32 tỉ đồng cho Quỹ Vì biển, đảo quê hương – vì tuyến đầu Tổ quốc
“Hướng về biên giới, biển đảo Tổ quốc” là tên chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật do MTTQ TP.HCM – Hội đồng quản lý Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc” phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM thực hiện được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 vào lúc 20 giờ 30 tối 4-10.
Chiều 24-9, ban tổ chức đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình.
Ban tổ chức cho biết chương trình nhằm thể hiện tình cảm, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân TP.HCM trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tri ân những cá nhân, đơn vị đã đồng hành chăm lo cho các lực lượng vũ trang, cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân ngày đêm bám biển. Trong đó, nhiều trường học ngoài đóng góp vật chất còn hưởng ứng sôi nổi các cuộc vận động như “Viết thư gửi lính đảo Trường Sa”. “Vì biển đảo thân yêu”, “Em yêu biển, đảo Việt Nam”…
Bà Triệu Lệ Khánh: “Tình cảm của nhân dân TP.HCM dành cho biển, đảo quê hương là rất lớn”. Ảnh: HỒNG MINH
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch MTTQ TP.HCM (đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý quỹ) cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, các tầng lớp nhân dân TP.HCM đã ủng hộ cho quỹ 32 tỉ đồng. Riêng trong năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 tại vùng biển của Việt Nam thì chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân TP.HCM đã ủng hộ hơn 20 tỉ đồng. “Qua đó có thể thấy tình cảm của nhân dân TP.HCM dành cho biên giới, biển đảo quê hương là rất lớn” – bà Khánh nói.
HỒNG MINH – LÊ THOA
Video đang HOT
Theo_PLO
Sơn La công bố chi tiết Đề án công trình 1.400 tỷ đồng
Tỉnh uỷ Sơn La vừa thông qua Đề cương chi tiết các dự án cụm công trình 1.400 tỷ gắn với tượng đài Bác Hồ.
Đề cương này khẳng định ý nghĩa của cụm công trình thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc khu vực Tây Bắc nói chung; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói riêng đối với tình cảm to lớn mà Bác Hồ đã dành cho đồng bào Tây Bắc.
Đây là công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa và xã hội vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường của Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Sơn La - Tây Bắc.
Khi hoàn thành, công trình là "địa chỉ đỏ" về du lịch cho khách tham quan trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại, góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Khu vực hành chính tỉnh Sơn La được di dời để thi công tượng đài Bác Hồ và các công trình liên quan
Theo đó, tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với Quảng trường được xây dựng tại phường: Tô Hiệu, Chiềng Cơi và Quyết Thắng, Thành phố Sơn La.
Đây là vị trí thuộc trung tâm thành phố, gần các trục đường giao thông huyết mạch.
Theo Đề cương được Tỉnh uỷ Sơn La thông báo thì cụm công trình này bao gồm các dự án sau:
Thứ nhất là dự án Quảng trường (diện tích khoảng 3 ha): đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động chính trị- văn hóa của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La trong các ngày lễ lớn; đồng thời là nơi sinh hoạt cộng đồng thường xuyên của nhân dân, nhất là nhân dân thành phố Sơn La.
Thứ 2 là nhóm tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài (diện tích khoảng 0,27 ha). Trong đó tượng đài Bác Hồ có quy mô nhóm A2, được xác định tùy theo tác phẩm nghệ thuật qua các bước thi tuyển và phải thỏa mãn sự phù hợp với không gian quảng trường.
Chất liệu tượng đài được sử dụng bằng chất liệu phù hợp với nghệ thuật tạo hình, có tính bền vững dài lâu dưới tác động của thiên nhiên. Chân dung Bác Hồ được thể hiện vào thời gian năm 1959, là thời gian Bác về thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La (hiện nay đang trình phương án mẫu phác thảo tượng đài bước 1 xin ý kiến Hội đồng nghệ thuật).
Thứ 3 là dự án Đền thờ Bác Hồ đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,32 ha là nơi dâng hương, được quy hoạch ở bên trái của tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc".
Thứ 4 là Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ (đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 0,29 ha) là nơi dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Thứ 5 là dự án Bảo tàng tổng hợp (đặt trong khuôn viên, diện tích khoảng 1 ha), trong đó có nội dung về Chủ tịch Hồ Chí Minh và lưu giữ, trưng bày các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Sơn La.
Ngoài ra, còn có các hạng mục khác: Đường giao thông nội bộ trong khu vực Quảng trường; Đồi cảnh quan (diện tích 2,1 ha): Phía sau Tượng đài và đền thờ Bác Hồ; Vườn hoa hai bên sân Quảng trường (tổng diện tích 2,24 ha) tạo không gian cảnh quan; Khu ao cá Bác Hồ - vườn hoa ban (diện tích 2,24 ha), khu vực ao là di tích quan trọng gắn liền với lịch sử Nhà ngục Sơn La, nơi các chiến sỹ cách mạng bị tù đày. Tôn tạo khu vực này vừa bảo vệ, lưu giữ di tích lịch sử, vừa tạo cảnh quan cho khuôn viên sinh hoạt chung trong tổng thể khu quảng trường.
Về phương án đảm bảo nguồn vốn và hình thức đầu tư, đề cương cho biết, theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là bước thông qua đề án với khái toán dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng cho tất cả các hạng mục.
Trong đó khái toán mức đầu tư cho nội dung xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc khoảng 200 tỷ đồng và được phân kỳ đầu tư theo quy định.
M.Hà
Theo_Người Đưa Tin
Thanh niên TP.HCM sẵn sàng lên đường nhập ngũ Chiều 7-9, hơn 500 thanh niên quận Bình Tân đã tham gia hội trại Tòng quân tiễn thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 2 năm 2015 (trong đó có 214 thanh niên chính thức) lên đường nhập ngũ. Hội trại do UBND quận, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự quận, Ban chỉ huy quân sự quận cùng với Ban thường...