32 cụ già, thanh thiếu niên và tiếng “Không biết” gan vàng dạ sắt
Giặc bắt các cụ tra hỏi: “Việt Minh ở đâu?”. Cụ nào cũng lắc đầu nói “ không biết”. Giặc tra tấn, các cụ cũng chỉ nói: “Không biết”. Để khủng bố tinh thần, giặc giết một cụ rồi lại hỏi. Các cụ vẫn cứ nói không biết. Giặc giết hết 25 cụ. Một cụ còn lại thét lên: “Tao không biết”
Trong trận càn của thực dân Pháp vào làng Đức Bản, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân ( Hà Nam), hơn 5.000 tên lính địch đã không thể khuất phục được mấy chục người dân, 32 người đã bị giết. Họ đã hy sinh để bảo vệ cán bộ cách mạng, bảo vệ căn cứ bí mật.
Vào những năm từ 1950 – 1954 trong kháng chiến chống thực dân Pháp, làng Đức Bản, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân là nơi bí mật chứa vũ khí từ vùng tự do, Liên khu 3 chuyển về để đưa sang Tả Ngạn sông Hồng và ngược lại, chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men ra vùng tự do.
Ở Đức Bản lúc này cũng chính là căn cứ địa cách mạng, nơi này có 175 hộ gia đình đều đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, có nhà đào tới 6 hầm, đã có 20 gia đình nuôi và bảo vệ các cơ quan, đơn vị kháng chiến.
Ông Nguyễn Trọng Khước, thôn Đức Bản Ngoại, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân kể lại sự việc
Chính vì là cứ điểm quan trọng nên Đức Bản luôn phải căng mình chống chọi những trận oanh tạc của địch. Sau hàng loạt thất bại trên chiến trường, nhất là chiến dịch tấn công Hòa Bình vào tháng 11/1951. Thực dân Pháp rút chạy về càn quét đồng bằng nhằm đẩy bộ đội chủ lực của ta ra khỏi địa bàn đang đứng chân; phá khu du kích hòng tiêu diệt lực lượng vũ trang để gỡ thế bị bao vây, củng cố thế chiếm đóng, tiếp tục vơ vét của cải, càn bắt thanh niên để bổ sung số quân đang bị thiếu hụt và liên tục mở 20 trận càn lớn nhỏ khắp nơi.
Thà chết chứ không chịu khai ra cán bộ cách mạng
Tháng 3/1952 thực dân Pháp mở trận càn mang tên chiến dịch Amphibi trên đất Hà Nam. Ngày 15/3/1952 thực dân Pháp ùa vào làng Đức Bản nơi toàn bộ các gia đình đều đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Thời điểm này, trong làng Đức Bản có gần 200 thương binh và gần 200 cán bộ đang ẩn nấp.
Sáng ngày 15/3/1952, gần 5.000 tên địch bắt đầu tiến vào làng Đức Bản, chúng gặp ai cũng bắt giữ lại, sau đó chúng dồn tất cả mấy chục người dân về một nơi, bắt tách nhóm giữa phụ nữ và đàn ông ra. Phía đàn ông có 32 người chủ yếu là những cụ già yếu ớt và mấy người thanh thiếu niên trẻ tuổi.
Ban đầu, chúng nịnh bợ cho các cụ già thuốc lá, trẻ nhỏ thì cho kẹo để khai ra hầm bí mật nơi cán bộ, thương binh, quân du kích đang trú ẩn, nhưng mọi người đều lắc đầu không khai. Chúng bắt đầu đánh đập, tra tấn, bắt giết nhưng mọi người đều nói “không biết”.
Ông Nguyễn Trọng Khước (84 tuổi), thôn Đức Bản Ngoại, xã Nhân Nghĩa cho biết: “Lúc đấy tôi 18 tuổi, hôm xảy ra sự việc tôi cũng mới đi học ở Bình Lục về, lúc này tôi đóng giả thành phụ nữ, cõng em gái tôi đến nơi quân địch tra tấn các cụ.
Chiếc hầm nổi cất giấu vũ khí của quân ta tại đình làng Đức Bản
Sau khi tra khảo không được nơi cất giấu cán bộ, quân địch rút quân về cống Nha, bắt đi 4 cụ gồm: Cụ Thức, cụ Tục, cụ Nghĩa, cụ Hoạch. Chiều 15/3 mấy chục tên lính da đen hung hãn kéo ra Đức Bản tiếp tục truy hỏi người dân: “Việt Minh ở đâu?”. Mọi người đều trả lời: “Không biết!”. Chúng đánh đập, bắn giết các cụ già, hãm hiếp phụ nữ.
