại xã nghèo Nam Hòa (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Ở những sự kiện trước, trường tổ chức xem miễn phí nhưng lần này bán cờ, sticker cho cổ động viên. Một hòm quyên góp được đặt tại hội trường với sức chứa 1.000 người để thầy cô và sinh viên có thể ủng hộ trực tiếp, anh Trinh thông tin.
Đại học Thủy lợi có khoảng 4.000 sinh viên ở ký túc xá. Do không có tivi, việc xem qua mạng chập chờn, trong khi để có vé vào sân vận động lại quá khó, nên nhà trường tạo điều kiện để sinh viên tập trung xem bóng đá, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam và nâng cao tinh thần đoàn kết.
Cũng chuẩn bị thực hiện chương trình Mùa đông ấm, nhưng không có điều kiện tổ chức xem bóng gây quỹ, các bạn trẻ thuộc Câu lạc bộ Sinh viên Phú Thọ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền quyết định bán cờ Tổ quốc, băng rôn cổ vũ đội tuyển Việt Nam nhằm tạo thêm nguồn thêm kinh phí giúp đỡ người dân ở xã Châu Quế Hạ (Văn Yên, Yên Bái).
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trước buổi bán cờ, băng rôn gây quỹ hôm 6/12. Ảnh: Đình Sơn
Đinh Bảo Sơn, sinh viên lớp Báo chí K37, thành viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, thông tin đã tổ chức bán hàng gây quỹ được bốn buổi và sẽ tiếp tục trong hai trận chung kết giữa Việt Nam và Malaysia. "Chúng em thường đứng bán ở đường từ sân vận động tới phổ cổ vào trước và sau mỗi trận có sự góp mặt của tuyển Việt Nam. Khách mua hàng biết là gây quỹ nên rất ủng hộ", Sơn nói.
Bên cạnh việc bán cờ, băng rôn cổ vũ Việt Nam, Sơn cùng các bạn còn kêu gọi quyên góp quần áo ấm, sách vở, gạo, nhu yếu phẩm và đặc biệt là chăn ấm từ người dân ở các khu tập thể, chung cư. Theo thông tin từ địa phương, hơn 180 học sinh ở xã Châu Quế Hạ chưa có chăn ấm cho mùa đông.
Sau khi Việt Nam vượt qua Philippines ở bán kết AFF Cup, nhiều đại học cũng lên kế hoạch tổ chức xem bóng tập trung tại trường. Tại Hà Nội, ngoài trường Thủy lợi, Đại học Tài nguyên và Môi trường thông báo mở cửa hội trường tối nay cho giảng viên, sinh viên xem bóng. Tại Huế, Đại học Luật (Đại học Huế) và Cao đẳng Công nghiệp lắp màn hình LED 20-30 m2 phục vụ người hâm mộ.
Trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018 diễn ra lúc 19h45 thứ ba ngày 11/12 tại sân vận động Bukit Jalil, phía nam thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Dự kiến hơn 1.000 cổ động viên từ Việt Nam sang và nhiều bà con đang làm việc ở Malaysia sẽ đến cổ vũ cho đội tuyển.
Dương Tâm
Theo VNE
Gần 700 đại biểu dự đại hội Hội Sinh viên Việt Nam Các đại biểu sẽ thảo thảo luận về các vấn đề như sinh viên với học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; sinh viên tình nguyện vì cộng đồng... Từ ngày 9 đến 11/12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023, diễn ra tại Hà Nội. Gần 700 đại biểu đại diện...