31 tác dụng ‘thần tiên’ của sữa mẹ
Sữa mẹ có những tác dụng cực hấp dẫn trong việc thay thế thuốc, thực phẩm hay mỹ phẩm.
Sữa mẹ ngày nay không còn chỉ đơn thuần là để cho trẻ sơ sinh ăn. Theo như tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà khoa học và đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, sữa mẹ thậm chí còn có thể thay thế mỹ phẩm hay thuốc rất công hiệu. Phải thừa nhận rằng, sữa mẹ quả là một siêu thực phẩm “hiếm có khó tìm” mà không loại sữa nào có thể thay thế được.
Xin tặng mẹ danh sách 31 tác dụng cực bất ngờ của sữa mẹ
Sữa mẹ có thể làm thuốc cho trẻ
1. Trị hăm cho bé: Tốt hơn bất cứ một loại kem hăm hay phấn rôm nào, mẹ chỉ cần bôi sữa mẹ vào vết hăm trên mông bé, để khô tự nhiên và chờ vết hăm đỏ biến mất.
2. Ngăn ngừa vết hăm: Nếu trẻ thường xuyên bị hăm ở một vị trí nhất đinh. Mẹ có thể phòng tránh trước việc hăm tã của con bằng càng đổ một ít sữa mẹ lên khu vực trẻ dễ bị hăm ở tã bỉm trước khi mặc cho bé.
3. Trị mụn và chàm sữa ở trẻ nhỏ: Massage sữa mẹ hàng ngày lên vùng da bị mụn của trẻ sẽ khiến những nốt mụn “đáng ghét” nhanh chóng tiêu biến.
4. Trị “cứt trâu” ở đầu: Ngày nay, hiếm trẻ bị bệnh “cứt trâu” ở đầu như ngày xưa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, mẹ có thể xoa sữa mẹ lên đầu bé cũng sẽ giúp bong những mảng vảy bám nhanh chóng.
5. Đem tặng những trẻ khác: Sữa mẹ không chỉ để nuôi con mình. Trên thế giới, người ta đã lập ra rất nhiều những ngân hàng sữa mẹ sạch để quyên góp và đem tặng như thuốc cho những em bé không may mồ côi mẹ hoặc mẹ mất sữa. Ở Việt Nam, phong trào trữ sữa và cho sữa mẹ cũng đang khá phổ biến. Tuy nhiên nguồn sữa và chất lượng sữa mới chỉ dừng ở mức tin tưởng nhau.
6. Giảm đau: Các endorphin trong sữa mẹ thực sự có thể làm giảm cảm giác đau của bé. Vì vậy, mẹ hãy cho con bú bất cứ khi nào bé bị đau hay khó chịu trong người.
7. Chữa bệnh nhiễm trùng tai: Tiến sĩ Mecola thuộc Trung tâm nghiên cứu Nam California cho biết, chỉ cần vài giọt sữa mẹ nhỏ vào ống tai trẻ trong vòng từ 24-48 giờ sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh nhiễm trùng tai. Cách làm này an toàn và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
8. Ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ: Vì hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, các kháng thể có trong sữa mẹ sẽ là liều thuốc quí giá giúp bảo vệ bé khỏi cách bệnh truyền nhiễm thông thường. Danh sách bệnh bao gồm: nhiễm trùng tai, các bệnh về đường hô hấp dị ứng, rối loạn đường ruột, cảm lạnh, virus, tụ cầu khuẩn , nhiễm khuẩn ecoli, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp chưa thành niên, ung thư ở trẻ em, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn salmonella, Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh …
9. “Thuốc” giúp trẻ ngủ ngon: Các chất Nucleotides trong sữa mẹ thực sự giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
10. Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn cũng rất tốt nếu mẹ bảo quản được sạch và xịt theo dạng phun sương vào mũi trẻ.
11. Dùng thay thuốc nhỏ mắt cho trẻ: Tuy chưa có nghiên cứu về tác dụng thật sự của sữa mẹ khi nhỏ vào mắt trẻ nhưng rất nhiều kinh nghiệm dân gian và phản hồi từ các chị em đã từng áp dụng cho thấy: Nhỏ sữa mẹ, nhất là sữa non vào mắt trẻ cũng giúp mắt bé sáng hơn, hết gèn mắt. Trong các nghiên cứu về tắc tuyến lệ của các chuyên gia nước ngoài, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy sữa mẹ có phần nào lợi đối với mắt trẻ.
Video đang HOT
12. Hạ sốt: Trẻ bị sốt rất cần được cung cấp đủ nước liên tục cơ thể. Hãy cho bé bú nhiều hơn khi con sốt. Sữa mẹ sẽ giúp hạ nhiệt và cung cấp kháng thể cho trẻ.
13. Giảm vết cắn, đốt của côn trùng: Bôi sữa mẹ vào vết sưng đỏ do muỗi đốt trên tay bé thực sự có tác dụng rất tốt. Các vệt muỗi đốt sẽ lặn đi nhanh chóng mà không để lại sẹo hay vết thâm cho bé
Sữa mẹ có nhiều tác dụng khiến mẹ “ngã ngửa” (ảnh minh họa)
Sữa mẹ có thể làm thuốc cho người lớn
14. Chữa nứt núm ti, nứt cổ gà: Đối với mẹ cho con bú bị đau, nứt núm ti, sữa mẹ thực sự có tác dụng làm lành nhanh chóng và giúp giảm bớt cơn đau buốt cực khó chịu của mẹ.