Video đang HOT
Đến nhà bà Chác, chúng dồn dân lại, lôi các cụ ông và em nhỏ vào nhà ông Dụ bắt ngồi thành hàng rồi điên cuồng dùng súng liên thanh bắn hết loạt đạn này đến loạt đạn khác. Sau khi giết xong chúng còn đi giày đinh lên xem còn ai sống sót không rồi phủ rơm lên đốt”.
Ông Khước chỉ gốc cây đa ở đình làng Đức Bản nơi có hầm cất giấu cán bộ
Thực dân Pháp tiếp tục lùng sục khắp nơi để tìm nơi ẩn náu của cán bộ, nhưng không thấy, trong cơn điên cuồng, giặc dồn tiếp các cụ ông đến nhà ông Cao Văn Hồng. Trên đường đi tới nhà ông Hồng, quân giặc tiếp tục đánh đập dã man các cụ. Nhưng các cụ vẫn không khai báo, còn nói vớ thực dân Pháp: “Chúng tao sẵn sàng chết để nước nhà được độc lập. Chúng tao chết để bộ đội sống giết chết bọn mày!”.
Ngày 16/3/1952, giặc Pháp rút khỏi Nhân Nghĩa đem theo cả bọn lính cống Nha. Tội ác của thực dân Pháp không những không làm nhân dân Đức Bản nhụt chí kháng chiến, ngược lại còn hun đúc thêm lòng căm thù, ý chí chiến đấu để tiếp tục chặng đường đấu tranh giải phóng quê hương.
Bài báo “Không biết” của Bác Hồ ca ngợi Đức Bản
Vào ngày 2/7/1954, trên trên tờ Báo Cứu quốc, bất ngờ xuất hiện bài báo của Bác Hồ mang tiêu đề “Không biết”. Trong đó có nhắc đến vụ việc ở Hà Nam, nhưng Bác Hồ không nêu địa danh cụ thể, có thể vì yêu cầu bí mật.
Bài báo “Không biết” trên Báo Cứu Quốc của Bác Hồ (ảnh tư liệu)
“Nhân dân ta mỗi người tùy theo năng lực của mình mà ai cũng tham gia kháng chiến. Người thì cầm súng đánh giặc. Người thì đi dân công. Người thì lo tăng gia sản xuất để cung cấp cho bộ đội. Người thì lo làm cổ động tuyên truyền… Việc làm khác nhau nhưng đều phụng sự Tổ quốc, phụng sự kháng chiến. Cũng có người chỉ nói hai tiếng “không biết” mà cũng có công như tham gia đánh giặc, có công với nước với dân.
Cuối năm ngoái, giặc càn quét ở Hà Nam, khi chúng đến làng A, nhân dân đã tản cư, bộ đội đã mai phục lính. Chỉ còn các cụ. Giặc bắt các cụ tra hỏi: “Việt Minh ở đâu?”. Cụ nào cũng lắc đầu nói “không biết”. Giặc tra tấn, các cụ cũng chỉ nói: “Không biết”. Để khủng bố tinh thần, giặc giết một cụ rồi lại hỏi. Các cụ vẫn cứ nói không biết. Giặc giết hết 25 cụ. Một cụ còn lại thét lên: “Tao không biết” rồi chửi thẳng vào mặt chúng. Tuy rất vắn tắt, hai tiếng “không biết” ấy đã tỏ rõ tấm lòng nồng nàn yêu nước và gan vàng dạ sắt của các cụ. Nó là đại biểu cho ý chí quật cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. Hai tiếng không biết ấy đã làm cho “trời đất phải kinh, quỷ thần phải khóc”, nó đã cứu sống nhiều chiến sĩ ta vừa đưa nhiều giặc đến chỗ chết. Liền sau đó thì giặc bị đánh úp và thất bại to. Hai tiếng “không biết” kia còn nêu cao tấm gương hy sinh anh dũng để giữ bí mật cho cán bộ ta. Cái gương bí mật mà mọi người Việt Nam phải noi theo”.
Phần mộ của 32 cụ già và thanh thiếu niên Đức Bản trong vụ thảm sát của thực dân Pháp
Hơn 60 năm đã trôi qua, Đức Bản giờ đây đã thay da đổi thịt, nhưng sự kiện bi hùng năm nào vẫn còn được người dân nhắc đến, họ luôn kể lại cho con cháu nghe về niềm tự hào của làng. Ấy vậy mà, cứ đến ngày 15/3 hàng năm, nhà dân nào cũng làm mâm cơm cúng, người dân Đức Bản gọi là “giỗ trận”.
