31 người Trung Quốc bị bắt vì khai khoáng trái phép ở Zambia
Zambia thông báo bắt giữ 31 người Trung Quốc vì khai khoáng trái phép tại vành đai đồng của quốc gia châu Phi này.
Công nhân tại một mỏ đồng ở Chingola, Zambia. Ảnh minh họa: New York Times
Vụ trưởng Vụ châu Phi thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Tùng Thiêm cuối ngày 4/6 cho biết Bắc Kinh hiểu và ủng hộ hành động ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép tại Zambia, Reuters hôm nay đưa tin.
Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng Zambia không cung cấp đủ bằng chứng cần thiết để cấu thành tội phạm đối với 31 công dân Trung Quốc. Họ còn bắt giữ cả một phụ nữ mang thai cùng hai người bị bệnh sốt rét.
Video đang HOT
Bắc Kinh “bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối hành động này”, ông Lâm nói, đồng thời thêm rằng Trung Quốc hy vọng Zambia có thể giải quyết vụ việc hợp lý và sớm nhất có thể để trả tự do cho những người vô tội.
Các công ty Trung Quốc đã đầu tư hơn một tỷ USD vào những mỏ đồng ở Zambia, song bất đồng xảy ra khi nhiều công nhân Zambia cáo buộc công ty Trung Quốc bóc lột lao động và trả công không tương xứng.
Năm 2012, các công nhân tại một mỏ than ở Zambia giết chết một quản lý người Trung Quốc và làm bị thương những người khác vì tranh chấp liên quan đến vấn đề trả lương. Hai năm trước đó, hai quản lý người Trung Quốc cũng bị khởi tố với cáo buộc cố ý giết người khi bắn 13 thợ mỏ cũng ở mỏ than nói trên.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc chấm điểm từng người dân để sàng lọc 'công dân yếu kém'
Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai một hệ thống chấm điểm uy tín công dân vào năm 2020.
Tất cả những vi phạm luật lệ giao sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân Trung Quốc. Ảnh: AP
Dựa trên mức điểm đánh giá, hệ thống này sẽ sàng lọc ra "những công dân yếu kém", AFR Weekend đưa tin.
Một số thành phố ở Trung Quốc như Thượng Hải và Hàng Châu đã triển khai hệ thống điện tử đánh giá thái độ và hành vi khi tham gia giao thông của người dân. Tất cả những vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ, chở hàng quá tải hoặc không có bằng lái xe sẽ được tính vào số điểm uy tín của mỗi công dân.
Cô Chen Li tại thành phố Hàng Châu, trốn mua vé tàu cho con, không những phải nộp phạt mà còn bị hạ điểm trong "hệ thống đánh giá uy tín công dân". Việc bị hạ điểm sẽ khiến cô Chen khó có thể vay tiền ngân hàng hoặc tìm việc làm hơn trong tương lai, theo Wall Street Journal.
Với mục đích "khuyến khích sự tin tưởng (trong xã hội)", hệ thống này, tính điểm dựa vào đánh giá hành vi đạo đức, xã hội và năng lực tài chính của người dân, sẽ thu thập những thông tin như trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoài ra còn theo dõi hoạt động trên mạng của từng cá nhân từ máy tính và điện thoại thông minh.
"Những người chơi trò chơi điện tử 10 tiếng một ngày sẽ bị coi là lười nhác; hoặc dựa vào tần suất mua bỉm cho trẻ con của một người, có thể biết người đó đang làm bố mẹ, những đối tượng được đánh giá cư xử có trách nhiệm", Li Yingyun, giám đốc công nghệ chương trình chấm điểm uy tín cá nhân của trang Alibaba, nói với tạp chí Caixin.
"Chính quyền cho rằng hệ thống chấm điểm tín nhiệm là thuốc chữa bách bệnh, khiến người dân tuân thủ luật pháp hơn" theo Li Zhaohui, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội ở Thâm Quyến.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc tin rằng hệ thống này sẽ giúp cải thiện trật tự xã hội thông qua việc tăng cường giám sát của các cơ quan nhà nước nhưng nhiều người lo ngại việc thu thập thông tin cá nhân sẽ hạn chế quyền tự do của công dân.
An Hồng
Theo VNE
Cứu hơn 500 người trên Địa Trung Hải Trong hai ngày 6 và 7-5, lực lượng cứu nạn Tây Ban Nha cứu hơn 500 người di cư khi họ đang cố vượt Địa Trung Hải để vào châu Âu. Nhân viên của Proactiva Open Arms đang cứu giúp người tị nạn trên Địa Trung Hải hôm 6-4-2017 - Ảnh: AP Theo Proactiva Open Arms - một tổ chức phi chính phủ...