15. Ngăn ngừa bệnh tật: Phụ nữ cho con bú sẽ giảm thiểu ngua cơ mắc các bệnh ung thư vú và buồng trứng, viêm loét đại tràng, thiếu máu, lạc nội mạc tử cung …
16. Thuốc an thần cho mẹ: Các nội tiết tố sản sinh trong tuyến vú trong khi cho con bú cũng giúp giảm huyết áp người mẹ, giúp chị em trở nên bình tâm hơn và dễ ngủ hơn.
17. Đau họng: Xúc miệng bằng sữa mẹ cũng giúp chống lại bệnh viêm họng.
18. Kiểm soát sinh: Vô kinh khi cho con bú là hiện tượng vô kinh tự nhiên xảy ra khi người mẹ cho con bú hoàn toàn. Nói cách khác, tuy không phải là phương pháp tránh thai an toàn tuyệt đối nhưng cho con bú thực sự giúp mẹ kiểm soát việc sinh sản và giãn khoảng cách giữa các con.
19. Chữa bỏng hay cháy nắng: Xoa sữa mẹ lên vùng da bị bỏng, cháy nắng cũng giúp giảm đau xót và nhanh lành da.
20. Chữa bệnh ung thư: Các nhà khoa học đã tìm thấy trong sữa mẹ thành phần giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư được cho uống sữa mẹ hàng ngày có khả năng khỏi bệnh cao hơn và nhanh hơn.
Sữa mẹ làm mỹ phẩm
21. Sữa rửa mặt trị mụn hiệu quả: Dùng hỗn hợp sữa mẹ và dầu dừa trên một miếng bông mút và rửa mặt hàng ngày giúp xóa được mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và cả người lớn.
22. Xà phòng: Sữa mẹ được coi như một thành phần lý tưởng để sản xuất xà phòng vì nó chứa nhiều các axit amin, vitamin A, các protein cần thiết để dưỡng da. Sữa mẹ cũng rất giàu axit lactic giúp làm sạch và mềm da.
23. Nước tẩy trang: Nhỏ sữa mẹ vào một miếng bông mút cũng giúp xóa sạch lớp trang điểm trên gương mặt.
24. Dưỡng mắt: Nếu nhà bỗng dưng hết kem dưỡng mắt và dưa chuột đặp mắt thì mẹ có thể dùng sữa mẹ thay thế. Đắp hai miếng bông lạnh sữa mẹ lên mắt cùng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng mắt bị sưng hay thâm quầng.
25. Làm ẩm đôi môi nứt nẻ: Mùa đông đến khiến nhiều chị em &’kêu trời’ vì môi nứt nẻ. Hãy thoa nhẹ một chút sữa mẹ lên môi. Sữa mẹ có tác dụng làm mềm môi, dưỡng ẩm môi rất tốt.
26. Kem dưỡng da: Xin mách mẹ một công thức đắp mặt cực kì độc đáo và hiệu quả: Hỗn hợp sữa mẹ yến mạch mật ong sẽ giúp làm mềm và trắng da rất tốt. Mẹ cũng có thể dùng sữa mẹ để massage mặt và da cho em bé.
Sữa mẹ dùng làm mỹ phẩm vừa tốt lại an toàn (ảnh minh họa)
Sữa mẹ là thực phẩm tuyệt vời
27. Sữa chua: sữa chua làm từ sữa mẹ sẽ rất ngon và hấp dẫn. Mẹ có thể thử công thức này.
28. Váng sữa: để đông sữa mẹ và hớt phần váng đặc bên trên, cho bé ăn cùng kem tươi (whipping cream) cũng rất ngon. Mẹ có thể tham khảo công thức này.
29. Pho mát: Mẹ hoàn toàn có thể làm chua sữa và đóng bánh lấy pho mát tươi từ sữa mẹ. Công thức làm mẹ có thể tham khảo tại đây.
30. Trái cây trộn: Xắt nhỏ, nghiền mềm lại loại quả bơ, chuối, xoài hay dưa hấu trộn cùng sữa mẹ sẽ là món ngon tuyệt vời cho bé.
31. Hòa loãng đồ ăn cho bé: Nếu mẹ đang chuẩn bị món khoai tây nghiền hay cà rốt nghiền cho bé ăn dặm mà quá đặc. Đừng đổ nước. Hãy hòa vào hỗn hợp một ít sữa mẹ.
Theo Khampha
Lỗi tai hại sau sinh mổ khiến mẹ lâu phục hồi
Sau sinh mổ, chị em không nên nằm ngửa nhiều, lười tắm hay lười vận động.
Sinh mổ là một ca phẫu thuật không hề đơn giản vì vậy sau sinh mẹ cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi và tạo lối sống lành mạnh để có thể sớm phục hồi sau sinh. Dưới đây là danh sách những việc mẹ cần tránh sau sinh mổ.