Chính phủ đã truy tặng “Huân chương kháng chiến hạng Ba” và suy tôn liệt sỹ cho 32 cụ già và thanh thiếu niên thôn Đức Bản. Đồng thời, tặng bằng khen cho những gia đình Đức Bản đã đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Đức Văn
Theo Dantri
Gặp lại Bác kính yêu trong một triệu phút lịch sử của thế giới
Mới đây, hơn một triệu phút phim tài liệu quý giá đã vừa được đăng tải rộng lãi lên mạng thông qua trang YouTube. Trong đó có cả những thước phim ghi lại những chuyến công du của Bác Hồ ở nước ngoài.
Những thước phim này lần đầu tiên được chia sẻ rộng rãi trên mạng thông qua trang YouTube để đông đảo người dùng Internet trên khắp thế giới có thể xem lại những thước phim chân thực về những nhân vật - sự kiện nổi bật trong lịch sử nhân loại 120 năm qua.
Những thước phim này được thực hiện từ năm 1895 trở lại đây, trước đó, hãng thông tấn Associated Press (AP) và hãng phim thời sự British Movietone đã nắm quyền sở hữu đối với những thước phim quý này.
Bác Hồđến thăm nước Đức năm 1957
Trong video clip giới thiệu của tài khoản British Movietone trên trang YouTube - một clip giới thiệu sơ lược về kế hoạch công bố hơn một triệu phút phim tài liệu - người xem có thể thấy hàng loạt những hình ảnh về những nhân vật - sự kiện nổi bật trong hơn một thế kỷ qua.
Trong đó, có hình ảnh Bác Hồ xuất hiện ở ngay những giây đầu, hình ảnh lấy từ một clip ghi lại chuyến công du nước ngoài của Bác.
Sau đó, cũng trong đoạn video clip giới thiệu này, người xem còn thấy thoáng qua những gương mặt chính trị gia nổi tiếng khác như hai cố Thủ tướng Anh - ông Winston Churchill và bà Margaret Thatcher, cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, cựu Chủ tịch Cuba - Fidel Castro, nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King, hay những phụ nữ nổi tiếng thế giới như Nữ hoàng Anh Elizabeth II, công nương Anh Diana, cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jacqueline Kennedy...
Bác Hồ đến thăm nước Đức năm 1957
Một triệu phút phim tư liệu này bao quát những lĩnh vực đa dạng như chính trị - lịch sử, văn hóa - thể thao, khoa học - đời sống... Hãng thông tấn AP khẳng định rằng hơn 550.000 video được thực hiện từ năm 1895 trở lại đây đã, đang và sẽ được đăng tải hoàn toàn miễn phí lên trang YouTube thông qua tài khoản British Movietone.
Những thước phim lịch sử này được đăng tải rộng rãi với mục đích phục vụ cộng đồng với niềm tin rằng những hình ảnh tư liệu này sẽ rất quý giá đối với công việc học tập - nghiên cứu.
Việc có được những thước phim lịch sử đa dạng ở nhiều lĩnh vực đời sống và khái quát gần như toàn bộ những sự kiện nổi bật trên thế giới trong vòng một thế kỷ qua sẽ giúp ích cho rất nhiều người.
Theo AP, những thước phim mới được cung cấp rộng rãi này không khác gì một cuốn bách khoa toàn thư bằng hình ảnh mà người dùng Internet có thể tùy ý lựa chọn xem những gì mình thích, từ đó có được một góc nhìn độc đáo về những giây phút quan trọng trong lịch sử hiện đại.
Bác Hồ đến thăm Ấn Độ năm 1958
Hơn một triệu phút phim tài liệu này gần như đã khái quát tất cả các sự kiện quan trọng trong lịch sử hiện đại, những sự kiện - nhân vật đã góp phần hình thành nên thế giới hôm nay.
Bà Alwyn Lindsey - giám đốc Kho lữu trữ Quốc tế của AP chia sẻ: "Tại AP, chúng tôi đã luôn kinh ngạc trước những điều thú vị mà những thước phim này đưa lại, việc đưa những thước phim này đến với đông đảo người dùng Internet trên khắp thế giới sẽ giúp công chúng lần đầu tiên có thể nhìn thấy lại những giây phút lịch sử ấn tượng nhất theo một cách đơn giản nhất".
Bác Hồ đến thăm Rumani năm 1957
Bích Ngọc
Theo Dantri/Daily Mail
Cần Thơ: Mất mạng vì chê chồng không biết nhậu Nhắm mình nhậu không nổi nữa, Trung lăn ra giữa nhà ngủ vì đã quá mệt. Thấy vậy, người vợ đến giục chồng dậy và bảo: "Nếu ông nhậu không nổi thì ngồi dậy giữ con để tôi nhậu tiếp". Nghe vợ nói thế, Trung nổi giận vì cho rằng mình bị bẽ mặt với mọi người. Trong một phút thiếu kiềm chế,...