Lười đi vệ sinh
Do đau đớn sau ca sinh mổ nên hầu hết các mẹ thường ngại đứng lên đi vệ sinh và còn sợ ảnh hưởng đến vết thương. Thậm chí có mẹ còn ngồi ăn uống, đi vệ sinh ngay trên giường bệnh. Trên thực tế, hành động này vô tình gây nguy hiểm cho sản phụ đấy. Ngồi quá nhiều và nín đi vệ sinh có thể khiến mẹ bị bí tiểu, táo bón thậm chí là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu mẹ bị táo bón và bệnh trĩ thì nguy cơ này càng cao hơn.
Bà mẹ sau sinh mổ thường được rút ống thông tiểu sau ca phẫu thuật khoảng 24 giờ và từ lúc đó nếu có nhu cầu mẹ nên đi vệ sinh hoặc nhờ người nhà dìu đi. Mẹ nên đi vệ sinh 3-4 giờ/lần. Nếu không thể đi tiểu được, mẹ nên thông báo với bác sĩ vì có thể bạn đã bị bí tiểu.
Ngại tắm
Mẹ đừng nghĩ rằng sau sinh mổ thì không được tắm rửa nhé. Việc tắm gội sau sinh là vô cùng quan trọng để tránh nhiễm trùng vết mổ. Sau sinh mổ 3 ngày là mẹ đã có thể tắm gội nhưng nên chú ý không nên ngâm mình trong bồn nước. Phải mất ít nhất là 1 tuần thì vết mổ lấy thai mới có thể khô dần và phải mất cả tháng mới có thể lành lại Vì vậy, khi mới sinh mổ, mẹ không nên ngâm mình trong bồn tắm bởi có thể sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vết mổ. Mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm để đảm bảo sao cho vết mổ được khô hoặc cách vệ sinh vết mổ khi tắm sao cho an toàn.
Chị em cũng cần biết thêm rằng, trong 4 tuần sau sinh, cổ tử cung mới dần dần đóng lại. Tắm bồn thời gian này cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm vùng chậu. Tốt hơn hết là mẹ nên dùng vòi hoa sen để xả trực tiếp khi tắm.
Đừng viện lý do vết mổ còn đau mà mẹ ngại tắm rửa. (ảnh minh họa)
Ăn nhiều thịt và cá
Dù vậy, khi mới sinh nở, bụng dạ chị em còn khá yếu nên trong tuần đầu không nên bồi bổ quá nhiều sẽ khiến thực phẩm lên men, gây đầy hơi. Tốt hơn hết, sau một tuần đầu, mẹ mới nên tẩm bổ thêm các thực phẩm từ cá, thịt, và các loại thực phẩm có lượng protein cao. Đồng thời mẹ sau sinh cũng nên hạn chế ăn dầu mỡ, uống cà phê, chè, rượu và các gia vị cay, nóng.Việc bổ sung dưỡng chất sau ca sinh mổ là cần thiết tuy nhiên các chuyên gia khoa sản luôn khuyên chị em chỉ nên ăn cháo loãng trong ngày đầu mới sinh. Khi đã trung tiện được thì mới có thể ăn các thực phẩm khác.
Mẹ cũng cần lưu ý không nên ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo vì có thể làm tăng hàm lượng chất béo đến sữa mẹ - không có lợi cho em bé.
Nằm ngửa
Sau ca sinh mổ khoảng 4-5 giờ, thuốc gây tê sẽ dần mất tác dụng khiến mẹ phải đối mặt với những cơn đau đớn. Nếu mẹ nằm ngửa lúc này sẽ làm tăng sự co thắt tử cung và khiến mẹ đau đớn hơn.
Tư thế nằm tốt nhất cho mẹ là nằm nghiêng so với giường một góc khoảng 20-30 độ, giường đệm êm và chắc chắn để hạn chế tối đa sự rung động đến vết mổ đẻ. Vị trí nằm này cũng khiến sản dịch trong cơ thể dễ dàng đi ra ngoài hơn nằm ngửa.
Người mẹ sau sinh mổ cũng cần lưu ý nằm sau cho thoải mái nhất với ống thông tiểu trong ngày đầu tiên. Mẹ cũng cần sử dụng băng vệ sinh thoải mái và massage tử cung thường xuyên để sản dịch sớm được đi ra ngoài. Mẹ sau sinh mổ cũng cần lưu ý chăm chỉ vận động từ 24 giờ. Mẹ cần bắt đầu ngồi dậy, đứng lên nhẹ nhàng và di chuyển những bước đi đầu tiên. Việc vận động này sẽ giúp sản dịch nhanh tống ra ngoài và tốt cho đường ruột.
Theo Khampha
Chữa lành vết thương từ các loại rau củ quả Những vết thương ngoài da lở loét hay cháy nắng cũng có thể dùng phương pháp dân gian sau để điều trị. Bắp chuối điều trị nhiễm trùng. Chất ethanol trong bắp chuối có tác dụng điều trị nhiễm trùng, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Bắp chuối cũng giúp chữa lành vết thương. Theo một nghiên cứu, chiết...